Vòng 8 V-League 2019: Dậy sóng nơi đất Thủ
B.Bình Dương vs Hà Nội FC chính là trận cầu tâm điểm của vòng 8 khi hai đại diện hàng đầu của V-League chưa bao giờ “bằng mặt, bằng lòng” với nhau.
Hà Nội có thể vui mừng với 3 điểm giành được trên sân nhà Hàng Đẫy trước TP.HCM tuần trước để lấy lại ngôi đầu nhưng niềm vui của họ sẽ không kéo dài lâu khi tuần này họ phải hành quân đến đất Thủ Bình Dương để làm khách. Không cần kể về những va chạm trong quá khứ của hai CLB này mà tự hai thương hiệu của hai CLB đủ khiến cầu thủ hai đội biết phải làm gì khi chạm trán nhau.
Hai CLB giàu truyền thống nhất V-League đọ sức ở bất cứ thời điểm nào cũng gây chú ý. Còn nhớ ở mùa giải năm ngoái, chỉ chuyện dời lịch thi đấu của hai CLB ở Cúp quốc gia cũng khiến báo giới tốn giấy mực. Cuối cùng, thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm tiếp tục ôm hận trước B.Bình Dương khi không thể báo công cùng bầu Hiển nốt chiếc Cúp còn thiếu trong bộ sưu tập danh giá ở Thủ đô.
Hà Nội luôn được đánh giá cao hơn hẳn B.Bình Dương về chuyên môn những năm qua. Nhưng chính lòng tự ái của các học trò HLV Nguyễn Thanh Sơn mỗi lần chạm trán đã khiến Hà Nội nhiều lần mất thể diện. Việc đánh bại B.Bình Dương ở trận tranh Siêu Cúp quốc gia cũng không giúp Hà Nội nguôi ngoai thất bại ở Cúp quốc gia năm ngoái.
Lần gặp nhau này, Hà Nội càng có lý do để lấy 3 điểm trước đối thủ. Bởi dù đang dẫn đầu bảng tổng sắp, đội bóng Thủ đô cũng tốn rất nhiều thể lực sau khi phải căng sức cùng lúc ở AFC Cup và V-League. Giữa tuần qua, Hà Nội đã nuôi lại hy vọng đi tiếp ở AFC Cup khi đánh bại Naga World trên đất Campuchia. Và cũng trớ trêu thay, ở AFC Cup, dù không chung bảng đấu với B.Bình Dương nhưng Hà Nội có thể phải cạnh tranh suất đi tiếp với chính đối thủ này khi luật đã quy định chỉ có 1/3 CLB Đông Nam Á xếp nhì bảng mới có vé đi tiếp. Hà Nội với 10 điểm đang bằng với B.Bình Dương tại đấu trường lớn thứ 2 châu Á.
Lý do khác khiến thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm phải bung sức là ngoài thể diện, họ sẽ bị TP.HCM hoặc SLNA vượt lên nếu cả hai có 3 điểm ở vòng đấu này. Hà Nội đang có 17 điểm, chỉ hơn TP.HCM 1 điểm và SLNA 3 điểm. Chữ “Nếu” đó hoàn toàn có thể xảy đến bởi vòng đấu thứ 8, TP.HCM chỉ phải làm khách của Sanna Khánh Hòa BVN đang tụt dốc thê thảm.
Video đang HOT
Thầy trò HLV Võ Đình Tân không còn sở hữu biệt danh “ngựa ô” mà mùa này, đội bóng phố Biển đã thể hiện sự nhạt nhòa khó tin với vị trí áp chót (5 điểm và chỉ hơn đội cuối bảng Thanh Hóa 1 điểm).
SLNA cũng đang “ủ mưu” vượt lên trên Hà Nội nếu chẳng may thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm bị Anh Đức và đồng đội quật ngã ở đất Thủ. Bởi tại sân Hàng Đẫy, đội bóng của HLV Nguyễn Đức Thắng sẽ chỉ chạm trán với Viettel chưa có dấu hiệu thích nghi với V-League. Sự trở lại của Quế Ngọc Hải bị đặt dấu hỏi về phong độ sau thời gian thụ án treo giò dài hạn. Ngọc Hải cũng không thể bù lại sự non nớt của các cầu thủ trẻ Viettel khi đội bóng áo lính mùa này chỉ có điểm số khi đối đầu với các đội cùng trong nhóm cuối.
