Vòng xoáy tín dụng đen và những chiêu trò ma thuật
Khi những vụ đâm chém tranh dành địa bàn bảo kê “thưa dần”, giới giang hồ trên đất Sài Thành đang “đổ bộ” sang tín dụng đen. Hàng loạt các băng nhóm từ miền Bắc đã Nam tiến lập nghiệp với vố số những đường dây cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê đẩy nhiều người lâm cảnh cùng đường.
Tín dụng đen bủa vây
Nếu như trước đây người đi đường thường thấy hình ảnh “đập” ngay vào mắt là những tờ rơi về dịch vụ “hút hầm cầu” dán kín cột điện, tường rào thì nay được thay thế bằng các loại hình cho vay tín dụng với lời quảng bá không thể hấp dẫn hơn như: “cho vay nhanh, thủ tục đơn giản, không cần thế chấp, lãi suất ưu đãi…”.
Thậm chí tại các ngã tư khi dừng đèn đỏ, người dân còn được đội ngũ phát tờ rơi nhét tận tay, dúi vào xe thông tin về các hoạt động cho vay “nhanh – gọn – lẹ”. Và nếu tìm kiếm trên google.com với từ khoá “vay nóng” thì chỉ 0.3 giây đã cho ra hơn 2 triệu kết quả.
Những thông tin “cho vay tiền nhanh” được dán vào mọi ngõ ngách, bấm số gọi là được phục vụ tận nơi. Thủ tục vay khá đơn giản, chỉ cần xác minh được địa điểm người vay cư ngụ, nơi làm việc là được “giải ngân” ngay.
Những tờ rơi kêu gọi cho vay vốn được dán khắp nơi, kín cả tủ điện
Số tiền cho vay giao động từ 1 triệu đến cả trăm triệu tùy vào từng trường hợp và vị trí xã hội. Nhiều chỗ cho vay còn tìm đến tận các khu trọ của công nhân để phát tờ rơi và tư vấn tận tình cách vay. Tuy nhiên, họ khá mập mờ khi nói đến vấn đề lãi suất để người vay không cảnh giác.
“Ngày nào chả có nhân viên vào đây tư vấn vay, tôi không có nhu cầu mà họ cứ nói xin 5 phút để tư vấn rồi có khi ngồi cả 30 phút. Tôi nói tôi không vay thì họ lại xin số điện thoại và để lại tờ rơi. Họ nói chỉ cần tôi đồng ý vay thì họ sẽ cho nhân viên xuống làm thủ tục và giải ngân ngay. Tôi nói tôi là công nhân, thu nhập bấp bênh và không có hộ khẩu ở đây thì họ nói là được hết”, anh Tú (làm công nhân tại quận Thủ Đức) chia sẻ.
Nhiều người từng là nạn nhân của tín dụng đen cho biết, ai gặp lúc khó khăn sẽ thoát khỏi “vòng kim cô” của dịch vụ này. Sinh viên, công nhân, nông dân, buôn thúng bán bưng và ngay cả người bệnh sắp chết, ai có nhu cầu đều được đáp ứng. Chỉ cần cho biết địa chỉ nhà, trường học, nơi ở trọ rồi muốn vay bao nhiêu cũng được. Dễ đến mức chỉ cần “Alô là có tiền,” bất cứ nơi đâu, chỗ nào, ngoài đường, hè phố hay cổng trường đại học.
Những lời đường mật như cho vay lãi suất cực thấp, không thu phí, thủ tục đơn giản…khiến nhiều người tin và rơi vào vòng xoáy tín dụng đen
“Có vay, có trả” như một quy luật bất thành văn mà giới tín dụng đen đặt ra. Những người cùng đường, cần vốn làm ăn nhưng không thể tiếp cận vốn ngân hàng nên đã tim đên tin dung đen vay nóng để rồi sau đo không ít gia đình đã tan nhà nat cửa trong khi thời gian ngắn số tiền gốc lẫn lãi tăng gấp nhiều lần và mất khả năng chi trả.
Trở thành con nợ không lối thoát!
