Vốn niềm tin
Niềm tin và chuẩn mực xã hội là điều kiện tối cần thiết để một xã hội phát triển.
Theo quan điểm của Francis Fukujama, vốn xã hội ở cấp độ vĩ mô, cấp độ cao nhất, là niềm tin và chuẩn mực xã hội, ở đây chúng tôi xin được gọi tóm tắt là vốn niềm tin. Những ví dụ được nêu ở đây là các trải nghiệm thực tế của cá nhân nên chưa hẳn đã hoàn toàn phù hợp với nội dung muốn đề cập. Vì vậy, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét mang tính cá nhân qua so sánh với bối cảnh của Việt Nam.
Ví dụ 1. Đi xe buýt ở Berlin
Năm 2012, nhân chuyến lưu giảng ở ĐH Pecs (Hungary), Viện Hàn lâm khoa học Hungary và hội thảo ở Gottingen (CHLB Đức). Ấn tượng của tôi với hệ thống xe buýt và tàu điện ở Hungary và Đức là hệ thống này hết sức quy củ, sạch sẽ và tiện dụng. Đa phần người dân sử dụng vé tuần, vé tháng, vé năm, tuy theo nhu cầu của họ. Riêng khách lẻ phải mua vé trực tiếp trên phương tiện bằng tiền mặt thông qua hệ thống bán vé tự động, không có người bán vé hay soát vé, tất cả đều tự giác. Do chưa quen với dịch vụ này nên lần đầu tôi đã gặp khó khăn. Sau khi thực hiện xong, tôi nói đùa với người bạn đồng hành “nếu ở Việt Nam chắc chẳng ai mua nữa mà sẽ đi chùa luôn.” Và tôi hỏi liệu ở đây cứ đi xe mà không mua vé thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cô ngẩn người một lúc và nói rằng cô chưa từng thấy ai làm như vậy cả! và nếu có ai làm vậy thì chắc rằng sẽ bị những người xung quanh nhìn với một con mắt “kinh tởm.” Cô cho rằng vì cả xã hội tin tưởng vào hệ thống dịch vụ công nên không ai làm như vậy, dĩ nhiên không cần đến người soát vé.
Nhận xét: Vốn niềm tin ở các xã hội phát triển đủ để các công ty vận tải hành khách tin vào khách hàng và người dân có đủ lòng tin vào một xã hội minh bạch – xã hội dân sự.
Ví dụ 2. Sử dụng tài khoản ngân hàng ở Mỹ
Hầu hết các ngân hàng lớn ở Mỹ đều cho phép người dân sử dụng thẻ Credit Card để mua hàng hoặc rút tiền khi lượng tiền trong tài khoản không có hoặc không đủ, thậm chí co thể “tạm ứng” trước hàng chục nghìn USD. Nhưng sau đó, chủ tài khoản phải hoàn lại số tiền đã tiêu trong một thời hạn nhất định. Một lần, trong năm học đầu tiên, bộ phận tài vụ của trường nơi tôi đang theo học chuyển nhầm một khoản tiền 4000USD vào tài khoản của tôi. Tôi báo cáo việc này với ngân hàng, họ cảm ơn. Sau đó, tôi hỏi nếu tôi cứ sử dụng khoản tiền đó thì sao? Họ trả lời là ngân hàng sẽ điều tra các khoản thu chi, nếu chủ tài khoản không chứng minh được nguồn gốc thì khoản tiền đó sẽ bị truy thu. Với mỗi sai phạm buộc ngân hàng phải sử dụng biện pháp “bắt buộc,” thì độ tín nhiệm (accredit) của chủ tài khoản sẽ bị trừ đi. Khi mức độ sai phạm tới một mức độ nào đó, họ sẽ không cho phép chủ tài khoản này mở tài khoản ngân hàng (kể cả ở các ngân hàng khác, thông thường hệ thống ngân hàng có sự liên thông với nhau). Và khi không có tài khoản ngân hàng thì sẽ không thể đi xin việc và sẽ vô cùng khó khăn trong việc thanh toán các khoản chi tiêu.
