Vốn bền vững nhờ dân… tiết kiệm
Việc triển khai thực hiện đề án củng cố, nâng cao hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã đạt được những kết quả khả quan. Trong đó, chất lượng nguồn tín dụng tăng lên nhờ việc tuyên truyền, vận động khách hàng thực hành tiết kiệm từ những món tiền nhỏ.
Làm sổ tiết kiệm từ… ổ trứng gà
Ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa (Cầu Ngang) vốn phần lớn các hộ dân là đồng bào dân tộc Kh’mer. Tuy vẫn còn khó khăn nhiều, nhưng đời sống người dân trong ấp những năm gần đây đã có sự cải thiện rõ rệt. Điển hình nhất là hộ gia đình anh Thạch Thành Trung. Nhà đông anh em, khi lập gia đình ở riêng, vợ chồng anh Trung không có nổi tấc đất cắm dùi. Đất ruộng thì mẹ anh đang mang đi cầm cố. “Nếu không được vay vốn Ngân hàng CSXH mấy đợt, trong đó có vốn vay chuộc đất thì có lẽ vợ chồng tui giờ vẫn đi ở nhờ, con cái thất học”.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Sáng, ấp Cẩm Hương, xã Mỹ Hòa (Cầu Ngang) góp tiền tiết kiệm từ 2 công đất trồng rau, màu bán hàng ngày. Ảnh: Phương Đông
Tính đến hết quý I.2018, tổng vốn Ngân hàng CSXH tỉnh Trà Vinh đạt hơn 2.127 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách địa phương chuyển sang là hơn 103,8 tỷ đồng, đặc biệt, nguồn vốn huy động từ tiết kiệm của khách hàng đạt hơn 168,6 tỷ đồng.
Theo anh Trung, khi tham gia vào tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), anh được vận động tiết kiệm. “Nghe cán bộ nói mỗi tháng tiết kiệm tùy điều kiện, nhỏ nhất là 20.000 đồng. Ban đầu tui nghĩ, mỗi tháng 20.000 thì tiết kiệm làm gì. Nhưng khi mình góp tiết kiệm rồi mới ngộ ra, món tiền nhỏ đó dễ có hơn với người nghèo. Tính vậy chứ, tiết kiệm mấy năm là có dư mấy triệu. Khi trả vốn gốc đỡ phải lo hơn nhiều”.
Chị Thạch Thị Thùy Linh, tổ trưởng tổ TKVV số 1 ấp Sóc Chùa phấn khởi cho hay: “Ban đầu thì khó khăn, nhưng khi bà con hiểu ra rồi thì việc tiết kiệm dễ dàng. Người làm trước có hiệu quả, người vô sau làm theo. Tiền tiết kiệm tháng bà con có thể gom từ việc ổ trứng gà, vịt hay mớ đậu bắp hàng ngày. Có hộ tiết kiệm được cả mấy triệu đồng, như anh Trung có thời điểm tiền tiết kiệm lên đến gần 5 triệu đồng. Cả tổ hiện có tiền dư tiết kiệm hơn 68 triệu đồng”.
Video đang HOT
Chia sẻ về công việc vận động hộ nghèo và đối tượng chính sách thực hành tiết kiệm từ những món tiền nhỏ, ông Nguyễn Văn Hùng – Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Ô Chích, xã Lương Hòa (Châu Thành) cho biết: “Không có ngân hàng nào nhận món tiền nhỏ tiết kiệm như Ngân hàng CSXH. Người gửi không phải đi xa, gửi tiết kiệm ngay tại tổ TKVV. Tiền nhỏ nhưng góp dần thành món kha khá, vẫn được trả lãi. Tới kỳ hạn trả nợ vốn vay gốc có sẵn 1 món khá đó thì đỡ đi nhiều. Vận động, giải thích đi kèm với nêu gương các hộ làm trước nên giờ việc tiết kiệm đã thành thói quen rồi”.
