Vòng loại cuối World Cup: Thái Lan giành 2 điểm, còn Việt Nam?
Ở góc độ nào đó, thành tích 2 điểm mà bóng đá Thái Lan giành tại vòng loại cuối World Cup 2018 là cột mốc mà thầy trò HLV Park Hang-seo muốn vượt qua để khẳng định vị thế của mình trong khu vực.
Tấm vé World Cup vẫn là giấc mơ xa xỉ với bóng đá Đông Nam Á, nơi vốn bị xem là “vùng trũng” của châu lục và thế giới.
Bốn năm trước, bóng đá Thái Lan tiên phong khu vực khi góp mặt vòng loại cuối World Cup 2018. Người Thái khi đó kỳ vọng rất nhiều vào đội tuyển đang được dẫn dắt bởi Kiatisak – người rất “mát tay” với 2 chức vô địch AFF Cup liên tiếp (2014-2016).
Thái Lan từng hòa “hòa trên thế thắng” 2-2 trước Australia ở vòng loại World Cup 2018
Thế nhưng thực tế sau đó khiến người Thái vỡ mộng. Đoàn quân của HLV Kiatisak xếp bét bảng, với vỏn vẹn 2 điểm sau 10 lượt trận nhờ hòa hai trận hòa trước Australia (2-2) và UAE (1-1). Cả hai trận hòa này, Thái Lan đều tưởng như cầm chắc chiến thắng khi dẫn bàn trước nhưng rốt cuộc phải chia điểm, nhất là trận hòa UAE bởi bàn thua phút 90 3.
2 điểm tại vòng loại cuối vẫn là thành tích tốt nhất mà một đại diện Đông Nam Á (không tính Indonesia từng dự World Cup 1938 với cái tên Đông Ấn – thuộc địa của Hà Lan thời điểm đó) có được trong hành trình dài đằng đẵng chinh phục tấm vé World Cup.
Video đang HOT
Nhìn lại hành trình của đội tuyển Thái Lan 4 năm trước, có gì đó tương đồng với những gì mà đội tuyển và người hâm mộ Việt Nam đang trải qua: có kỳ vọng, có tiếc nuối và cả trách hờn.
Bốn lượt trận đã qua, thầy trò HLV Park Hang-seo có cơ hội giành điểm, nhưng cuối cùng lại trắng tay, điển hình như trận hòa Trung Quốc ở phút 90 5.
Bốn lượt trận còn lại, đội tuyển Việt Nam cố gắng có điểm và vượt cột mốc 2 điểm của đội tuyển Thái Lan cách đây 4 năm để gián tiếp khẳng định vị thế số 1 Đông Nam Á. Mục tiêu này không dễ hoàn thành trước Nhật Bản, Australia hay Trung Quốc, Oman.
Nhưng, ngoài tham vọng “vượt Thái Lan” trên khía cạnh thành tích, bóng đá Việt Nam cũng cần tránh đi vào vết xe đổ của họ.
Bốn năm trước, bóng đá Thái Lan chìm trong ngộ nhận và thất vọng sau thất bại ở vòng loại World Cup 2018. Kiatisak trở thành đối tượng để trút giận và cựu danh thủ này đã sớm phải nộp đơn xin từ chức.
Bóng đá Thái Lan bắt đầu tụt dốc từ thời điểm này, với chuỗi thành tích bết bát từ đấu trường Đông Nam Á tới châu Á và vòng loại World Cup. Và nay, họ vẫn đang phải trả giá cho sự ngộ nhận và nóng vội của mình.
Đó là tấm gương để bóng đá Việt Nam soi mình, trên hành trình vòng loại World Cup…
Thành tích của Thái Lan tại vòng loại cuối World Cup 2018 (2 điểm/10 trận):
Lượt đi: Thua Ả Rập Xê Út 0-1, thua Nhật Bản 0-2, thua UAE 1-3, thua Iraq 0-4.
Lượt về: Hòa Australia 2-2, thua Ả Rập Xê Út 0-3, hòa UAE 1-1, thua Iraq 1-2.
Thành tích của Việt Nam tại vòng loại cuối World Cup 2022:
Lượt đi: Thua Ả Rập Xê Út 1-3, thua Australia 0-1, thua Trung Quốc 2-3, thua Oman 1-3.
Lượt về: Gặp Nhật Bản, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc và Oman
Chuyên nghiệp để tiến xa
Năm 2012, bầu Trần Anh Tú-nay là Trưởng ban Futsal Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) từng thừa nhận: Mục tiêu giành suất đến World Cup của đội tuyển futsal Việt Nam giống như hái sao trên trời.
Vậy mà 4 năm sau, "bầu" Tú đã cùng với các tuyển thủ Việt Nam tạo nên "địa chấn" khi lần đầu góp mặt tại World Cup và vào tới vòng 1/8 cùng danh hiệu "Fair-play". Năm 2021, đội tuyển futsal Việt Nam lại xuất sắc đến với ngày hội futsal lớn nhất hành tinh (diễn ra từ ngày 12-9 đến 3-10, tại Lithuania).
