Vốn hỗ trợ đến tay, có ngay vườn nhãn quý
Ido là giống nhãn có giá trị kinh tế nhưng chi phí sản xuất cao gấp đôi nhãn da bò. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều nhà vườn tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã có điều kiện chuyển từ giống nhãn da bò sang trồng giống nhãn Ido…
Bước đệm cho nhà nông
Trước tình hình giống nhãn da bò bị tàn phá dữ dội bởi dịch bệnh chổi rồng, nhiều hộ dân trồng cây ăn trái xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ đã tiếp cận với giống nhãn Ido. Đây là giống nhãn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, đa số nông dân đều thiếu vốn, không có khả năng đầu tư chuyển đổi giống một cách hoàn thiện. Trước tình hình đó, Hội ND xã đứng ra lập dự án vay vốn Quỹ HTND để hỗ trợ ND thực hiện mô hình chuyển đổi giống và thâm canh cây nhãn Ido.
Các nhà nông trong dự án sử dụng Quỹ HTND trồng nhãn Ido thường xuyên trao đổi kỹ thuật chăm sóc. Ảnh: Chúc Ly
Dự án cải tạo và thâm canh cây nhãn Ido tại xã Hòa Ninh có tổng số vốn đầu tư gần 340 triệu đồng, trong đó vay vốn từ nguồn Quỹ HTND là 200 triệu đồng, còn lại 140 triệu đồng là vốn đối ứng của các hộ. Tham gia dự án có 15 hộ với tổng diện tích đất vườn là 8ha. Dự án có thời hạn sử dụng vốn là 3 năm.
Với hơn 6 công đất vườn, những năm trước gia đình ông Nguyễn Văn Nguyên (ngụ ấp Hòa Lợi, xã Hòa Ninh) có thu nhập bấp bênh do trồng giống nhãn da bò. Nhưng từ khi chuyển sang trồng giống nhãn Ido, tình hình sản xuất ngày càng ổn định. Ông Nguyên cho biết: “Năm 2013, nhờ được vay 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND tôi đã có điều kiện để cải tạo đất vườn, mua cây giống, trồng lại 6 công nhãn Ido. Đây là giống nhãn có năng suất và giá bán cao hơn hẳn giống nhãn da bò. Hiện nay, trung bình mỗi hộ trong dự án có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm”.
Video đang HOT
Cùng suy nghĩ đó, ông Dương Cánh Dân (ngụ cùng ấp Hòa Lợi) chia sẻ: “Trung bình 1 công nhãn Ido phải tốn chi phí khoảng 1,5 triệu đồng/vụ, còn khi cải tạo trồng mới thì phải tốn vài chục triệu đồng/công. Chính vì vậy, có được sự hỗ trợ từ Hội ND để tiếp vốn cho ND là điều rất cần thiết”.
“Thời điểm vay vốn, tôi có 4 công nhãn Ido đã được 3 năm tuổi. Mỗi vụ tôi cần khoảng 13 triệu đồng để chăm sóc vườn. Nhờ được hỗ trợ vay vốn Quỹ HTND mà vườn nhãn của tôi năm đó phát triển tốt vì được bón phân, xịt thuốc đầy đủ. Vụ nhãn này, ước tính tôi có thể thu được khoảng 4 tấn nhãn. Với giá bán trung bình từ 20.000 đồng/kg, tôi thu ít nhất cũng khoảng 80 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, tôi còn lãi gần 60 triệu đồng” – ông Dân phấn khởi nói.
Thay đổi thói quen canh tác
Ông Nguyễn Hữu Diệu – Chủ tịch Hội ND xã Hòa Ninh, cho rằng, nguồn vốn từ Quỹ HTND đã giúp cho nhiều nhà vườn có điều kiện thay đổi thói quen canh tác, xóa bỏ giống nhãn kém chất lượng, thay thế bằng giống nhãn có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa, bên cạnh sự hỗ trợ về vốn, các ngành chức năng cùng với Hội ND cũng đã mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nhãn Ido, nhằm hỗ trợ thêm về mặt kỹ thuật cho nhà nông.
Bà Huỳnh Thị Hường – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Long Hồ, nhận định: “Qua mỗi chu kỳ vay vốn thì nhận thức của hội viên, ND được nâng lên. Nhiều ND tự nguyện xin gia nhập vào Hội ND. Nguồn vốn vay Quỹ HTND đầu tư cho hội viên đều rất thiết thực và mang lại lợi ích, nên chất lượng hoạt động Hội ND từ cơ sở đến chi, tổ hội được nâng lên đáng kể”.
Theo Danviet
Hệ lụy đảo nợ nhìn từ vụ VDB Minh Hải
Lập khống hồ sơ để được vay vốn ưu đãi là chiêu trò mà 7 doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau thực hiện để "qua mặt" ngân hàng, chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng.
Cả nghìn tỷ đồng nợ của VDB Minh Hải "chưa hẹn ngày về"
Theo Điều 9, Quyết định 1627, việc đảo nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong khi Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/1/2014 nêu, mặc dù các TCTD được chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu, nhưng nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng. Luật Tín dụng cũng không có quy định nào đề cập đến vấn đề đảo nợ, cho nên việc đảo nợ bị nghiêm cấm.