Giúp vốn ưu đãi tăng trưởng bền vững
Thực tế trong những năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh Trà Vinh đã tham mưu giúp UBND tỉnh, Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH cấp tỉnh cũng như phối hợp với các ngành, địa phương, tổ chức chính trị xã hội thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, đề án, chương trình hành động liên quan đến vốn tín dụng chính sách. Đó là thực hiện với tinh thần quyết liệt đề án nâng cao hoạt động tín dụng chính sách; Chỉ thị số 40/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; chủ trương đưa Chủ tịch UBND cấp xã vào làm thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH cấp huyện; tuyên truyền, vận động để khách hàng thực hiện tiết kiệm ngay tại tổ TKVV…
Ông Dương Huy Phong- Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Trà Vinh cho biết, với tất cả những nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách, đề án, chương trình vừa nêu, tín dụng chính sách trên địa bàn đã phát triển đồng bộ, tăng trưởng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng.
“Tổng kết 15 năm (2003-2017) thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh cho thấy, tổng nguồn vốn đạt 1.986 tỷ đồng, tăng 37 lần so với thời điểm thành lập, bình quân tăng 29% năm. Nếu như tại thời điểm thành lập, tỷ lệ nợ xấu chiếm tới hơn 22% thì đến 6.2017 chỉ còn 0,91%, giảm tới 29 lần. Tín dụng Ngân hàng CSXH trên địa bàn có bước tăng trưởng và nâng cao chất lượng một phần có sự đóng góp của việc thực hành tiết kiệm từ khách hàng”- ông Dương Huy Phong cho hay.
Theo Danviet
Làm đường nông thôn mới: Dân "tố" nhau, chính quyền lúng túng
Nhiều hộ dân có rừng ở thôn Phước Thọ (xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, Bình Định) đã làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan chức năng "tố" 2 người dân trong thôn tận dụng xi măng Nhà nước hỗ trợ để làm đường nông thôn mới (NTM) rồi thu phí bất hợp lý.
Hộ có rừng "tố" phí làm đường quá cao
Theo phản ánh của anh Phạm Trung Chấn (32 tuổi, trú thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa), gần đây nhiều hộ dân có rừng trong thôn đứng ngồi không yên vì mức đóng góp tiền xây dựng đường dẫn vào khu vực khai thác rừng quá cao.
"Tuyến đường dẫn vào rừng được ông Phạm Văn Bé và ông Nguyễn Tân (2 hộ có rừng) cùng bỏ tiền ra làm bằng bê tông, dài khoảng 800m, riêng tuyến đường đất dài hơn 1km (do ông Tân tự bỏ tiền). Tuy nhiên, sau khi đường hoàn thành, 2 ông này yêu cầu các hộ dân có rừng phải đóng 6 triệu đồng/ha nếu đi trên đường bê tông và 12 triệu/ha đối với đường đất. Điều này quá vô lý"-anh Chấn cho hay.
Theo anh Chấn, gia đình anh có 6ha rừng nên phải đóng góp phí gần 100 triệu, trong khi nếu thu hoạch hết rừng thì chỉ thu về chừng 300 triệu. "Tôi nhất quyết không nộp vì số tiền này quá cao. Keo đang chờ thu hoạch nhưng không biết phải làm thế nào, nếu không nộp tiền thì không được đi. Trước khi làm đường tôi không được họp bàn gì cả"- anh Chấn nói.
Anh Phạm Trung Chấn (32 tuổi, xã Mỹ Hòa) không đồng ý nộp tiền làm đường vì cho rằng mức thu quá cao.ảnh: Dũ Tuấn
Nhiều hộ dân có rừng cho rằng, ông Tân và ông Bé tận dụng xi măng Nhà nước hỗ trợ làm đường NTM rồi yêu cầu họ đóng góp với số tiền áp đặt là điều khó chấp nhận.
"Hai ông này nhận xi măng hỗ trợ, tự bỏ tiền làm đường, yêu cầu các hộ trồng rừng đi qua phải đóng góp với số tiền quá cao. Tôi xin tự nguyện đóng góp 15 triệu nhưng không được đồng ý. Họ bắt phải nộp 6 triệu/ha rừng, tôi có hơn 4ha nên phải nộp 25 triệu đồng. Chúng tôi mong muốn chính quyền vào cuộc làm rõ"- đại diện gia đình ông Trần Ngọc Quyền (xã Mỹ Hòa) nói.
Đã thống nhất nhưng lại đổi ý?