Video đang HOT
Nhận xét: Hệ thống ngân hàng được quản lý chặt chẽ, liên thông với nhau và liên thông với hệ thống quản lý của các cơ quan pháp luật như tòa án, cảnh sát hay bộ phận cấp thị thực. Người dân tự giác tuân thủ các quy định của thể chế. Do có niềm tin vào hệ thống ngân hàng nên người dân không tích trữ tiền mặt hay vàng như ở ta. Sự kiện siêu lừa Huyền Như và sự chối bỏ trách nhiệm của Vietinbank trong “đại án” 4000 tỷ vừa qua sẽ khiến cho niềm tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng Việt Nam giảm sút nghiêm trọng.
Ví dụ 3. Niềm tin được bảo vệ tính mạng
Trong một lần đi máy bay từ Boston đến Los Angeles tôi chứng kiến một phụ nữ bị khó thở cần cấp cứu, phi hành đoàn đã cho hạ cánh khẩn cấp. Sau đó họ giải thích rằng mỗi lần hạ cánh, cất cánh cùng với các chi phí cấp cứu và chăm sóc y tế sẽ tốn hàng chục hoặc hàng trăm nghìn USD bên cạnh việc gây chậm trễ cho toàn bộ hành khách nhưng việc bảo vệ tính mạng con người là quan trọng nhất nên họ cần phải làm và họ có lời xin lỗi đến tất cả hành khách.
Nhận xét: Người dân tin vào mức độ an toàn và trách nhiệm của ngành hàng không Mỹ nên việc sử dụng máy bay làm phương tiện đi lại ở Mỹ hết sức phổ biến. Thông thường trên bầu trời nước Mỹ luôn luôn có khoảng 8000 máy bay đang bay (không kể các máy bay ở dưới mặt đất). Niềm tin này giúp cho công nghiệp hàng không Mỹ phát đạt.
Kết luận chung: Niềm tin và chuẩn mực xã hội là điều kiện tối cần thiết để một xã hội phát triển. Một xã hội không có (hoặc không còn) niềm tin sẽ là một xã hội không thể phát triển. Nói cách khác, đó là một xã hội vận hành theo nguyên tắc của kẻ mạnh “cá lớn nuốt cá bé” và các luật lệ ở đây đều không có tác dụng, ngoài luật rừng.
Xuân Quý Ngọ 2014
Đinh Hồng Hải/ Theo Tia sáng
Theo_VietNamNet
Sắp có lời giải cho 156.000 tỷ đồng nợ xấu
Dự thảo Nghị định về Công ty quản lý tài sản đã hoàn thành, nếu thuận lợi trong tháng 4 sẽ ban hành. Đây là một giải pháp quan trọng để xử lý gần 156.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, qua đó gỡ nút thắt tín dụng.
Trao đổi với Dân trí tại Hội thảo "Triển vọng kinh tế 2013 - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam" do trường doanh nhân PTI tổ chức ngày 10/03/2013, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển (thành viên nhóm cố vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) tiết lộ, Dự thảo Nghị định thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) hiện đã hoàn thành, nếu thuận lợi sẽ ban hành vào tháng 4 tới.
Trước đó, tại Nghị quyết phiên họp triển khai nhiệm vụ đầu năm diễn ra sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trình Chính phủ thành lập và quy định về Điều lệ Công ty quản lý tài sản để triển khai thực hiện ngay trong quý I/2013.
Theo nhận định của chuyên gia Trương Đình Tuyển, nợ xấu là một trong những thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam 2013. Theo đó, đây là mấu chốt của nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng tín dụng, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu tăng trưởng GDP.
Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ sẽ tập trung vào việc xử lý nợ xấu và đến cuối tháng này, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ có thể sẽ bàn đến việc ban hành một khung pháp lý cho thành lập VAMC. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông thì vấn đề nợ xấu sẽ vẫn chưa thể được giải quyết trong nửa đầu năm và sẽ cần một thời gian - do đó, tín dụng đến giữa năm chưa tăng trưởng được như mong muốn. Hai tháng đầu năm, dư nợ tín dụng ra nền kinh tế vẫn ở mức âm 0,16%.
