Vòng quanh châu Âu nửa sau thế kỷ 20 qua loạt ảnh màu hiện đại
Đời sống người dân, diện mạo đô thị, cảnh quan tự nhiên… của các nước châu Âu trong khoảng nửa sau thế kỷ 20 phần nào được phản ánh chân thực qua những bức ảnh màu rực rỡ sau.
Bỉ (1948): Người dân địa phương và du khách tận hưởng ánh nắng mặt trời dọc theo một bãi biển ở Bỉ trong “mùa hè khô xương” lịch sử. Nạn hạn hán khủng khiếp vào thời điểm này dù tàn phá nghiêm trọng các trang trại ở châu Âu, song lại khiến các đô thị ven biển của Bỉ như Ostend, De Panne, Blankenberge… hút khách hơn bao giờ hết. Ảnh: Maynard Owen Williams.
Thổ Nhĩ Kỳ (1950): Bến phà đông người tại cây cầu lâu đời Galata ở Istanbul. Cầu nằm tại lối vào Golden Horn (Sừng Vàng), tuyến đường thủy lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Thấp thoáng phía xa trong ảnh là mái vòm và ngôi tháp của nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye với kiến trúc tuyệt đẹp. Ngày nay, khu vực này vẫn là một trong những điểm đến du khách phải check-in khi ghé thăm thành phố Istanbul. Ảnh: Maynard Owen Williams.
Italy (1955): Trẻ em ở thành phố cảng Trieste, đông bắc Italy vui chơi trong Ngày Cộng hòa, mặc những làn gió biển thổi mạnh đang lướt qua quảng trường Piazza dell’Unita. Ngày Cộng hòa, hay Festa della Repubblica là sự kiện thường niên kỷ niệm quốc khánh Italy (2/6). Ảnh: B. Anthony Stewart.
Đức (1959): Con đường Reeperbahn nhộn nhịp ở thành phố Hamburg khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của muôn ánh đèn neon từ các câu lạc bộ đêm. Trong thời gian này, câu lạc bộ âm nhạc Kaiserkeller cũng ra đời gần đó, gắn với bước đầu của nhóm nhạc nổi tiếng The Beatles. Ảnh: Erich Lessing.
Thụy Sĩ (1960): Một đêm mùa đông tuyết rơi trắng xóa ở Zermatt, thị trấn nằm dưới chân núi Matterhorn nổi tiếng. Có đỉnh như kim tự tháp khổng lồ, Matterhorn được xem là biểu tượng của đất nước Thụy Sĩ. Những quán bia, nhà hàng, khách sạn dành cho người trượt tuyết, du lịch ở đây dù sáng đèn ấm cúng vẫn không đủ làm xua tan giá buốt. Để ghi lại khoảnh khắc này, nhiếp ảnh gia đã phải quỳ gối trong tuyết lạnh. Ảnh: Kathleen Revis.
Hy Lạp (1963): Đền Parthenon tráng lệ ở Hy Lạp được xem là biểu tượng của nền dân chủ phương Tây trong hơn 2.500 năm. Một nhóm phụ nữ trẻ Kitô giáo ngồi trước đền đang trao đổi về vấn đề di cư và văn hóa. Ảnh: Otis Imboden.
Xứ Wales (1964): Mặc những màn sương dày lơ lửng trên cao, đồi núi phía bắc xứ Wales vẫn xanh ngắt một màu. Những người bộ hành trẻ tuổi đang băng qua cung đường mòn ở làng Llanberis, “trái tim” của vườn quốc gia Snowdonia. Nơi đây có đỉnh Snowdon cao 1.085 m, cũng là đỉnh núi cao nhất, mang tính biểu tượng của xứ Wales. Ảnh: Thomas Nebbia.
Liên Xô (1965): Nhà thờ Thánh Basil nhiều màu sắc rực rỡ với mái vòm đặc trưng vô tình được phản chiếu hình ảnh sau cơn mưa trên Quảng trường Đỏ. Có từ giữa thế kỷ 16, công trình kiến trúc kỳ vĩ này hiện trở thành một bảo tàng, chào đón du khách từ khắp mọi nơi. Ảnh: Dean Conger.