Thực tế cho thấy, đảo nợ đã gây ra nhiều mối nguy khôn lường. Minh chứng gần đây là vụ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Minh Hải (VDB Minh Hải) bị 7 DN thủy sản ở Cà Mau chiếm đoạt tổng cộng 1.069 tỷ đồng (đã trừ đi 336 tỷ đồng tiền lãi phạt).
Theo đó, năm 2008, VDB Minh Hải được thành lập nhằm hỗ trợ vốn cho các DN trong lĩnh vực tín dụng đầu tư và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Nhiều thời điểm, VDB Minh Hải đề nghị cho vay đối với DN có nợ quá hạn, song VDB đều có văn bản chỉ đạo "nghiêm cấm cho vay đảo nợ dưới mọi hình thức", "tuyệt đối không được phát sinh nợ quá hạn và giải ngân đảo nợ".
Mặc dù vậy, các DN tìm đủ mọi phương thức, kể cả gian lận, để được cấp tín dụng và phần lớn số tiền vay được dùng để "đắp" vào món nợ cũ. Về phía ngân hàng, vì muốn bảo đảm không phát sinh nợ quá hạn nên cũng bất chấp luật lệ. Hệ lụy, cả DN và cán bộ ngân hàng cùng vướng vòng lao lý, trong khỉ cả nghìn tỷ đồng nợ "chưa hẹn ngày về".
Trong số 7 công ty vay nợ lớn, DN Tư nhân (DNTN) Ngọc Sinh là con nợ lớn nhất của VDB Minh Hải. DN này do Đặng Thị Ngợi (Giám đốc DNTN Ngọc Sinh) vốn có quan hệ tín dụng với VDB Minh Hải từ năm 2002. Tại thời điểm năm 2009, DNTN Ngọc Sinh còn nợ VDB số tiền 274 tỷ đồng.
Kinh doanh thua lỗ triền miên, dư nợ ngày càng lớn, Đặng Thị Ngợi chỉ đạo nhân viên lập khống kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính gửi VDB Minh Hải để xin tiếp tục vay vốn. Mặc dù biết rõ DNTN Ngọc Sinh nợ nần chồng chất, làm ăn không có lãi, nhưng VDB Minh Hải vẫn chấp nhận giải ngân số tiền 303 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong danh mục chi tiêu, Đặng Thị Ngợi đã dùng tới 285 tỷ đồng để đảo nợ và chỉ sử dụng phần rất nhỏ (2,7 tỷ đồng) để thu mua nguyên liệu.
Cũng rơi vào hoàn cảnh làm ăn bết bát, để được hưởng vốn ưu đãi, Nguyễn Tấn Hải (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Chế biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản Việt Hải - Công ty Việt Hải) đã ủy quyền cho cấp dưới ký các chứng từ quan hệ vay vốn. Thực chất, mọi hoạt động tài chính của Công ty Việt Hải vẫn do Hải "giật dây".
Từ tháng 9/2009 đến 6/2010, Nguyễn Tấn Hải chỉ đạo người làm thuê lập 30 hồ sơ khống vay vốn 101,5 tỷ đồng của VDB Minh Hải. Trái với cam kết thỏa thuận, Nguyễn Tấn Hải sử dụng 62 tỷ đồng để đảo nợ, số tiền còn lại để chi cho một số hoạt động khác và mua bất động sản.
Trên đây chỉ là 2 trường hợp điển hình trong việc cho vay của VDB Minh Hải. Điểm chung là các DN này đều sử dụng phần lớn số tiền vay để đảo nợ tại chính VDB Minh Hải hoặc các nhà băng khác, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Hành vi sai trái của các DN trên là rõ ràng, song vấn đề cần lưu tâm chính là trách nhiệm, trình độ của cán bộ ngân hàng. Lời khai của cán bộ tín dụng bộc lộ rõ sự tắc trách, quy trình thẩm định qua loa, chỉ dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp mà không kiểm tra, đối chiếu thực tế. Mức cho vay do lãnh đạo chi nhánh là Trịnh Tuấn Mẫn (nguyên Giám đốc VDB Minh Hải) giao theo bảng kê phân bổ hạn mức tín dụng hàng quý, cán bộ tín dụng không được thẩm định nhu cầu vốn của DN để đề xuất mức vốn cho vay. Thời điểm chi nhánh giải ngân ồ ạt (từ tháng 7/2009 đến năm 2011), cán bộ tín dụng dù biết rõ hiện trạng của các DN, nhưng vẫn đề nghị cho vay.
Trong vụ án này, 16 bị can bao gồm các lãnh đạo và nhân viên tại 7 DN thủy sản ở Cà Mau bị truy tố về tội "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản"; 8 bị can khác nguyên là lãnh đạo, cán bộ của VDB Minh Hải bị truy tố tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các TCTD".
Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được vay vốn với lãi suất ưu đãi 5-7%/năm Tới đây, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ra mắt. Thông tin chính thức được phát đi là, các khoản vay với lãi suất ưu đãi từ 5 đến 7% dành cho doanh nghiệp thuộc đối tượng của Quỹ đã sẵn sàng. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng sẽ giúp...