Vốn ngoại đổi màu và cơ hội của chứng khoán
Từ đầu năm 2016 đến nay, theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra lượng cổ phiếu trị giá tổng cộng 59.744 tỉ đồng và mua vào 49.055 tỉ đồng, bán ròng 10.689 tỉ đồng, tương đương 479,3 triệu đô la Mỹ. Đây là mức bán ròng mạnh nhất trong thời gian hơn tám tháng kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, nó gần gấp 5 lần giá trị mua ròng của họ cả năm ngoái.
Nước ngoài đã bắt đầu bán ròng mạnh từ tháng 12-2015. Tháng cuối cùng của năm ngoái họ bán ra 7.306 tỉ đồng và mua vào 5.311 tỉ đồng, bán ròng gần 2.000 tỉ đồng. Xu hướng này tiếp diễn trong những tháng đầu năm và chỉ riêng tháng 8-2016 mức bán ròng được nâng lên gần 1.900 tỉ đồng. Các cổ phiếu bị bán ra mạnh và liên tục hầu hết là blue-chips như MSN, VIC, BID, CTG, HPG, HSG, VCB, MWG. Ngay cả trước khi VNM nới room lên 100%, khi thị giá cổ phiếu này vượt qua mốc 150.000 đồng (trước khi chia cổ phiếu thưởng và trả cổ tức), khối ngoại đã “nói lời chia tay” với VNM bằng động thái bán ra không ngưng nghỉ.
Phải chăng thị giá cổ phiếu ở Việt Nam đã quá cao so với các nước khu vực?
Vì sao khối ngoại lại bán ròng trong năm nay và bán một cách mạnh mẽ sau nhiều năm mua ròng (lúc nhiều lúc ít)? Phải chăng thị giá cổ phiếu ở Việt Nam đã quá cao so với các nước khu vực? Câu trả lời trước hết mang tính kỹ thuật. Thứ nhất năm nay là năm một số quỹ ngoại (quỹ đóng) phải đóng quỹ và chuyển tiền về nước. Có quỹ đáng ra phải đóng từ năm ngoái, nhưng đã lần lữa đến năm nay, chờ đợi thanh khoản thị trường tốt hơn và thị giá cổ phiếu cao hơn. Năm nay bình quân thanh khoản của sàn HOSE đã đạt mức trên 100 triệu đô la Mỹ/ngày, còn thấp hơn 5-7 lần so với thanh khoản bình quân thị trường chung khu vực ASEAN, nhưng đã cải thiện đáng kể so với chính nó vài năm trước.
Xét về giá, một số blue-chips mà họ cần thoái vốn đã đạt thị giá cao nhất từ khi niêm yết như VNM, HPG, MWG, VIC, VCB. Chỉ có giá MSN đang thấp nhất trong vòng năm năm qua. Bù lại thanh khoản của MSN được gia tăng lên mức cả triệu đơn vị/ngày. Nhiều tổ chức ngoại đã nắm giữ MSN quá lâu ở mức giá thấp và khi giá cổ phiếu đã không thể quay lại mức đỉnh của năm năm, họ có xu hướng bán ra chốt lời.
Nước ngoài đã bắt đầu bán ròng mạnh từ tháng 122015. Tháng 12 của năm ngoái họ bán ra 7.306 tỉ đồng và mua vào 5.311 tỉ đồng, bán ròng gần 2.000 tỉ đồng. Trào lưu này tiếp diễn trong những tháng đầu năm và chỉ riêng tháng 8-2016 mức bán ròng được nâng lên gần 1.900 tỉ đồng.
Thứ hai một số quỹ đầu tư nước ngoài có thể thay đổi nhà đầu tư và trong trường hợp đó, họ cần đánh giá lại giá trị tài sản ròng tính bằng tiền, nên họ bán ra cổ phiếu. Khi bán xong, họ có thể mua lại chính những cổ phiếu đã bán và bắt đầu khởi động lại một chu kỳ mới của quỹ.
