Vốn ưu đãi giúp “sinh sôi” trang trại, gia trại ở vùng cao đất Tổ
Nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Phú Thọ, hàng ngàn hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Khê đã có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nâng cao thu nhập.
“Cần câu cơm” hiệu quả
Anh Trần Văn Nhàn ở thôn Đoàn Kết là 1 trong những hộ nghèo sử dụng vốn vay hiệu quả trên địa bàn xã Cấp Dẫn. Với diện tích trang trại hơn 3 mẫu, anh Nhàn đầu tư nuôi 10 con lợn, 3 con bò sinh sản, đào ao thả cá và chăn nuôi vịt…, mỗi năm thu nhập hơn trăm triệu đồng.
Anh Nhàn thổ lộ: “Những năm đầu, vợ chồng tôi rất khó khăn do không có vốn làm ăn. Năm 2013, được Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng chương trình tín dụng hộ nghèo, tôi mới đầu tư chăn nuôi lợn nái. Tiền lãi lứa này tôi lại mở rộng quy mô nuôi lợn ở lứa sau và đầu tư thêm chăn nuôi bò, vịt, đào ao thả cá. Đến năm 2015, gia đình tôi thoát nghèo và hoàn trả vốn vay đúng hạn”.
Được Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ cho vay vốn, anh Trần Ngọc Hoàn ở xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê có điều kiện đầu tư nuôi bò sinh sản. ảnh: Thu Hà
Cũng được Ngân hàng CSXH cho vay vốn làm ăn, anh Trần Ngọc Hoàn ở xã Cấp Dẫn cho hay, từ khi còn là hộ nghèo anh đã được Ngân hàng CSXH cho vay 10 triệu đồng để đầu tư nuôi trâu, bò. Đến năm 2017, sau khi đã thoát nghèo và trả hết nguồn vốn vay cũ anh tiếp tục được vay 20 triệu đồng theo chương trình hộ thoát nghèo. Anh Hoàn phấn khởi nói: “Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất vay thấp, vốn vay Ngân hàng CSXH là “cần câu cơm” hiệu quả cho dân nghèo vùng cao như chúng tôi”.
Video đang HOT
Ông Trần Minh Hậu – Chủ tịch UBND xã Cấp Dẫn cho hay: “Hiện xã nhận ủy thác 10,390 tỷ đồng vốn vay Ngân hàng CSXH đầu tư cho 445 hộ vay vốn làm ăn. Nhờ được vay vốn ưu đãi, tổ chức lại sản xuất, trên địa bàn xã đã có hàng trăm hộ thoát nghèo. Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm mạnh từ gần 50% (năm 2014) xuống còn 19,8% (năm 2017)”.
Hơn 99% dư nợ được ủy thác
Tôi mong muốn Ngân hàng CSXH tiếp tục đầu tư cho những hộ mới thoát nghèo nhưng vẫn còn khó khăn bấp bênh như gia đình tôi vay vốn để đầu tư phát triển trang trại, nâng cao thu nhập”.
Anh Trần Văn Nhàn
Ông Nguyễn Văn Xuân – Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Khê cho biết, tính đến 31.3.2017, Phòng Giao dịch Cẩm Khê đang thực hiện 12 chương trình tín dụng với tổng dư nợ là 350,606 tỷ đồng, có 16.122 hộ vay, trong đó chương trình hộ nghèo có dư nợ cao nhất là 129,227 tỷ đồng.
Theo ông Xuân, hơn 99% tổng dư nợ được thực hiện theo phương thức ủy thác thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Hàng năm, Ngân hàng CSXH tỉnh, phòng giao dịch huyện đều phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể tổ chức tập huấn về chính sách cho vay tín dụng ưu đãi; tập huấn lồng ghép kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi để giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả.
Không chỉ đạt giải “quán quân” nhận ủy thác vay vốn Ngân hàng CSXH lớn nhất, Hội Nông dân huyện Cẩm Khê còn quản lý vốn vay khá chặt chẽ và hiệu quả, tỷ lệ dư nợ quá hạn chỉ chiếm 0,08% – thấp nhất trong 4 tổ chức hội đoàn thể. Ông Lại Thế Hưng – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Cẩm Khê cho biết, hội đang thực hiện ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH với dư nợ 148,835 tỷ đồng thông qua 168 tổ tiết kiệm và vay vốn. /.
Theo Danviet
Ở lưng chừng trời, mỗi ha dược liệu cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng
Huyện vùng cao Si Ma Cai được ví nhưng vùng đất ở lưng chừng trời của tỉnh Lào Cai. Bà con dân tộc ở 2 xã Mản Thẩn và Nàn Sán vừa thu hoạt xong vụ tam thất và cho doanh thu tới hơn 1 tỷ đồng/ha.