Nợ xấu đang là nút thắt, gây tắc nghẽn dòng tín dụng từ ngân hàng tới doanh nghiệp.
Từng trao đổi về vấn đề này với Dân trí tại cuộc họp báo gần đây của Worldbank, TS Võ Trí Thành nhận xét, tiến trình xử lý nợ xấu cũng như xử lý các ngân hàng yếu kém của Việt Nam có phần chậm trễ - mà một trong những lý do là "thiếu tính kiên quyết và triệt để".
Điều này thể hiện ở việc thiếu sự giải trình với xã hội trước những băn khoăn liên quan đến vấn đề dòng tiền, lợi ích nhóm, những vấn đề văn bản pháp lý cho giao dịch tài sản và nguồn lực thực hiện.
"Cái khó nhất hiện nay là liệu các nhà hoạch định chính sách có dám ra đối diện với thị trường để có một cách giải trình minh bạch hay không. Đây là điều quan trọng trong bối cảnh lợi ích nhóm và hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đang là những vấn đề rất nhạy cảm".
Ông cũng khẳng định, những nguyên tắc cho xử lý nợ xấu đã được đặt ra khá rõ ràng: Nguyên tắc trước hết là minh bạch. Thứ đến đảm bảo thị trường mua bán nợ xấu có thanh khoản. Ba là tối thiểu hóa can thiệp và chi phí của Nhà nước - chưa đề cập đến khả năng có thể có lãi từ hoạt động này hay không. Cuối cùng là phải gắn xử lý nợ xấu với chương trình tái cơ cấu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đề cập đến nguồn vốn cho VAMC, TS Thành nói :"Tiền là quan trọng nhưng không phải quan trọng nhất, chúng ta có đủ cách và đủ tiền để làm." Theo đó, nếu coi nợ xấu của Việt Nam có 10 đồng, nhiệm vụ phải đưa về 3 đồng chứ không phải đưa về 0. Trong số 7 đồng phải xử lý thì dự phòng rủi ro đã là 3-3,5 đồng và phần còn lại 3-3,5 đồng cũng không bắt buộc phải xử lý ngay lập tức.
Ông cũng cho biết thêm, tất cả AMC trên thế giới hầu hết có hai cách tạo tiền ban đầu: cách thứ nhất là do Ngân hàng Trung ương bơm tiền; cách thứ hai là Chính phủ phát hành trái phiếu nhà nước bảo lãnh.
"Để chống lại lợi ích nhóm thì VAMC sẽ thuộc Chính phủ chứ không thuộc NHNN hay Bộ Tài chính, và sẽ có nhiều cơ quan tham gia để đảm bảo quá trình này minh bạch" - TS Võ Trí Thành cho hay.
Trong bối cảnh hiện tại, sự ra đời và vai trò của VAMC là cần thiết và hành động của Chính phủ phải thật sự quyết liệt. Bởi, điều này quyết định sự tăng trưởng dòng tín dụng trong ngắn hạn và tính lành mạnh của hệt thống ngân hàng.
Tuy nhiên, VAMC chỉ là một giải pháp quan trọng trong tổng thể rất nhiều giải pháp liên quan đến xử lý nợ xấu như cải cách doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại nợ của các NHTM và gắn với vai trò của DATC (Bộ Tài chính).
Theo thông tin mới nhất, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã được giảm xuống còn 6% trên tổng dư nợ, tương đương với gần 156 nghìn tỷ đồng (tạm tính của tác giả bài viết dựa trên các số liệu công bố của NHNN).
Theo Dantri
Hai tháng đầu năm, gần 9.000 doanh nghiệp đóng cửa Trong khi số lượng thành lập mới chỉ đạt 8.000 doanh nghiệp thì đã có tới 8.600 doanh nghiệp phải ngưng hoạt động trong 2 tháng đầu năm. Giữa lúc đó, tốc độ vốn ra nền kinh tế âm 0,16% còn tiền vào ngân hàng tăng 1,84%. Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam. Theo thông tin được Bộ trưởng Chủ nhiệm...