Chưa kể CĐV SLNA còn “reo giắc lời nguyền” về những cầu thủ “uống nước sông Lam” luôn “cúm giò” mỗi khi gặp lại CLB cũ. Và tuy diễn ra ở Hàng Đẫy nhưng Viettel cũng không hề đáng sợ bằng nhà ĐKVĐ Hà Nội. Đó chính là lý do SLNA hứa hẹn sẽ làm nên điều thú vị trên bảng xếp hạng sau vòng đấu thứ 8 này.
Cuộc đua ngôi vô địch lượt đi V-League 2019 chưa thể ngã ngũ sau vòng 8, tương tự cuộc chiến nơi đáy bảng giữa các đại biểu miền Trung. Tại xứ Thanh, sự trở lại của bầu Đệ đang truyền cho Thanh Hóa cảm hứng để trụ hạng. Bằng chứng là 1 điểm đầy ngoạn mục trên sân Pleiku tuần trước. Nếu đánh bại Quảng Nam vòng này, Thanh Hóa sẽ chính thức qua mặt chính đối thủ.
SHB Đà Nẵng trong cơn nguy khốn cũng chưa biết lấy đâu tiền đạo dứt điểm để giúp HLV Huỳnh Đức bớt căng thẳng khi họ sẽ tiếp đối thủ mạnh Than Quảng Ninh tuần này.
Theo ilike.com
Thầy Park "đãi cát tìm vàng" cho SEA Games và vòng loại World Cup
Cuối tuần này, HLV Park Hang-seo trở lại với công việc quen thuộc là dự khán các trận đấu giải chuyên nghiệp để tuyển chọn lực lượng cho ĐT Việt Nam và U22 2, hướng tới hai mục tiêu quan trọng cuối năm: vòng loại World Cup 2022 và SEA Games 30.
Theo kế hoạch, chiều 6-4, HLV Park Hang-seo sẽ tới sân Mỹ Đình dự khán trận Phù Đổng - An Giang thuộc khuôn khổ vòng 1 giải hạng Nhất quốc gia. Kế đó, ông thầy Hàn Quốc sẽ có lịch dự khán dày đặc xen giữa 3 giải gồm V-League, hạng Nhất và Cúp quốc gia.
Mục tiêu của ông Park khi đến các sân là để theo dõi phong độ các học trò từng triệu tập đội tuyển, cũng như phát hiện những nhân tố mới bổ sung cho các đợt tập trung tới đây.
HLV Park Hang-seo (bên phải) cùng trợ lý có lịch dự khán dày đặc để tuyển quân cho hai đội tuyển, hướng tới hai mục tiêu quan trọng là vòng loại World Cup và SEA Games
Trước khi U23 Việt Nam giải tán sau vòng loại châu Á vừa qua, ông Park không quên căn dặn học trò phải chịu khó rèn giũa, giữ phong độ khi trở về CLB để có cơ hội được triệu tập lần sau, bởi với ông Park, không có trường hợp ngoài lệ mà suất lên tuyển chỉ dành cho những ai thực sự xứng đáng.
Nỗi lo lớn nhất của thầy Park khi học trò trở về, đó là việc ít được CLB chủ quản trao cơ hội ra sân thường xuyên, dẫn đến phong độ bị ảnh hưởng. Điển hình như trường hợp thủ môn Bùi Tiến Dũng, người được ông Park tin dùng tuyệt đối ở hai giải U23 châu Á vừa qua, song trở về CLB lại phải "mài đũng quần" trên băng ghế dự bị.