Mặt khác, khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài đã thay đổi. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang chảy vào các doanh nghiệp lớn chưa niêm yết, các lĩnh vực được nhận định là nổi trội của nền kinh tế như bán lẻ, công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng và chờ đón đầu những “ông lớn” chuẩn bị cổ phần hóa như MobiFone hoặc Nhà nước đã lên kế hoạch thoái vốn với tỷ lệ lớn như Habeco, Sabeco. Trên sàn hiện tại không dễ để tìm những doanh nghiệp tầm cỡ, đủ sức tiếp nhận dòng nguồn vốn hàng trăm triệu đô la Mỹ.
Video đang HOT
Sự rút lui của thế hệ quỹ cũ có thể sẽ dọn đường cho một thế hệ quỹ mới tiếp theo. Thực lực tài chính của thế hệ quỹ mới đến đâu phụ thuộc vào chính thị trường Việt Nam. Chứng khoán Việt sẽ ở mức nào để vốn gián tiếp chảy vào? Nếu chứng khoán là một con sông lớn, tiếp giáp với biển, có cảng đủ rộng để đón tàu bè quốc tế ra vào nhộn nhịp, các con tàu sẽ đến, chúng có thể neo đậu dài ngày, đi lại ngắn ngày. Tạo lưu thông luồng lạch là ở chủ nhà, không phải ở khách. Tiền ở bên ngoài luôn có, nhất là trong bối cảnh tiền rẻ đang lưu lạc khắp nơi do hậu quả hạ lãi suất và bơm tiền kích thích kinh tế của nhiều nước.
Tuy nhiên sự trưởng thành và vận động đi lên của chứng khoán Việt Nam trong thời gian ngắn trước mắt và lâu dài lại không phụ thuộc nhiều vào dòng vốn nước ngoài. Những năm 2006-2007, VN-Index đã “lớn nhanh như thổi” không phải bằng vốn ngoại, mà bằng chính nội lực trong nước và khối ngoại đã chạy theo vốn nội. Có những điểm không phải tương đồng hoàn toàn, song một số điều kiện hiện tại đang chỉ ra tiền nội sẽ là động lực cho chứng khoán chuyển động trong năm nay và năm sau. Một cách kiệm lời, không “đao to búa lớn”, chính sách tiền tệ đang được nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng GDP. Sự nới lỏng này khác ở chỗ nó được kiểm soát tương đối chặt để “rơi” vào những lĩnh vực ít xảy ra nợ xấu. Trên cơ sở nợ xấu chậm lại, tìm nguồn để giải quyết dứt điểm nợ xấu mới được khơi thông trước mắt về tư tưởng, sau đó trong hành động.
Chứng khoán được hưởng lợi gián tiếp trong bối cảnh đó. Bất chấp những nỗi nghi ngờ của cả những người ít lạc quan hơn cả, lãi suất đang giảm xuống cho dù chậm chạp. Sự chậm chạp ấy đã tiến đến rìa của một mặt bằng, và sắp tới nó có thể lao xuống với tốc độ nhanh. Chưa bao giờ thị trường tiền tệ chứng kiến lãi suất qua đêm ở mức 0,43%/năm.
Tuần trước, có ngân hàng còn cho vay qua đêm liên ngân hàng 0,1%/năm. Lãi suất đang còn bấu víu vào trái phiếu, nhưng ngay cả chỉ tiêu phát hành đã điều chỉnh trong năm nay lên 250.000 tỉ đồng, phát hành trái phiếu cũng sắp cán đích. Cứ với tốc độ điều hành tiền tệ hiện hành, quí 4-2016 các ngân hàng sẽ không còn trái phiếu để mua, tiền sẽ chảy đi đâu? Lãi suất huy động sẽ phải lùi bước trước tiên và tiền trong xã hội sẽ đi đâu về đâu một khi lãi suất tiết kiệm xuống thấp? Không phải tất cả tiền nhàn rỗi, nhưng có một phần sẽ chảy vào chứng khoán. Mà đó là dòng chảy đúng hướng. Cơ hội của chứng khoán đang gần cho dù khối ngoại có thay đổi sắc màu bán ròng hay mua ròng bao nhiêu chăng nữa.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Forbes: Việt Nam sẵn sàng hóa thành con hổ châu Á kế tiếp
Bài viết dưới đây là góc nhìn về kinh tế Việt Nam của cây bút Ed Fuller, được đăng tải trên tạp chí Forbes. Ông Fuller là lãnh đạo ngành khách sạn, nhà giáo và tác giả nổi tiếng thế giới.
