Vòng luẩn quẩn giữa béo phì và giấc ngủ
Ngủ ít có thể khiến bạn mệt mỏi, cảm giác giống như đang tiêu hao nhiều sức lực. Trên thực tế, nếu ngủ ít, việc bạn nhanh chóng tăng cân là điều tất yếu. Tại sao lại như vậy?
Nếu bạn nằm trong nhóm những đối tượng mà các nhà khoa học gọi là những người ngủ ít (short sleeper – nhóm người ngủ từ 5,5 – 6 giờ hoặc ít hơn mỗi đêm), chắc chắn bạn sẽ gặp vấn đề lớn nếu muốn giảm cân.
Tại Mỹ, trong một nghiên cứu kéo dài bảy năm trên 7022 người ở độ tuổi trung niên, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người có vấn đề với giấc ngủ thường tăng cân nhiều hơn (nhiều hơn 6 kg). Bạn đã từng nghe đến việc giấc ngủ và tăng cân có liên quan đến nhau? Nhưng bằng cách nào? Sau đây là điều các nhà nghiên cứu đã công bố.
1. Ngủ ít, đốt calo ít
Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition), các nhà khoa học đã theo dõi một nhóm người ngủ 12 tiếng một tối nhưng không ngủ trong tối tiếp theo và chiêu đãi họ một bữa sáng tự chọn rất ngon vào sáng hôm sau nữa.
Những người ngủ ít hơn sẽ ăn nhiều hơn
Video đang HOT
Sau đó, họ tiến hành đo sự tiêu hao năng lượng của những người này, nói cách khác, chính là lượng calo được đốt cháy. Kết quả cho thấy, khi thiếu ngủ, khả năng đốt calo của những người tham gia nghiên cứu giảm đi khoảng 7% so với ngủ đủ. Quan trọng hơn, sau khi ăn sáng, việc tiêu hao calo trong cơ thể của những người này bị giảm tới 20% trong cả ngày.
2. Ngủ ít hơn, ăn nhiều thêm
Trong Hội nghị khoa học năm 2011 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phụ nữ ngủ ít hơn bốn tiếng mỗi đêm sẽ ăn nhiều thêm 329 calo vào ngày hôm sau so với khi họ ngủ chín giờ (con số này ở đàn ông là 263). Trong nghiên cứu khác của Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng, mười một người tham gia tình nguyện đã dành mười bốn ngày tại một trung tâm nghiên cứu giấc ngủ. Trong giai đoạn đầu, họ ngủ 5,5 tiếng mỗi đêm và giai đoạn sau, họ ngủ 8,5 tiếng mỗi đêm. Cuối cùng, khi những người này thiếu ngủ, họ ăn nhiều thêm và có xu hướng chọn những đồ ăn nhẹ nhiều đường.
3. Ngủ ít, tích mỡ nhiều hơn
Ngủ ít cũng có thể ảnh hưởng đến lượng mỡ bạn có thể giảm. Trong một nghiên cứu của Đại học Chicago (Mỹ), các nhà khoa học tiến hành theo dõi mười người mắc chứng thừa cân nhưng khỏe mạnh. Họ được áp dụng một chế độ ăn cân bằng để giảm cân và được quan sát trong hai giai đoạn. Giai đoạn một, họ ngủ 7,5 tiếng mỗi đêm và giai đoạn hai, họ chỉ ngủ 5 giờ 15 phút mỗi đêm. Trong cả hai gian đoạn, họ đều giảm đc 3kg/giai đoạn nhưng khi ngủ nhiều hơn họ giảm được trung bình 1,4kg mỡ, còn khi ngủ ít, họ chỉ giảm được 0,6kg mỡ. Như đã nói, ngủ ít làm tăng lượng Ghrelin. Hóc môn này không chỉ khiến bạn thèm ăn mà còn gia tăng việc tích mỡ. Ngoài ra, nó còn hạn chế việc đốt cháy calo và tăng sản xuất đường.
Ngủ ít không chỉ khiến bạn thèm ăn mà còn gia tăng việc tích mỡ
4. Ngủ ít, thèm ăn nhiều
Đây có lẽ là mối liên hệ lớn nhất giữa giấc ngủ và tăng cân. Nếu bạn không ngủ đủ bảy tiếng mỗi tối việc thèm ăn do thiếu ngủ mang lại sẽ là một thách thức rất lớn. Ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến lượng hóc môn kích thích cơn thèm ăn và có thể làm “gục ngã” cả những người giảm cân quyết tâm nhất. Thiếu ngủ sẽ làm tăng lượng hóc môn Ghrelin – hóc môn kích thích thèm ăn, làm tăng quá trình sản xuất chất béo và làm cơ thể phát triển. Đây thực sự là một tác dụng không mong muốn nếu bạn đã qua tuổi dậy thì.
Ngoài ra, ngủ ít còn làm giảm mạnh Leptin – loại hóc môn “báo hiệu” cơ thể no. Bình thường, lượng Leptin ở mức cao trong suốt đêm để báo cho cơ thể rằng bạn không cần ăn. Mức Leptin thấp sẽ khiến bạn vẫn cảm thấy đói sau khi ăn “đầy một bụng”. Trong khi đó, Ghrelin tiếp tục khơi dậy cơn thèm ăn với những thực phẩm giàu calo. Kết quả, sau một đêm ít ngủ, bạn đã tiêu thụ thêm một lượng lớn calo.
Theo Hồng Nhung (Tiền Phong)
Phụ nữ làm việc nhiều dễ tăng cân
Phụ nữ trung niên làm việc trên 49 giờ/tuần và ít vận động, có nguy cơ tăng cân cao, theo kết luận của một nghiên cứu mới công bố.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Monash (Úc) tiến hành cuộc nghiên cứu với hơn 9.000 phụ nữ tuổi từ 45-50 làm việc trên 49 giờ/tuần ở Úc, có hút thuốc, uống rượu bia, ít tập thể dục và ngủ ít.
Giảm thời gian làm việc cũng là cách để chống béo phì - Ảnh: Shutterstock
Họ phát hiện 55% trong số phụ nữ tham gia nghiên cứu tăng cân trung bình khoảng 1,9% trọng lượng cơ thể trong vòng hai năm.
Chẳng hạn, một người phụ nữ cân nặng 69 kg, sau hai năm làm việc trên 49 giờ/tuần, tăng khoảng 1,3 kg.
Trưởng nhóm nghiên cứu Nicole Au cho biết phụ nữ làm việc nhiều giờ trong tuần và không tập thể dục thường xuyên có nguy cơ tăng cân rất cao.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế về bệnh béo phì International Journal of Obesity.
Theo SKDS
Trẻ em Trung Quốc học nhiều, thiếu ngủ So với trẻ em cùng độ tuổi ở nhiều nước khác, trẻ em dưới 6 tuổi tại Trung Quốc dành ít thời gian nhất cho việc ngủ và các hoạt động ngoài trời. Gymboree, một tổ chức cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trẻ em, tiến hành một cuộc khảo sát đối với 7.500 gia đình tại 14 quốc gia hồi...