Áo (1967): Một buổi tiệc chiêu đãi đông người tham dự ở Great Gallery, không gian rộng rãi nhất trong số 1.441 căn phòng của cung điện Schonbrunn tráng lệ tại thủ đô Vienna. Được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, hiện cung điện là điểm du lịch chính của Vienna, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm tìm đến chiêm ngưỡng những chiếc đèn chùm, các bức bích họa trên trần… lộng lẫy. Ảnh: John Launois.
Vatican (1971): Ba luồng sáng từ ánh mặt trời cùng chiếu xuống sàn nhà khảm gạch tinh xảo của Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Nhiều người xem đây là một trong những nhà thờ vĩ đại nhất thế giới. Mái vòm kỳ vĩ trong ảnh có độ cao rất ấn tượng – gần 140 m so với mặt sàn. Ảnh: Albert Moldvay.
Đông Đức (1973): Những ngôi nhà cổ có mái dốc, cửa sổ nhỏ đặc trưng nằm hai bên con đường lượn cong duyên dáng trong thị trấn Stolberg. Địa danh này có mặt ở một thung lũng mù sương của dãy núi Harz, nơi mệnh danh là vùng đất của những câu chuyện cổ tích, có ảnh hưởng quan trọng với văn hóa dân gian Đức. Ảnh: Gordon Gahan.
Video đang HOT
Tây Đức (1973): Quán bia lớn Augustiner Beer Hall ở Munich chật kín khách quen. Thích thưởng thức hơi men nồng của loại thức uống thân thuộc, những vị khách này đang ăn mừng lễ hội bia Oktoberfest truyền thống tổ chức hàng năm. Những luồng ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài chiếu qua các ô cửa mang đến không gian lung linh cho quán bia. Ảnh: George F. Mobley.
Tây Ban Nha (1983): Ở một không gian công cộng trước công trình biểu tượng của thành phố Barcelona, những quý ông lớn tuổi, trang phục lịch lãm đang tận hưởng ánh nắng mặt trời. Vương cung Thánh đường Sagrada Familia là kiệt tác của kiến trúc sư nổi tiếng Antoni Gaudi. Với 18 ngọn tháp và ba mặt tiền lớn, nhà thờ đá có vẻ ngoài lạ lùng, kì dị này đôi lúc khiến công chúng phải… chia rẽ vì bất đồng ý kiến. Ảnh: Stephanie Maze.
Theo zing
Đến Hà Lan,Thụy Sĩ - Đặt bước chân đi, không muốn quay về
Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng đã có một hành trình dài ghi lại những khoảnh khắc đời thường và cảnh đẹp từ thành phố tới ngoại ô một số quốc gia châu Âu từ trên cao.
Vì lý do công việc, tôi đến Hà Lan vào một ngày tháng 8. Châu Âu khi ấy là mùa hè nhưng tiết trời rất dễ chịu. Không khí khô và thoáng. Những cảm nhận đầu tiên của tôi về thành phố Amsterdam rất tốt.
Thành phố hiện đại, sôi động nhưng trong lành và sạch sẽ. Tiện ích công cộng luôn có sẵn. Nếu khát, bạn có thể uống nước trực tiếp tại vòi nước chung. Tất cả hoàn toàn miễn phí.
Ban đầu, tôi dự định thu xếp xong công việc sẽ du lịch đến những địa danh nổi tiếng. Song, mọi thứ thay đổi khi tôi tiếp xúc với cuộc sống bình yên ở châu Âu. Cuối cùng, tôi quyết định hòa mình với người dân bản địa.
Sự bình dị của một Amsterdam đầy náo nhiệt
Người Hà Lan khá thân thiện. Họ ăn mặc rất phong cách, có gu, không cẩu thả như một số nước châu Âu. Đàn ông thường mặc đồ công sở, tuân theo phong cách lịch thiệp trong khi phụ nữ mặc những bộ váy xinh xắn.