Forbes: Việt Nam sẵn sàng hóa thành con hổ châu Á kế tiếp
Với nhiều người trong thế hệ của tôi, Việt Nam là một bí ẩn phức tạp, tùy thuộc vào trải nghiệm và kỷ niệm về đất nước này trong lòng mỗi người.
Tôi đến miền Nam Việt Nam năm 1970 với vị trí đại úy quân đội Mỹ, ngay lập tức bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp thiên nhiên cùng sự ấm ấp, chân thành và hiếu khách của người Việt Nam. Trách nhiệm đưa tôi đến nhiều thành phố và cơ sở tại đây, dũa sắc niềm đam mê học hỏi về văn hóa, người dân và các quốc gia châu Á. Với lịch sử 4.000 năm, tôi thấy rằng Việt Nam có cơ sở văn hóa phong phú. Tôi hiểu rằng người Việt tin vào lời dạy của Khổng Tử, vốn nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ, trách nhiệm và nghĩa vụ. Khi tôi thân thuộc hơn với lịch sử nước Việt, những gì khiến tôi nhớ là hơn 2.000 năm đấu tranh chống quân xâm lược nước ngoài và quan trọng hơn, là khả năng học hỏi của người Việt để cuối cùng chống được ách ngoại xâm.
Hậu chiến, dân Việt Nam nói về nước Mỹ như thế này: "Tại sao chúng tôi nên tức giận người Mỹ? Chúng tôi chiến đấu với Trung Quốc 1.000 năm, chống Pháp 100 năm và chống Mỹ 10 năm". Có ai tự vấn rằng ngày nay, Mỹ là đối tác thương mại chính của Việt Nam?
Tôi về lại Sài Gòn năm 2006. Tập đoàn Marriott khi ấy đang đàm phán làm ăn nhưng tình hình không khả quan, vì thế tôi dành thời gian của mình làm việc khác. Đây là lúc tôi được mở rộng tầm mắt. Chuyến đi đó là lần đầu trong số 14 chuyến đi của tôi trên đất nước này từ năm 2006.
Con hổ tiếp theo của châu Á?
Ngày nay, Việt Nam sẵn sàng để trở thành con hổ tiếp theo của châu Á. Như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trước đây, Việt Nam đang pha chế công thức đúng cho sự tăng trưởng bền vững, nhanh chóng.
Như tờ The Economist viết hồi tháng 8, "đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chạm kỷ lục trong năm 2015 và tăng trở lại trong năm nay. Các thương vụ đạt 11,3 tỉ USD trong nửa đầu năm 2016, tăng 105% từ cùng kỳ năm ngoái dù kinh tế thế giới đang di chuyển chậm chạp. Các hiệp định thương mại lý giải phần nào tình hình song một thứ gì đó sâu sắc hơn đang diễn ra".
Kể từ năm 1990, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trung bình gần 7% mỗi năm, chỉ đứng sau Trung Quốc. Mức tăng trưởng kéo đất nước ra khỏi hàng quốc gia có mức thu nhập thấp nhất thế giới. Nếu người Việt có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 7% trong một thập kỷ tới, họ sẽ như Trung Quốc và các con hổ châu Á khác. Song hôm nay Việt Nam đang đứng giữa ngã ba đường. Như tờ The Economist viết, nếu tăng trưởng kinh tế Việt Nam rơi trở lại mức 4%, họ sẽ "kết thúc đồng hạng với Thái Lan, Brazil".
Việt Nam có thế mạnh gì?