Tại TPHCM hiện có nhiều băng nhóm tín dụng đen đang hoạt động rầm rộ, len lỏi khắp nơi với những chiêu bài giăng ra để đưa nạn nhân vào tròng. “Nếu ai đã trót vay tiền của dân xã hội thì đường nào cũng chết, chúng có nhiều cách để “hút máu” đến cạn kiệt và trở thành con nợ không lối thoát”, anh Trần Văn H. (quê Quảng Trị, công nhân trong KCN Tân Bình, quận Tân Phú) xót xa nói.
Anh H. kể: “Những ngày đầu bước vào Sài Gòn nhưng công việc chưa ổn định, con nhỏ ở quê bị bệnh, ra cổng nhà trọ tôi thấy mảnh giấy dán trên cột điện quảng cáo dịch vụ cho vay tiền, thủ tục nhanh gọn và đặc biệt không cần thế chấp. Vì tôi mới vào Nam làm công nhân thì lấy gì mà cầm cố nên đánh liều gọi thử”.
Video đang HOT
Sau cuộc gọi, anh H. được người đầu dây bên kia hướng dẫn đến địa chỉ tại đường Vườn Lài (quận Tân Phú) để làm thủ tục. Để vay được 20 triệu đồng, anh H. phải để lại CMND, bằng lái xe máy, địa chỉ nơi trọ, nơi làm việc và chụp ảnh sổ hộ khẩu ở quê. Lãi suất mà anh H. phải gánh là 21%/tháng (255%/năm)
Tờ rơi cho vay tiền “bủa vây” trước trụ sở cơ quan công quyền
Mặc dù mỗi tháng nhận lương đều trả tiền lãi đều đặn nhưng trong vòng gần 1 năm, số tiền nợ gốc ban đầu nhanh chóng bị nâng lên gấp đôi, gấp ba. Bị “khủng bố” liên tục, anh H. phải bán chiếc xe máy để đóng tiền lãi. “Lúc đầu nghĩ đơn giản nhưng khi dính vào rồi thì trở thành con nợ không lối thoát. Lãi mẹ đẻ lãi còn rồi đủ thứ phí, kiểu này chắc tôi phải bán mảnh đất ở quê để trả nợ cho họ thì mới được yên thân. Chứ sống trong cảnh bị đe doạ, khủng bố không thể chịu nổi”, anh H. chia sẻ.
Tương tự là trường hợp của Đ.(sinh viên một trường đại học tại TP.HCM), do cần tiền trang trải cuộc sống, Đ. quyết định “vay nóng” tín dụng đen. Tuy nhà ở tỉnh lẻ, không có hộ khẩu TP.HCM, không có tạm trú, nhưng Q. vẫn được giới “anh em xã hội” cho vay số tiền 5 triệu đồng. Đổi lại Đ. phải để lại CMND, bằng lái xe, thẻ sinh viên. Trong vòng 4 tháng, tổng số tiền mà Đ. phải trả dứt điểm lên đến 32 triệu đồng. Đến nay, dù đã thoát được khỏi cảnh nợ “tín dụng đen”, nhưng Đ. vẫn không quên những nỗi ám ảnh suốt thời gian “vay nóng”.
B. “Trưởng”, một đại ca từng có thời gian cầm trùm đường dây cho vay nặng lãi tại Sài Gòn hé lộ, giang hồ cho vay rất đơn giản. Nếu vay trả góp theo ngày thì dưới 5 triệu đồng phải thế chấp CMND, lãi suất 20%, dân cho vay lấy trước 10 ngày tiền góp, vay hàng chục triệu đồng thì phải thế giấy tờ xe, nhà đất. Còn vay “đứng” thì người vay phải chịu mức lãi suất 30 – 45%, tùy nhóm cho vay và phải đóng lãi trước nửa hay 1 tháng.
Để minh chứng cho việc vay lãi “cắt cổ”, B. “Trưởng” lấy ví vụ: “Nếu người vay 1 triệu đồng phải góp 350 ngàn đồng/ngày, gồm 300 ngàn nợ gốc và 50 ngàn đồng/lãi, được cho là lãi suất mềm 15%/tháng. Về sau, nợ gốc giảm dần, nhưng người vay phải trả 50 ngàn đồng/ngày/1 triệu, nếu tính ra thì lãi suất về sau rất khủng khiếp”.
Theo B. “Trưởng”, để điều hành đường dây tín dụng đen hiệu quả, ít bị cơ quan chức năng “sờ gáy” thì quân số phải chia làm hai nhóm. Nhóm trực tiếp cho vay là những người có lích lịch “sạch”, nhìn tử tế. Nhóm còn lại là chuyên dùng để đòi nợ, nhóm này quy tụ những người xăm trổ có máu mặt.