Trong những ngày ở Amsterdam, mỗi khi có thời gian rảnh, tôi đều đi bộ thăm thú thành phố. Nhờ vậy, tôi phát hiện thêm nhiều điều hay ho.
Tại Amsterdam, xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu. Thành phố lúc nào cũng rộn ràng với tiếng chuông xe. Kiến trúc nơi đây rất đẹp. Đi đâu tôi cũng thấy kênh rạch. Hai bên là những tòa nhà đầy màu sắc.
Các hoạt động vui chơi, thư giãn trên kênh rất nhiều. Ngoài dạo thuyền trên mặt nước, người ta còn nghỉ ngơi và ngắm cảnh bên bờ. Nước rất trong. Người Hà Lan thoải mái tắm kênh như người Việt Nam tắm sông, tắm biển ngày xưa.
Tại những khu vực nhạy cảm như phố đèn đỏ, các hoạt động diễn ra tương đối sôi động và văn minh. Những người làm việc trong ngành này được pháp luật bảo vệ, kiểm soát. Tất nhiên, họ cũng phải đóng thuế và kiểm tra y tế theo định kỳ.
Cần sa ở đây được hợp pháp hóa. Người ta sử dụng công khai. Tôi thường xuyên thấy thanh niên ngồi trên vỉa hè và phì phèo điếu thuốc. Mùi thơm lan tỏa khắp không gian.
Ngoài ra, tôi cũng đến Zaanse Schans, làng cối xay gió cách thành phố khoảng 15 km. Khu vực này nổi tiếng với bộ sưu tập các cối xay gió lịch sử có từ thế kỷ 16 và lâu hơn nữa.
Không gian của làng rất đẹp. Tôi bất ngờ khi thấy tiếng Việt trên tấm biển tại nơi cho thuê xe đạp. Thật vui vì có lẽ người Việt cũng đến đây du lịch tương đối nhiều.
Nhìn chung, xứ sở hoa tuy líp dường như rất hạnh phúc. Sau 4 ngày, tôi tạm biệt Amsterdam - thành phố lạ và rời đi trong thật nhiều luyến tiếc.
Thụy Sĩ - xứ sở bước ra từ câu chuyện thần tiên
Từ Amsterdam, tôi đến Zurich, thành phố lớn nhất Thụy Sĩ, để thăm người thân. Thật lòng mà nói, tôi bị đất nước này quyến rũ ngay khi mới ở trên máy bay nhìn xuống.
Từ cánh rừng, làng mạc đến thành phố, nơi đâu cũng nên thơ. Tôi tưởng như cảnh quan ở Thụy Sĩ là chuẩn mực dù mọi thứ đều rất mộc mạc, đơn giản và không khoa trương.
Khác với dáng vẻ thường thấy của một thành phố lớn, Zurich không hiện đại. Nét cổ kính bao trùm lên tất cả, từ con đường đến kiến trúc. Tòa nhà cao nhất trong thành phố cũng chỉ khoảng 12 tầng. Những chỗ không có cơ sở hạ tầng là nơi cây cỏ phủ kín.
Sau này, khi đi khắp Thụy Sĩ, tôi mới nhận ra rằng cả đất nước này đều đẹp như vậy. Mọi làng mạc, thành phố đều rất cổ kính và trong lành. Không gian đầy ắp màu xanh cây cỏ.
Từng con đường, hồ nước, ngọn đồi, vùng quê, ngôi làng đều có thể tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Chỉ cần giơ máy lên và bấm bạn đã có một bức ảnh đẹp.
Người Thụy Sĩ rất cầu kỳ
Những ngày ở Thụy Sĩ, tôi đã đến rất nhiều nơi, đi rất nhiều thành phố và nhận ra con người của đất nước này thật đặc biệt. Họ rất cầu kỳ, nhất là trong xây dựng.
Điển hình là tuyến đường ray đưa tàu lên đỉnh núi Jungfrau, nơi mệnh danh là nóc nhà châu Âu. Tôi chưa từng thấy công trình du lịch nào vĩ đại đến vậy. Nếu có thể, tôi sẵn sàng xếp nó vào danh mục kỳ quan của thế giới.
