Vốn thoái từ Trung Quốc chảy đi đâu?
Ngân hàng Thanh toán quốc tế ( BIS) cho hay luồng vốn thoái lên cao của Trung Quốc có thể không phải là chuyện đáng lo.
Nhận định của Ngân hàng Thanh toán quốc tế là tin tốt cho kinh tế Trung Quốc – Ảnh: Bloomberg
Theo CNBC, trong báo cáo của BIS, định chế tài chính hoạt động như một nhà băng dành cho các ngân hàng trung ương, cho trước đây một lượng lớn vốn đã được dùng để mua nhân dân tệ hải ngoại như một cách chơi với kỳ vọng nội tệ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng giá so với USD và Đại lục sẽ nâng lãi suất lên một chút trong thế giới mà nhiều ngân hàng trung ương đã tiến về mức dưới 0.
Giờ đây, kỳ vọng đã chuyển sang hướng nhân dân tệ mất giá, khiến việc nắm giữ đồng tiền này ít hấp dẫn hơn. Trong khi các nhà phân tích dự đoán rằng giới đầu tư đã và đang bán tài sản của Trung Quốc và gửi tiền vào quỹ nước ngoài, báo cáo của BIS không quá đặt nặng chuyện vốn thoái.
Video đang HOT
Tháng 12 năm ngoái, BIS cảnh báo rằng các thị trường mới nổi đang vay mượn quá nhiều và nhanh. Số vốn thoái khỏi Trung Quốc hồi quý 3/2015 là 175 tỉ USD và khoản tiền gửi nhân dân tệ giảm gần một nửa con số này.
Tuy vậy, BIS cho rằng một phần vốn bị rút ra khỏi Trung Quốc từ giữa năm 2014 đến nay xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp nội địa thanh toán những khoản nợ bằng USD vì lo ngại USD tăng giá, không phải do nhà đầu tư bán tháo tài sản nhân dân tệ. Các công ty Trung Quốc trực tiếp trả 34 tỉ USD cho các ngân hàng nước ngoài và 7 tỉ USD cho các ngân hàng trong nước.
Vốn thoái khỏi Trung Quốc có thể còn tăng lên thêm nữa. Số liệu quý 1/2016 cho thấy dòng vốn lớn hơn so với nửa cuối năm ngoái, theo BIS.
Tuần trước, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa hạ xếp hạng của Trung Quốc từ “ổn định” xuống “tiêu cực” do gánh nặng nợ, dự trữ ngoại hối giảm cùng bất ổn về vấn đề cải cách kinh tế là các yếu tố đe dọa tăng trưởng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Điều gì tạo nên sự hoang mang trên sàn chứng khoán Trung Quốc?
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mới đây có báo cáo giải thích nguyên nhân của đợt lao dốc chứng khoán Trung Quốc, biến động trên thị trường chứng khoán các nước mới nổi cũng như các nền kinh tế tiên tiến.
BIS vừa có báo cáo chỉ ra khởi nguồn của sự hoang mang về thị trường chứng khoán Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tính đến tháng 6.2015, giao dịch cổ phiếu Trung Quốc tăng đến 6 lần so với một năm trước đó trong bối cảnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ ào ạt đổ vào thị trường trước khi chứng khoán Trung Quốc lao dốc mùa hè vừa qua, theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
BIS là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, từng đưa ra cảnh báo sớm về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo CNBC, có đến 56 triệu tài khoản mới được mở ra tại Trung Quốc trong nửa đầu năm 2015. Đa phần các tài khoản này có chủ nhân là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đây có thể được xem là một trong các dấu hiệu cảnh báo về cuộc khủng hoảng.
Một tháng trước ngày 12.6, doanh thu từ giao dịch chứng khoán Trung Quốc vượt thị trường chứng khoán Mỹ - một thị trường chứng khoán tự do hơn và được xem là nơi trú ẩn an toàn - vì số lượng khổng lồ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này báo trước một phần của đợt biến động tồi tệ nhất từ trước đến nay của thị trường chứng khoán nước này hồi tháng 7, tháng 8.
Tiếp sau đó, nhiều mối lo ngại về Trung Quốc và các thị trường mới nổi tiếp tục gia tăng áp lực lên giới đầu tư. Tình hình tài chính của các nền kinh tế mới nổi trong nửa đầu năm nay là dấu hiệu sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán sắp đến. Cho vay ngân hàng đến các thị trường mới nổi giảm 52 tỉ USD trong quý đầu năm 2015, theo thống kê của BIS.
"Việc các áp lực phát huy tác dụng sau nhiều năm tích lũy là một trong những nguyên nhân chính của biến động chứng khoán", Claudio Borio - chuyên gia thuộc BIS nói. Nhiều lo ngại được đặt ra về việc kinh tế Đại lục yếu hơn nhiều so với các số liệu thống kê được chính phủ nước này đưa ra.
"Tình hình ở Trung Quốc kết hợp với cuộc đàm phán gói cứu trợ dành cho Hy Lạp trong tháng 6 và đầu tháng 7 làm sứt mẻ niềm tin của giới đầu tư, tạo áp lực lên giá trị tài sản toàn cầu. Một chu trình tự gia cố các điểm yếu trong giá cả hàng hóa, diễn biến chứng khoán các nền kinh tế mới nổi và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán các nước có kinh tế tiên tiến hơn", BIS cho biết.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ngân hàng HSBC: 'Tiền mặt là vua' Dù chứng khoán thế giới đã phục hồi sau đợt biến động đầu năm, giới chuyên gia ngân hàng HSBC vẫn cho rằng tiền mặt là vua và các nhà đầu tư nên thận trọng khi đổ tiền vào cổ phiếu. Ngân hàng HSBC nhận định tiền mặt là vua ở thời điểm hiện tại - Ảnh: AFP Theo Bloomberg, chuyên gia Fredrik...