Hay như trên hàng công, Hà Đức Chinh từng bị chỉ trích rằng phong độ không xứng đáng lên tuyển. Ông Park chỉ ra, nguyên nhân là bởi CLB Đà Nẵng quá lạm dụng tiền đạo ngoại binh thay vì tạo cơ hội cho nội binh như Đức Chinh. Và nếu đội bóng nào cũng vậy, thì ĐT Việt Nam rất khó có tiền đạo giỏi.
Từ nay tới cuối năm sẽ là khoảng thời gian bận rộn, đòi hỏi cả thể lực và trí lực với ông thầy 61 tuổi, khi nhận hai nhiệm vụ song song là SEA Games (tháng 11 và 12) và vòng loại World Cup (từ tháng 9 đến tháng 11). Trước đó vào vào cuối tháng 5, ĐTQG sẽ hội quân sang Thái Lan đá King's Cup. Dự kiến vào tháng 6, U23 Việt Nam cũng tập trung để có đợt sát hạch ban đầu trước chiến dịch "săn vàng" SEA Games.
Từ nay tới cuối năm, ông Park sẽ phải xây dựng 2 đội tuyển cho hai mục tiêu chuyên biệt
Công việc của ông Park không đơn giản là tuyển chọn quân mà còn là định hình lối chơi cho 2 đội tuyển, với những con người khác nhau và hướng tới hai giải đấu có tính chất khác nhau (vòng loại World Cup mỗi tháng đá từ 1 đến 2 trận xong giải tán, còn SEA Games kéo dài liền mạch gần 30 ngày).
Đi cùng công tác chuyên môn sẽ là áp lực về mặt thành tích, với một chỉ tiêu đã ấn định là "phải vô địch SEA Games", trong khi ở vòng loại World Cup, dù không được giao nhiệm vụ cụ thể song bản thân ông Park cũng hiểu được đằng sau đó là ước mơ lần đầu dự giải đấu lớn nhất hành tinh của hàng triệu người dân Việt Nam và cũng là mục tiêu ông muốn hướng tới khi xe duyên với bóng đá Việt Nam.
"Tôi không bao giờ vì áp lực mà từ bỏ. Tôi sẽ cùng các đội tuyển hướng đến kết quả tốt nhất", thầy Park chia sẻ khi nói về hành trình bận rộn phía trước.
"Park Hang-seo là HLV bận rộn nhất thế giới"
Tờ Best Eleven (Hàn Quốc) mới đây đã thống kê lại lịch làm việc dày đặc của ông Park. Cụ thể ngay sau chức vô địch AFF Cup 2018, ông Park bước vào năm 2019 với chiến dịch Asian Cup hồi tháng 1 (vào tứ kết), kế đó cùng đội U23 vượt qua vòng loại U23 châu Á hồi tháng 3. Nửa năm còn lại, ông Park sẽ cùng ĐT Việt Nam đá King's Cup (tháng 6) và vòng loại World Cup (từ tháng 9 đến tháng 11), cùng U22 2 đá SEA Games (tháng 11 và 12). Ngay sau SEA Games 2019 là chiến dịch Vòng chung kết U23 châu Á vào tháng 1-2020 tại Nhật Bản.
"Với lịch làm việc dày đặc và bao quát cả 2 cấp độ đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam, ông Park đã trở thành HLV bận rộn nhất thế giới", tờ Best Eleven bình luận. Trong khi đó, nhiều cổ động viên Hàn Quốc hy vọng thầy Park giữ gìn sức khỏe và tiếp tục mang về thành công cho bóng đá Việt Nam.
Theo anninhthudo.vn
Không lạ nếu Bùi Tiến Dũng dự bị ở cả ĐTQG và U23 Ngoài Đặng Văn Lâm thì sự tiến bộ của thủ môn trẻ Nguyễn Văn Toản, hay sự xuất hiện của thủ môn người Czech gốc Việt Filip Nguyễn cũng đang làm hẹp dần cơ hội bắt chính của Bùi Tiến Dũng ở cả hai cấp độ đội tuyển. Đầu năm 2018, Bùi Tiến Dũng là thủ môn gây ấn tượng nhất khi xuất...