Vốn Agribank “đuổi” đói nghèo ở miền núi Phước Sơn
Ở nơi núi rừng của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm nông dân là người dân tộc thiểu số đã mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Phước Sơn để phát triển kinh tế, chăn nuôi và thành công bất ngờ.
Cũng nhờ vốn Agribank, hàng trăm hộ đã đuổi được cái đói, cái nghèo.
Vốn về thêm no ấm
Chúng tôi cùng cán bộ Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Phước Sơn ( Agribank Phước Sơn) đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của hộ bà Hồ Thị Nhé – người Bhnoong (dân tộc Giẻ Riêng) ở thôn 1, xã Phước Đức.
Bà Nhé cho biết: “Trước đây vợ chồng tôi làm mấy sào ruộng, cùng với chăn nuôi nhỏ lẻ, ngoài ra ai thuê gì làm đó để kiếm kế sinh nhai, tuy nhiên thu nhập khá bấp bênh. Năm 2016, được sự hỗ trợ của Agribank Phước Sơn, gia đình tôi vay 350 triệu, qua nhiều lần vay trả đến nay tổng dư nợ của gia đình tôi là 145 triệu đồng”.
Nhờ nguồn vốn của Agribank mà hộ bà Hồ Thị Nhé ở xã Phước Đức (Phước Sơn, Quảng Nam) xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp, hàng năm thu lãi hơn 150 triệu đồng. Ảnh: H.H
“Nhờ có nguồn vốn Agribank mà gia đình tôi xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp rộng hơn 32ha, gồm chăn nuôi bò, lợn rừng, gà và trồng keo. Đến nay, cơ ngơi của gia đình gồm có gần 30ha rừng trồng keo, hơn 1ha trồng sắn, 60 con lợn rừng, 40 con bò, cùng đàn gà ta thả vườn. Hàng năm trang trại mang lại doanh thu hơn 300 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, trả lãi ngân hàng, gia đình tôi lãi hơn 150 triệu đồng. Nhờ làm ăn hiệu quả, gia đình tôi vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống…” – bà Nhé phấn khởi nói.
Trước đây gia đình bà Nhé thuộc diện hộ nghèo, đời sống khá khó khăn, nhưng từ khi có nguồn vốn Agribank gia đình bà đã vươn lên thoát nghèo, làm ăn có hiệu quả, có tiền xây nhà mới khang trang và nuôi 4 đứa con ăn học.
Video đang HOT
“Không những gia đình tôi mà có hàng trăm hộ ở huyện Phước Sơn này nhờ được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, nhất là ngân hàng Agribank mà người dân chúng tôi xây dựng được các mô hình kinh tế, từ đó có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu. Gia đình tôi và người dân nơi đây biết ơn Ngân hàng Agribank nhiều lắm…” – bà Nhé nói.
Một hộ khác cũng vay vốn từ Agribank Phước Sơn và cho hiệu quả kinh tế không kém đó là hộ ông Lưu Văn Cường, ở thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn). Ông Cường cho biết: “Năm 2017, tôi vay của Agribank Phước Sơn 300 triệu đồng để mở rộng mô hình kinh tế vườn rừng của gia đình. Từ nguồn vốn này, hiện tôi có 1 đàn bò 20 con, 20ha rừng, hàng năm sau khi trừ các khoản chi phí, trả lãi ngân hàng, gia đình tôi cũng thu được khoảng 120 triệu đồng tiền lãi…”.
Tiếp tục đồng hành cùng bà con
Ông Phan Văn Hồng – Phó Giám đốc Agribank Phước Sơn cho biết, đơn vị đã chủ động cung cấp vốn tín dụng cho người dân để phát triển kinh tế, đặc biệt là các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hộ cá thể… Nhờ đó, hàng trăm hộ nông dân ở huyện Phước Sơn đã thoát nghèo bền vững, nhiều hộ đã vươn lên khá giả.
“Hiện nay, không chỉ có hộ bà Nhé, ông Cường, bà Nhiếp mà còn có rất nhiều hộ là đồng bào dân tộc thiểu số nhờ tiếp cận được nguồn vốn của Agribank Phước Sơn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt vươn lên thoát nghèo bền vững, trong đó nhiều hộ vươn lên làm giàu…” – ông Hồng phấn khởi nói.
Được biết, Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, đời sống của đại bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là từ khi có nguồn vốn Agribank cho vay phát triển sản xuất, chăn nuôi đã giúp cho hàng nghìn hộ nông dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Theo Danviet
Kỳ lạ, nơi núi rừng sâu thẳm, dân khấm khá nhờ gà, lợn thả rông
Ở nơi núi rừng của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm nông dân là người đồng bào đã mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT huyện Phước Sơn để phát triển kinh tế, chăn nuôi các loại con heo rừng (lợn) đặc sản, gà thả rông và thành công bất ngờ.
Có những hộ thu lãi từ 100-150 triệu đồng/năm và vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.
Vốn Agribank đuổi đói nghèo cho đồng bào miền núi
Chúng tôi cùng cán bộ Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Phước Sơn (Agribank Phước Sơn), tỉnh Quảng Nam đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của hộ bà Hồ Thị Nhé, người Bhnoong (dân tộc Giẻ-triêng) ở thôn 1, xã Phước Đức, Phước Sơn - Quảng Nam.