Trước đây, chính quyền xã chủ quan tin tưởng các hộ dân tự thỏa thuận với nhau sẽ không có mâu thuẫn nên mới hỗ trợ xi măng. Bây giờ xã vào cuộc giải quyết nhưng các hộ có rừng vẫn không chịu nộp tiền như ban đầu, quay lại khiếu kiện làm phức tạp tình hình. Chúng tôi cũng không biết xử lý thế nào, chỉ còn cách để nhóm hộ tự thỏa thuận với nhau. Nếu có hành vi cản trở giao thông, vi phạm pháp luật thì xã sẽ xử lý"- ông Trương Quang Hùng nói.
Theo lý giải của ông Phạm Văn Bé (67 tuổi), ông chỉ thu hồi số tiền đã bỏ ra để làm đường bê tông, riêng phần đường đất là việc của ông Tân, ông không liên quan. Trước đây, còn đường đất nhiều hộ dân khi khai thác rừng liên tục bị người dân sống ven đường chặn xe vì ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Đến năm 2016, có chương trình làm đường NTM nên hơn 10 hộ dân có rừng đã họp bàn xin nhà nước hỗ trợ xi măng và thống nhất cùng góp tiền làm đường bê tông.
"Tuy nhiên, lúc nhận xi măng từ xã thì nhiều hộ đồng ý đóng góp trước đó lại không chung tiền. Trước tình thế đã rồi, tôi và ông Tân mới chung tay làm. Đoạn đường bê tông dài hơn 800m, ngoài số xi măng hỗ trợ còn tiêu tốn khoảng 200 triệu đồng. Nhóm hộ có rừng với diện tích hơn 30ha nên chúng tôi thống nhất mức đóng góp là 6 triệu/ha. Đến nay, chỉ có 6 người đồng ý nộp, còn người có diện tích rừng lớn thì không chịu đóng góp"- ông Bé giãi bày.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên (vợ ông Bé) cho biết thêm: "Vợ chồng tôi là nông dân, cũng có rừng nên mới đứng ra làm đường để vận chuyển và phục vụ chung cho cộng đồng chứ không có lợi lộc gì. Việc thu tiền này chỉ một lần để đủ vốn mà chúng tôi bỏ ra, tất cả giấy tờ thanh toán liên quan đều được ghi chép cẩn thận".
Trong khi đó, ông Tân cũng cho rằng, do gia đình ông có rừng nên làm đường tạo điều kiện cho bà con, không có chuyện lợi dụng kiếm lời.
Ông Trương Quang Hùng - Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa (huyện Phù Mỹ) cho biết, đã tiếp nhận được thông tin khiếu nại liên quan đến vụ việc mà các hộ dân có rừng ở thôn Phước Thọ phản ánh và xã đã họp dân để giải quyết.
"Việc làm đường này không phải UBND xã chủ trì thực hiện mà do đại diện nhóm hộ dân có rừng tại địa phương tự thống nhất, vận động góp tiền xây dựng. Ông Tân và ông Bé đại diện nhóm hộ này tự bỏ tiền ra làm đường bê tông, sau đó các hộ sẽ đóng góp tiền trả lại. Tuy nhiên, làm xong đường thì các hộ dân không đồng ý nộp vì cho rằng phí cao và phát đơn khiếu nại"- ông Hùng cho hay.
Theo ông Hùng, UBND xã Mỹ Hòa đã mời nhóm hộ dân có rừng họp và thống nhất, yêu cầu ông Bé và ông Tân vận động người dân nộp tiền theo thỏa thuận ban đầu để thu hồi vốn. Việc này phải thực hiện đúng quy định, không được lợi dụng để sinh lời. Đặc biệt, không cấm phương tiện lưu thông trên đường để ép buộc các hộ có rừng nộp tiền.
Theo Danviet
Bỏ nghề mộc về trồng xoài Đài Loan, lãi 120 triệu mỗi năm Ông Trần Văn Tiến, bản An Thái (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) bỏ nghề mộc về trồng hơn 250 gốc xoài Đài Loan trên diện tích 6.000m2, sau khi trừ chi phí chăm sóc ông lãi 120 triệu đồng mỗi năm. Ông Tiến cho biết: Trước đây tôi làm nghề mộc chuyên đi đóng nhà sàn, làm tủ, giường...