Tờ giấy vay tiền khiến nhiều con nợ lâm vào cảnh khốn cùng
“Khi con nợ chây ỳ, ban đầu chủ vay cho giang hồ xăm trổ tìm đến nói chuyện nhẹ nhàng. Không thấy con nợ chuyển biến thì bắt đầu nhóm giang hồ nhắn tin, gọi điện liên tục, bất kể ngày đêm. Bước tiếp theo là bắn tin dọa lấy tay, đâm chém, dọa giết rồi tạt mắm tôm, chất thải vào nhà, đâm chém thật sự người trong gia đình bị thương tích…như vậy con nợ có chạy đằng trời cũng phải trả tiền”, B. “Trưởng” tiết lộ.
Một tay đại ca chủ nợ ở khu vực ngã tư An Sương còn tuyên bố: “Chúng tôi có cách săn lùng con nợ mà không có ngân hàng nào có thể làm được, nó hiệu quả đến mức không một con nợ nào xù nợ được khi chúng tôi đã nắm được nơi ăn, chốn ở, chỗ làm việc học hành. Có mà chạy đằng trời khi quân của tôi theo sát con nợ đến từng phút từng giây, máy điện thoại của con nợ sẽ reo suốt ngày. Ra đường thì luôn có người bám theo, nếu cần thì cho nạn nhân một trận bầm dập cho đến khi nó nôn ra tiền mới thôi”.
Còn tiếp…
Nhóm PV
Theo Dantri
Tín dụng đen "vươn vòi bạch tuộc" từ Bắc vào Nam
Lãi suất cho vay cắt cổ, đòi nợ, xiết nợ theo kiểu "xã hội đen", nhiều băng nhóm cho vay nặng lãi từ phía Bắc vươn vòi vào tận miền Tây để hoạt động với nhiều thủ đoạn... mà đơn giản và ngang nhiên nhất là phát tờ rơi.
Trước tình hình băng nhóm cho vay nặng lãi lộng hành, lãnh đạo công an một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để tuyên chiến với vấn nạn này; nhằm đem lại bình yên cho người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Cho vay "nóng"... trá hình từ Bắc vào Nam
Nhóm thanh niên hoạt động cho vay nặng lãi bị Công an TP.Cần Thơ bắt giữ vào ngày 12.5. CACC
Trước đây, tôi có vay 20 triệu đồng (vay giùm cho đứa con gái) và nhân viên của công ty cho vay đến nhà nói chỉ đóng hơn 1,9 triệu đồng/tháng. Do nhân viên hướng dẫn vay nói thủ tục đơn giản hơn vay ngân hàng, mọi giấy tờ đều do họ làm hết nên tôi đã đồng ý. Không ngờ, thời gian sau đó, con tôi vô tình đọc hợp đồng mới phát hiện là lãi cao gấp 10 lần của Nhà nước, tiền vay và lãi tổng cộng lên đến hơn 20 triệu đồng...", chị L.T.M (Rồng Giềng, Kiên Giang) chia sẻ.
Ngày 21.5, thông tin từ Công an TP.Cần Thơ cho biết, đơn vị này vừa mở đợt cao điểm tấn công tội phạm và vi phạm pháp luật về hành vi cho vay nặng lãi, đòi nợ, xiết nợ theo kiểu "xã hội đen".
Gần đây nhất, tối 12.5, lực lượng Công an TP.Cần Thơ bắt 8 đối tượng ở Hà Nội đến quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) thuê nhà trọ để hoạt động cho vay nặng lãi.
Tại đây, lực lượng công an phát hiện và thu giữ 70.000 tờ rơi quảng cáo cho vay, gần 60 triệu đồng, nhiều sổ hộ khẩu, giấy CMND, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ vay tiền.
Các đối tượng trên khai nhận, Lê Mạnh Vĩ (27 tuổi) là người cầm đầu, tổ chức cho nhóm hoạt động. Bước đầu, Vĩ khai cho người đi phát tờ rơi quảng cáo cho vay tiền với thủ tục đơn giản, hỗ trợ nhanh chóng, trả góp theo ngày, không cần thế chấp, chỉ cần giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu...