Trồng tam thất có tiền tỷ để cất
Tháng 11.2014, huyện Si Ma Cai có 10 hộ dân tại xã Mản Thẩn và Nàn Sán đầu tư trồng cây tam thất với diện tích trên 5,5 ha. Đến nay, người dân bắt đầu thu hoạch củ tam thất tươi, ước tính năng suất đạt 3 tấn củ/ha. Ngay khi thu hoạch, củ tam thất đã có thị trường tiêu thụ tốt, nhiều khách hàng ở xa cũng đặt mua.
Người dân Si Ma Cai thu hoạch lứa tam thất đầu tiên với niềm phấn khởi bởi năng suất và giá bán cao. Ảnh: Vân Thảo.
Điều đáng phấn khởi, giá bán bình quân đạt 350.000 đồng/kg củ tam thất tươi (giá trị đạt 1,15 tỷ đồng/ha). Và cây tam thất được đánh giá là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất từ trước đến nay được trồng tại huyện Si Ma Cai. Từ giá trị kinh tế cây tam thất đem lại, thêm nhiều hộ dân có ý định trồng loại cây này trong những năm tới, theo đó, diện tích cây tam thất vụ tới của Si Ma Cai có thể tăng mạnh.
Để giúp người dân tiêu thụ củ tam thất, ngành nông nghiệp huyện đang tích cực quảng bá sản phẩm củ tam thất tươi sau thu hoạch.
Tiềm năng nhưng không dễ "ăn"
ang khẩn trương thu những luống sâm đương quy cuối cùng để chuẩn bị đất trồng vụ kế tiếp, anh Tráng Hồng Phong ở thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, cho biết: Vụ đông năm 2014, gia đình anh trồng 1 ha cây đương quy. Sau hơn 2 năm, đến nay thu hoạch được hơn 4 tấn củ và 3 tấn thân lá bán cho Công ty Cổ phần Nam Dược với giá 50.000 đồng/kg, mang lại thu nhập gần 400 triệu đồng. "Trước đây, cũng diện tích đất này gia đình tôi trồng ngô, đậu tương thì chỉ thu mỗi năm gần 100 triệu đồng" - anh Phong cho biết thêm.
Vườn trồng đương quy của anh Tráng Hồng Phong ở thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu. Ảnh: Tùng Lâm
Hiện, việc trồng cây dược liệu đã giúp nhiều hộ dân ở Si Ma Cai thoát nghèo bền vững, đặc biệt có hộ đã trở thành tỷ phú. Ông Viên Đình Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai, cho biết: "Hiện huyện Si Ma Cai đã xây dựng thành công một số trang trại trồng cây dược liệu chuyên canh như: Tam thất, ý dĩ, đương quy, gừng, nghệ, khổ sâm bắc... với tổng diện tích trên 150 ha. Dự kiến, đến năm 2020, toàn huyện sẽ trồng mới hơn 350 ha cây dược liệu (cây tam thất, ý dĩ, đương quy; gừng, nghệ).
Tuy nhiên, từ thực tế triển khai trồng cây dược liệu ở Si Ma Cai đã phát sinh những thách thức không nhỏ. Có trang trại trồng cây dược liệu bị thiệt hại do sâu bệnh, do sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn nên giá bán không cao. Mặt khác, trồng cây dược liệu có yêu cầu kỹ thuật cao từ khâu làm đất, chọn giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản... Trong khi nhiều hộ dân ở Si Ma Cai chưa nắm chắc quy trình kỹ thuật nên gặp không ít khó khăn khi canh tác.
Để cây dược liệu thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn ở Si Ma Cai, trong thời gian tới, địa phương cần xây dựng quy trình trồng, chăm sóc từng loại cây dược liệu cụ thể phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Đặc biệt, việc phát triển cây dược liệu cần có lộ trình cụ thể; đồng thời có những chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư cùng với nông dân trồng cây dược liệu theo hướng chuyên canh, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, thu hoạch và cả khâu tiêu thụ sản phẩm.
Theo Vân Thảo-Tùng Lâm (Báo Lào Cai)
Dân chơi lùng mua gà đen mặt quỷ giá "khủng" Được bán tới 30 triệu đồng/cặp, gà đen mặt quỷ đang là giống gà đắt nhất trên thị trường hiện nay và được dân chơi khắp nơi lùng mua trong dịp Tết Đinh Dậu. Đây là giống gà có nguồn gốc từ Indonesia được nhập lần đầu tiên về Việt Nam bởi anh Trần Nhữ Giáp, chủ một trang trại chuyên nuôi và...