Vui mừng khi đội tuyển futsal Việt Nam hai lần liên tiếp góp mặt tại World Cup, song ông Trần Anh Tú thừa nhận, để giữ vững thành tích trên và hướng tới mốc cao hơn thì futsal Việt Nam cần phải phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Vậy nền futsal Việt Nam đang ở đâu so với thế giới? Xin thưa, futsal Việt Nam còn yếu lắm! Ví dụ đơn giản nếu xét theo tiêu chí thành lập đội bóng chuyên nghiệp của Liên đoàn Bóng đá châu Á, chỉ có hai câu lạc bộ của Việt Nam đạt chuẩn là Thái Sơn Nam và Thái Sơn Bắc.
Futsal Việt Nam phát triển chưa đều khi mạnh ở các địa phương phía Nam nhưng lại chưa được yêu thích ở phía Bắc. Người hâm mộ Việt Nam mê xem bóng đá 11 người, nhưng không mấy ai bỏ thời gian xem futsal. Nhìn sang Thái Lan, đâu đâu cũng thấy sân futsal để người dân thoải mái tập luyện. Ngoài nguồn lực đầu tư lớn, futsal Thái Lan nằm ở tốp đầu châu Á là do họ có nguồn lực lượng dồi dào từ các giải đấu phong trào.
Tuyển futsal Việt Nam giành thành tích xuất sắc về cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: VFF
5 năm nhìn lại từ kỳ tích World Cup futsal 2016, futsal Việt Nam đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài việc giải vô địch futsal quốc gia đã áp dụng thể thức lượt đi-lượt về hấp dẫn, sự góp mặt của những tân binh Đà Nẵng, Quảng Nam và mới nhất là Luxury Hạ Long cho thấy ngày càng nhiều địa phương đầu tư cho futsal. Bên cạnh vài điểm sáng trên, những vấn đề mà futsal Việt Nam bộc lộ khiến nhiều người lo lắng. Theo đó, danh sách tập trung đội tuyển futsal Việt Nam chuẩn bị cho World Cup 2021 đa phần là những cầu thủ của Câu lạc bộ Thái Sơn Nam và Thái Sơn Bắc. Nhà vô địch quốc gia trong 5 mùa futsal gần nhất luôn vinh danh Thái Sơn Nam.
Tính đến nay, futsal Việt Nam có hai sân chơi chính thống là giải vô địch quốc gia và cúp quốc gia được tổ chức hằng năm. Tuy nhiên, trình độ của hai giải đấu này vẫn chưa được đánh giá cao trên tầm châu lục. Một trong những nguyên nhân chính được các chuyên gia chỉ ra là hệ thống giải đấu của futsal Việt Nam vẫn chưa có cầu thủ và huấn luyện viên nước ngoài. Trong khi đó, Thái Lan và Indonesia từ lâu đã là miền đất hứa quy tụ nhiều cầu thủ, chuyên gia futsal hàng đầu thế giới.
Dễ dàng nhận ra những khó khăn mà nền futsal Việt Nam đang gặp phải từ việc phát triển chưa đều, thiếu hệ thống đào tạo trẻ bài bản và vẫn có ít ông "bầu" tâm huyết. Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ đầu tư cho futsal là công tác từ thiện bởi kiếm hợp đồng tài trợ, quảng cáo rất khó. Để futsal Việt Nam tiến xa thì rất cần kế hoạch phát triển bài bản từ đào tạo đến công tác tổ chức, cần cơ chế thông thoáng để kêu gọi tài trợ từ các nguồn lực xã hội... Bởi muốn có đội tuyển quốc gia mạnh thì trước hết, futsal Việt Nam cần có hệ thống giải đấu chuyên nghiệp. Và muốn có các giải đấu chuyên nghiệp thì cần phải có phong trào futsal mạnh "phủ sóng" đến các tầng lớp nhân dân. Rõ ràng, trách nhiệm gỡ khó không chỉ thuộc về Trưởng ban futsal mà ngay cả những lãnh đạo cao nhất của VFF cũng cần phải vào cuộc để futsal Việt Nam thẳng đường tiến bước.
ĐT futsal Việt Nam chú trọng rèn chiến thuật cho World Cup HLV Phạm Minh Giang liên tục cho các cầu thủ rèn kỹ các miếng đánh chiến thuật để tạo sự ăn ý cho ĐT futsal Việt Nam nhằm chuẩn bị cho World Cup. Trong các buổi tập gần đây của ĐT futsal Việt Nam trong quá trình chuẩn bị cho futsal World Cup 2021, HLV Phạm Minh Giang chú trọng rèn chiến thuật,...