Những gì Việt Nam có để tiến tới là 92 triệu dân, đa phần là người trẻ (với độ tuổi trung bình là 30,7) và có tay nghề. Chi tiêu công cho giáo dục vào khoảng 3,6% GDP, cao hơn ngưỡng bình quân của hầu hết các nước thu nhập thấp và trung bình. Xếp hạng trên thế giới, thiếu niên 15 tuổi Việt Nam thường xuyên vượt các bạn người Mỹ, Anh trong môn toán, khoa học. Tất cả yếu tố trên có lợi cho các nhà máy Việt Nam, nơi người lao động phải dùng được máy móc phức tạp.
Một yếu tố có lợi khác là vị trí địa lý của đất nước. Giáp Trung Quốc giờ đây là lợi thế cạnh tranh vì, như The Economist cho biết, không nước nào gần với trung tâm sản xuất ở phía nam Trung Quốc hơn Việt Nam, với các nối kết đường bộ, đường biển. Lương bổng Đại lục tăng khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành điểm đến cho giới doanh nghiệp muốn dời sang các trung tâm sản xuất chi phí thấp hơn.
Cuối cùng, Việt Nam góp mặt trong một số hiệp định thương mại. Tờ báo Anh cho hay nước này sẽ hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP) nếu thỏa thuận đó thành công. Tuy nhiên, ngay trong trường hợp TTP không hoàn tất, Việt Nam vẫn có nhiều thỏa thuận đang tiến hành và sắp có hiệu lực khác với Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc.
Riêng ngành du lịch
Du lịch đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam, góp hơn 16 tỉ USD cho nền kinh tế, hay 9,3% GDP, hồi năm ngoái, theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC). Với mục tiêu thu hút 55 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm đến năm 2030, Việt Nam giới thiệu chính sách miễn thị thực vào năm ngoái, áp dụng với du khách đến từ 22 nước châu Âu và châu Á, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Nga và chín nước thành viên ASEAN. Luật mới cho phép du khách đến Việt Nam không cần thị thực, ở lại tối đa 15 ngày.
Thêm vào đó, một lượng lớn dự án cơ sở hạ tầng và giao thông chính đang được lên kế hoạch trong vòng 15 năm tới, bao gồm bảy khu vực phát triển du lịch mới, nhiều tuyến đường thủy tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh cũng như tuyến đường sắt đến tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khu vực dự kiến sẽ tiến xa hơn nhờ một loạt thỏa thuận song phương được ký kết với các nước Lào, Campuchia và Myanmar.
Nhờ thế, giới phân tích dự đoán nguồn cung phòng khách sạn sẽ tăng trong ba năm tới. Hãng tư vấn bất động sản CBRE cho hay số phòng khách sạn ở TP.HCM và Hà Nội tăng 8% mỗi năm đến năm 2018. WTTC cũng lạc quan như vậy khi báo cáo gần nhất cho hay tốc độ tăng trưởng hằng năm ngành du lịch Việt Nam là 6,2% trong thập niên tới.
Đã gần 50 năm kể từ ngày đầu tôi đặt chân lên đất Việt. Dù chuỗi sự kiện ngày qua chẳng có gì lý tưởng, tôi rất vui mừng vì những thứ thay đổi ngày nay. Trong kinh doanh khách sạn, khi đánh giá một bất động sản để phát triển, trước hết chúng tôi nhìn vào "cốt lõi". Việt Nam luôn có "cốt lõi". Thật tuyệt khi nhìn thấy tầm nhìn phát triển mang lại tối đa tiềm năng cho tương lai kinh tế Việt Nam.
Theo Thanh Niên
Không cần cấm huy động vốn Cấm huy động vốn từ một đến ba năm đối với pháp nhân thương mại là một loại hình phạt bổ sung, xuất hiện lần đầu tiên trong Bộ luật Hình sự năm 2015, nhưng đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý cần phải được xem lại. Điều 81 về "Cấm huy động vốn" của Bộ luật Hình sự quy định: "Cấm...