Được xây từ thế kỷ 19, phần lớn tuyến đường này nằm trong lòng núi đá. Dường như, người Thụy Sĩ không muốn phá hoại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Do đó, công trình bên ngoài duy nhất chính là căn nhà nhỏ trên đỉnh núi, nơi tàu đỗ lại để mọi người đi ra, trượt tuyết và ngắm cảnh.
Vì nằm trên vùng bình nguyên của núi, đường xá ở Thụy Sĩ tương đối quanh co, uốn lượn. Hệ thống phương tiện công cộng đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Tại đây, bạn có thể mua vé lên tàu một ngày và đi khắp mọi nơi.
Người Thụy Sĩ đặc biệt tôn trọng phụ nữ và trẻ em. Điển hình, họ dành một con đường riêng cho trẻ nhỏ. Do đó, chúng có thể thoải mái đi xe đạp, đi bộ đến trường và không cần phải chờ người nhường đường cũng như lo sợ về nguy hiểm.
Trong khi đó, nếu phụ nữ bước xuống vạch đi bộ, toàn bộ xe trên đường đều dừng lại để họ đi qua. Khi người đó đi hết con đường, xe mới tiếp tục lăn bánh. Suốt khoảng thời gian đó, các phương tiện giao thông không bao giờ dùng còi để thúc giục hay chen lấn, tranh thủ vượt lên phía trước.
Người dân Thụy Sĩ rất tôn trọng không gian chung. Họ không gây tiếng ồn và luôn giữ thái độ lịch thiệp ở nơi công cộng. Thậm chí, nếu hắt xì hơi, họ cũng xin lỗi. Khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, họ ngồi ngăn nắp.
Họ nghiêm khắc trong giáo dục và làm việc chuẩn mực là thế. Tuy nhiên, người Thụy Sĩ vẫn rất biết cách để giải tỏa căng thẳng. Các thành phố hoặc khu vực thường xuyên tổ chức những festival như ngày hội bia hay ngày hội khỏa thân để mọi người có thể vui chơi.
Vào hôm đó, thành phố sẽ dành riêng một không gian rộng lớn để người dân có thể tập trung. Tại đó, họ tổ chức các hoạt động như uống bia, diễu hành hoặc tổ chức nhạc hội. Mọi phương tiện giao thông, kể cả công cộng, không được phép hoạt động trong khu vực này.
Mọi người vui chơi hết mình suốt cả ngày và hôm sau vẫn đi làm bình thường. Ngoài ra, người Thụy Sĩ còn có nhiều hoạt động thú vị khác.
Tôi rất ấn tượng với chợ đồ cũ ở thành phố Zurich. Chợ này chỉ mở vào cuối tuần. Các gia đình có thể mang đồ cũ ra bán ở chợ. Thậm chí, một số người còn gom đồ cũ của người khác để mang đi bán.
Zaanse Schans, khu vực nhỏ của thị trấn Zaandam, gần Zaandijk trong khu đô thị Zaanstad, miền Bắc Hà Lan. Khu vực này nổi tiếng có một bộ sưu tập các cối xay gió lịch sử có từ thế kỷ 16 và lâu hơn nữa.
Rời Thụy Sĩ, tôi không có gì luyến tiếc dù cảnh đẹp nơi đây và những thân quen, gần gũi khiến tôi muốn ở đây mãi. Bởi tôi biết mình sẽ sớm quay trở lại nơi này giống như sẽ trở về nhà. Theo zing
Những khu chợ vui nhất, tốt nhất dịp Giáng sinh 2018 tại châu Âu mới được công bố Mùa giáng sinh đã đến rất gần, những khu chợ đặc trưng dịp Giáng sinh tại châu Âu cũng đã rậm rịch chuẩn bị mở cửa đón du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Giáng sinh là thời điểm hoàn hảo để đi du lịch châu Âu bởi thời gian này, toàn châu Âu được bao phủ bởi ánh đèn...