Từ đầu năm 2018 đến khi bị phát hiện, nhóm của Vĩ đã cho hơn 100 người trên địa bàn TP.Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long vay, tổng số tiền hơn 400 triệu đồng (với mức lãi suất từ 10 đến 30%/tháng).
Trong số nạn nhân trên có rất nhiều nạn nhân vay tiền vì có hoàn cảnh khó khăn, lãi suất cao nên đã không có khả năng chi trả.
Theo Công an TP.Cần Thơ, ngoài quận Ninh Kiều, trong đầu tháng 5, các địa phương khác trên địa bàn thành phố cũng phát hiện 9 vụ cho vay nặng lãi.
Lực lượng chức năng đã mời các đối tượng có liên quan đến làm việc, theo đó, các đối tượng đều thành thật khai báo là có cho hàng trăm người vay, với lãi suất là từ 20-30%.
Nguồn tin của phóng viên NTNN cho biết, Công an tỉnh Đồng Tháp đang củng cố hồ sơ xử lý một số đối tượng có hành vi "cho vay nặng lãi". Trước đó, ngày 9.5, lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra hành chính Nguyễn Văn Thư (25 tuổi, ngụ tỉnh Tuyên Quang) khi đối tượng này đang xuất hiện tại một điểm rửa xe ở khóm 2, phường 1, (TP.Sa Đéc).
Kết quả, lực lượng Công an phát hiện và thu giữ 7 cuốn sổ ghi chép việc thu tiền góp hàng ngày của những người vay tiền; hơn 400 hợp đồng đặt cọc liên quan đến hoạt động cho vay và các loại giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu của những người vay tiền; gần 3.000 tờ quảng cáo, trên 500 tờ rơi, quảng cáo cho vay tiền.
Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã tạm giữ thêm 2 đối tượng khác. Qua điều tra, nhóm nghi can thừa nhận hoạt động cho vay tiền tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang, với lãi suất 20%/tháng.
Mới đây, cũng trên địa bàn Đồng Tháp, Công an huyện Lấp Vò đã bắt quả tang Trần Văn Hiền (26 tuổi) và Hoàng Văn Chung (20 tuổi, cùng ngụ tỉnh Lào Cai) có hành vi phát tờ rơi quảng cáo cho vay tiền tại ấp Bình Hiệp A (xã Bình Thạnh Trung). Lực lượng công an thu giữ 1.000 tờ rơi có nội dung trên quảng cáo cho vay tiền với thủ tục cực nhanh; 24 tờ giấy có nội dung hợp đồng mua bán trá hình cho vay tiền theo hình thức tín dụng đen.
Nhiều con mồi sập bẫy
Ở một diễn biến khác, Công an TP.Cần Thơ cho biết, thời gian gần đây, phía công an liên tục nhận được phản ánh từ người dân là nạn nhân của các đối tượng cho vay nặng lãi.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng cho vay với lãi suất cao. Đến hạn, nạn nhân không có tiền trả sẽ bị hăm dọa, đánh đập. Trước thái độ hung hăng của các đối tượng trên, một số nạn nhân đã lén lút bỏ xứ ra đi.
Trước tình trạng trên, lãnh đạo Công an TP.Cần Thơ đã chỉ đạo các phòng ban nghiêp vụ nhanh chóng xác minh, phát hiện các đối tượng tổ chức cho vay nặng lãi chủ yếu từ các vùng miền khác đến như: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa... Do kiếm sống bằng nghề cho vay lãi nặng nên những nhóm đối tượng này thường bấp chất thủ đoạn...
Chia sẻ với PVNTNN, chị Võ Thị Hồng Vân (ngụ ở xã Trường An, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) cho hay, trước đây chị từng vay 5 triệu đồng của một đối tượng cho vay nặng lãi. Khi trả xong, chị tính tổng số tiền lãi và tiền vay mà mình phải đóng là trên 100 triệu đồng.
Bà Lê Thị Dìn (ngụ cùng xã Trường An) bức xúc nói: "Chỉ vì tôi không đóng tiền, không đúng hẹn mà những người cho vay tiền đến nhà tôi đem theo xăng và hợp nước sơn màu đỏ hù dọa, đá cháu tôi té xuống đất".
