Vốn ưu đãi giúp hàng ngàn nông dân Khánh Hòa thoát nghèo
Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cam Lâm , Khánh Hòa, mà hàng trăm hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã đầu tư phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nhờ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH Cam Lâm, hàng ngàn người dân có điều kiện phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Ảnh: C.T
Thời gian qua, căn cứ vào nhu cầu thực tế của người dân, NHCSXH Cam Lâm đã tích cực tập trung giải ngân nguồn vốn tín dụng đến các hộ mới thoát nghèo để có điều kiện sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản… Qua thống kê, năm 2016, có 868 hộ vay với số tiền dư nợ đạt trên 23,2 tỷ đồng; năm 2017 có 2.488 hộ vay, với số tiền dư nợ trên 56,5 tỷ đồng. Doanh số cho vay các chương trình tính đến 31.10.2018 đạt trên 123 tỷ đồng/4.543 hộ vay.
Theo NHCSXH Cam Lâm, thông qua nguồn vốn, nhiều người dân đã mạnh dạn mở rộng sản xuất góp phần cải thiện đáng kể đời sống. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn đến các đối tượng, đáp ứng vốn kịp thời nhu cầu cho bà con trên địa bàn.
Video đang HOT
Theo Danviet
Vay vốn ngân hàng nuôi 20 ô cá bớp, chưa hết năm đã bỏ túi gần 1 tỷ
Cơn bão số 12 năm 2017 đã gây thiệt hại nặng nề về cho người dân tỉnh Khánh Hòa. Ngân hàng NNPTNT tỉnh và các đơn vị trực thuộc đã tích cực vào cuộc hỗ trợ vốn vay cho bà con nông dân để tái đầu tư sản xuất...
Tiếp sức kịp thời cho nông dân
Theo nông dân vùng Van Ninh, sau cơn bão số 12, người dân nơi đây đã nỗ lực khôi phục lại sản xuất, cộng thêm nguồn vốn hỗ trợ của Agribank Vạn Ninh phần nào giúp người dân có thêm động lực làm ăn.
Agribank Vạn Ninh đang là điểm tựa cho người dân vùng biển địa phương này. Ảnh: Công Tâm
Hơn 20 phút ngồi lên đênh trên dòng nước, chúng tôi thật sự vui mừng khi ghi nhận hoạt động nuôi tôm, cá, hàu... của người dân vùng biển Vạn Ninh diễn ra khá tấp nập, nhộn nhịp và một số hộ đang thu hoạch. Năm nay, bà con đạt năng suất nuôi trồng cao, bán được với giá khá nên ai cũng phấn khởi - đó là chia sẻ của các hộ.
Đang thu hoạch cá bớp trên bè nuôi, ông Trần Vĩnh Khương (tổ 4, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) phấn khởi cho biết: "Gia đình tôi ăn nên, làm ra hoàn toàn nhờ nguồn vốn của Agribank Vạn Ninh. Trước đây, tôi được Agribank Vạn Ninh hỗ trợ vay 100 triệu đồng để nuôi tôm hùm, ngay vụ đó gia đình đã có lãi và trả nợ ngân hàng, đồng thời xây dựng được căn nhà mới, số tiền còn lại đầu tư tiếp cho sản xuất. Nhận thấy nghề nuôi cá đang có hiệu quả kinh tế tốt nên gia đình chuyển sang nuôi cá bớp trên biển".
Đang làm ăn thuận lợi, đến năm 2017 cơn bão bất ngờ ập đến đã làm thiệt hại bè nuôi gần 3 tỷ đồng của ông Khương, giai đoạn này gia đình rất thiếu vốn để tái sản xuất. Thời điểm đó, ông và gia đình chạy khắp nơi để tìm vốn nhưng không thể tìm được. Đầu năm 2018, ông Khương được Agribank tạo điều kiện hỗ trợ 700 triệu đồng để mua con giống cá bớp, cá bè và thức ăn. Nhờ ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp với chịu khó chăm sóc, những ô cá của ông đã cho thu hoạch ổn định.
Theo ông Khương, từ đầu năm 2018 đến nay, gia đình đầu tư nuôi 20 ô cá bớp và cá bè theo hình thức cuốn chiếu. Riêng đợt vừa rồi, ông thu 500 con cá bớp, với giá bán dao động từ 200.000 - 210.000 đồng/kg, doanh thu gần 400 triệu đồng. Tiếp đó, ông bán 8 ô cá bớp, bình quân 110 - 120 con/ô, mỗi con nặng từ 3,5 - 4kg/con, sản lượng đạt gần 3,6 tấn, doanh thu gần 500 triệu đồng.
Ông Khương nói, nếu không có vốn của ngân hàng, giờ gia đình còn "dậm chân tại chỗ", bởi nguồn vốn đầu tư nuôi cá bớp cao hơn các loại cá khác. Tuy nhiên, cá bớp là loại thủy sản dễ nuôi, giá bán ổn định nên gia đình phần nào yên tâm hơn. Hai ô cá bè của ông đang phát triển tốt và dự định cuối năm ông sẽ xuất bán.
Tiếp tục mở rộng vốn cho đối tượng vay
Thời gian vừa qua, Agribank chi nhánh huyện Vạn Ninh đã triển khai nhiều hình thức tín dụng giúp cho nhân dân có thêm nguồn vốn để sản xuất và trở thành điểm tựa vững chắc cho người dân vùng ven biển yên tâm làm ăn. Theo lãnh đạo Agribank Vạn Ninh, tình hình kinh tế đang tiếp tục ổn định, một số ngành nghề sản xuất bị thiệt hại do bão đã được khắc phục và sản xuất trở lại.
Tính đến cuối tháng 9.2018, tổng dư nợ cho vay của Agribank Vạn Ninh đạt trên 889,7 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư lĩnh vực thủy sản đạt trên 434, 2 tỷ đồng và dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp trên 98,9 tỷ đồng. Có được kết quả trên nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các hội và đoàn thể.
Trong thời gian tới, Agribank Vạn Ninh sẽ tiếp tục mở rộng đối tượng đầu tư, tập trung tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu vay vốn của khách hàng ở từng khu vực. Bên cạnh tăng trưởng dư nợ, chi nhánh cũng sẽ tập trung xử lý các khoản nợ xấu bằng các giải pháp linh hoạt, chủ động để thu hồi, giảm thiểu nợ xấu và giám sát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng.
Theo Danviet
Khánh Hòa: Giá cúc giống, vật tư vụ hoa Tết tăng "chóng mặt" Mùa xuống giống hoa Tết năm nay ở Khánh Hòa, chi phí đầu tư cho mỗi chậu hoa cúc đang nhảy vọt, tăng từ 15.000 - 20.000 đồng/chậu so với các năm trước. Theo các nhà vườn trồng hoa tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), hoa cúc giống và các loại vật tư như: chậu, cây tre, phân bón, tro, trấu,... đều tăng...