Bà Nhé cho biết, trước đây vợ chồng bà làm mấy sào ruộng, cùng với chăn nuôi nhỏ lẻ, ngoài ra ai thuê gì làm đó để kiếm kế sinh nhai, tuy nhiên thu nhập khá bấp bênh. "Năm 2016, được sự hỗ trợ của Agribank Phước Sơn, gia đình tôi vay 350 triệu, qua nhiều lần vay trả đến nay tổng dư nợ của gia đình tôi là 145 triệu đồng". - bà Nhé thổ lộ.
Nhờ nguồn vốn Agribank đã giúp cho hàng trăm hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phước Sơn xây dựng được các mô hình chăn nuôi, trồng trọt từ đó vươn lên thoát nghèo.
"Nhờ có nguồn vốn Agribank mà gia đình tôi xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp rộng hơn 32ha, gồm chăn nuôi bò, heo rừng, gà và trồng keo. Đến nay, cơ ngơi của gia đình gồm có gần 30ha rừng trồng keo, hơn 1ha trồng sắn, 60 con heo rừng, 40 con bò, cùng đàn gà ta thả vườn. Hàng năm trang trại mang lại doanh thu hơn 300 triệu đồng, trừ các khoảng chi phí, trả lãi ngân hàng, gia đình tôi lãi gần 150 triệu đồng. Nhờ làm ăn hiệu quả, gia đình tôi vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống..." - bà Nhé phấn khởi nói.
Hàng năm trang trại mang lại doanh thu hơn 300 triệu đồng, trừ các khoảng chi phí, trả lãi ngân hàng, gia đình bà Nhé lãi gần 150 triệu đồng.
Trước đây gia đình bà Nhé thuộc diện hộ nghèo, đời sống khá khó khăn, nhưng từ khi có nguồn vốn Agribank gia đình bà đã vươn lên thoát nghèo, làm ăn có hiệu quả, có tiền xây nhà mới khang trang và nuôi 4 đứa con ăn học.
"Ở đây không những gia đình tôi mà có hàng trăm hộ ở huyện Phước Sơn này nhờ được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, nhất là ngân hàng Agribank mà người dân chúng tôi xây dựng được các mô hình kinh tế, từ đó có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu. Gia đình tôi và người dân nơi đây rất biết ơn ngân hàng Agribank nhiều lắm...", bà Nhé nói.
Cây keo là cây trồng chủ lực của bà con miền núi Phước Sơn.
Một hộ khác cũng vay vốn từ Agribank Phước Sơn và cho hiệu quả kinh tế không kém đó là hộ ông Lưu Văn Cường, ở thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn. Ông Cường cho biết, năm 2017, tôi vay của Agribank Phước Sơn 300 triệu đồng để mở rộng mô hình kinh tế vườn rừng của gia đình, cũng từ nguồn vốn này, hiện tôi có 1 đàn bò 20 con, 20ha trồng keo, hàng năm thu nhập từ đàn bò, trồng keo, sau khi trừ các khoản chi phí, trả lãi ngân hàng, gia đình tôi cũng thu được khoảng 120 triệu đồng tiền lãi...
Tiếp tục đồng hành cùng bà con
Ông Phan Văn Hồng - Phó giám đốc Agribank Phước Sơn cho biết, đơn vị đã chủ động cung cấp vốn tín dụng cho người dân để phát triển kinh tế, đặc biệt là các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hộ cá thể... Nhờ đó, hàng trăm hộ nông dân ở huyện Phước Sơn đã thoát nghèo bền vững, nhiều hộ đã vươn lên khá giả.
Ngoài trồng rừng, trồng sắn bà Hồ Thị Nhé còn chăn nuôi thêm heo rừng, bò, gà thả rông...
"Hiện nay, không chỉ có hộ bà Nhé, ông Cường, bà Nhiếp mà còn có rất nhiều hộ là đồng bào dân tộc thiểu số nhờ tiếp cận được nguồn vốn của Agribank Phước Sơn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt vươn lên thoát nghèo bền vững, trong đó nhiều hộ vươn lên làm giàu..." - Ông Hồng phấn khởi nói.
Được biết, Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, đời sống của đại bộ phận bà con còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là từ khi có nguồn vốn Agribank cho vay phát triển sản xuất, chăn nuôi đã giúp cho hàng trăm hộ nông dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Thời gian tới, Agribank Phước Sơn sẽ bám sát định hướng phát triển của huyện để tiếp tục đầu tư tín dụng cho lĩnh vực tam nông, giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn kịp thời để phát triển sản xuất.
"Trong thời gian tới, Agribank Phước Sơn sẽ bám sát định hướng phát triển chung của huyện để tiếp tục đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm giúp người nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc tiểu số có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để ổn định cuộc sống và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương của mình...". - ông Hồng nói.
Theo Danviet
"Vương quốc hồ tiêu": 10 người 9 người mắc nợ, tán gia bại sản Gần 6.500 ha trên tổng số 16.000 ha hồ tiêu ở tỉnh Gia Lai đã bị chết do bệnh khiến hàng ngàn hộ nông dân lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất, không còn khả năng trả nợ. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã chung tay góp sức, nhằm gỡ khó cho người trồng hồ tiêu. NGẬP TRONG NỢ...