Còn gia đình bà Lưu Thị Khen (ở xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) thì bức xúc nhớ lại, chỉ vì trả tiền không đúng hẹn mà nhóm người cho vay nặng lãi đã đến nhà đập phá tài sản và hăm dọa đốt nhà.
Trong khi đó, một nạn nhân ở Giồng Riềng vẫn chưa hết lo lắng khi kể lại. "Trước tôi có vay 20 triệu đồng (vay giúp con gái). Nhân viên của công ty cho vay đến nhà nói chỉ đóng hơn 1,9 triệu đồng/tháng. Do nhân viên nói thủ tục đơn giản hơn vay ngân hàng, mọi giấy tờ đều do họ làm hết nên tôi đã đồng ý. Không ngờ, thời gian sau đó, con tôi vô tình đọc hợp đồng mới phát hiện là lãi cao gấp 10 lần của Nhà nước, tiền vay và lãi tổng cộng lên đến hơn 20 triệu đồng. Rất may là phát hiện sớm, nếu không để thêm vài chục triệu tiền lãi nữa là chúng tôi không thể đóng nổi" - chị L.T.M ở huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) phản ánh.
ĐẠI TÁ TRẦN NGỌC HẠNH - GIÁM ĐỐC CÔNG AN TP.CẦN THƠ: Truy quét băng nhóm cho vay nặng lãiLiên quan đến việc triệt xoá các băng nhóm cho vay nặng lãi trên địa bàn TP.Cần Thơ, khi nhận được tin báo của người dân, Ban giám đốc Công an thành phố đã cử trinh sát xác minh.
Kết quả đúng như phản ánh của người dân nên chúng tôi chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ và công an các đơn vị, địa phương khẩn trương điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật đối với các nhóm đối tượng cho vay nặng lãi.
Thời gian tới đây, phía công an sẽ tiếp tục mở nhiều đợt tấn công truy quét băng nhóm hoạt động cho vay nặng lãi, xử lý các hành vi phát tờ rơi, đòi nợ thuê... Từ đó hy vọng sẽ đem lại bình yên cho người dân, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.THIẾU TƯỚNG NGUYỄN MINH THUẤN - GIÁM ĐỐC CÔNG AN ĐỒNG THÁP: Nâng cao ý thức phòng ngừa tác hại của tín dụng đenCũng như Công an TP.Cần Thơ, Công an tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục xoá các băng nhóm cho vay trên, từ đó giữ bình yên cho người dân; nhất là người dân ở vùng nông thôn ít có kiến thức về pháp luật, chưa hiểu các thủ đoạn của băng nhóm cho vay từ nơi khác đến.
Công an tỉnh sẽ tập trung rà soát và lập hồ sơ quản lý các đối tượng cho vay lãi nặng, cho lực lượng trấn áp mạnh các băng nhóm bảo kê, đòi nợ thuê trong hoạt động tín dụng đen. Bên cạnh việc truy bắt các đối tượng hoạt động theo kiểu cho vay nặng lãi, công an tỉnh còn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực vay và cho vay để người dân nâng cao ý thức phòng ngừa tác hại của tín dụng đen.LUẬT SƯ TRƯƠNG TRỌNG SƠN - VP NGỌC SƠN - VĨNH LONG: Thận trọng trước những mời chào cho vay hấp dẫnNgười dân cần hết sức thận trọng khi lựa chọn nơi mà mình quyết định vay. Nơi đó phải có địa chỉ cụ thể và được cấp phép hoạt động cho vay. Khi vay, thì phải có những giấy tờ cụ thể, có những quy định rõ ràng về lãi suất, cách tính lãi suất, thời hạn vay, trả và có đòi hỏi phải thế chấp gì không. Phải có những giấy tờ trên thì mới có căn cứ để bảo vệ quyền cho mình về sau.
Huỳnh Đặng (ghi)
Theo Danviet
Nhân viên bảo hiểm lừa đảo lấy tiền trả nợ cờ bạc cho chồng Nhận tiền nhưng thay vì gửi vào tài khoản giúp như đã hứa, người phụ nữ mang đi trả nợ cờ bạc cho chồng cũ lúc đó đang bị nhóm tín dụng đen đe dọa. Nguyễn Thị Lan Phương tại tòa. Ngày 10/9, TAND TP Hà Nội đưa Nguyễn Thị Lan Phương (SN 1967, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử sơ...