Volkswagen vẫn phải bái phục công nghệ tự lái của Tesla
Volkswagen vẫn chưa thể có một khởi đầu suôn sẻ với dòng xe điện đầu tiên của mình là ID.3
ID.3 là mẫu xe điện đầu tiên của Volkswagen khởi động kỷ nguyên xe điện mới của thương hiệu Đức nhưng có vẻ như họ chưa thực sự tìm được câu trả lời hoàn hảo cho hệ thống phần mềm điều khiển kết nối xe. Theo tờ Automobilwoche của Đức, mail nội bộ từ Volkswagen cho thấy họ cực kỳ tôn trọng những thành tựu về phần mềm xe điện cũng như công nghệ tự lái mà Tesla đạt được.
Phát hiện của Automobilwoche cho thấy CEO Herbert Diess đã chia sẻ với các lãnh đạo khác rằng Tesla đang sở hữu công nghệ xe điện hàng đầu thị trường khiến ông “đau đầu”. Một trong những điểm mạnh nhất của Tesla giúp họ thuyết phục khách hàng là khả năng điều khiển xe qua smartphone đa dạng – điều chưa thương hiệu nào khác ở thời điểm này copy được.
“Điều làm tôi lo ngại nhất là khả năng của hệ thống hỗ trợ lái trên xe Tesla. 500.000 xe Tesla trên thị trường tạo thành một mạng lưới liên tục cho phép họ thu thập dữ liệu và hoàn thiện phần mềm của mình liên tục mỗi 14 ngày. Không một thương hiệu nào khác trên thị trường có khả năng như vậy”.
Nhờ đưa vào ứng dụng hệ thống tự lái (dù chưa hoàn chỉnh) đại trà đầu tiên trên thế giới kết hợp với việc người Mỹ ưu ái “gà nhà”, Tesla có một khởi đầu không thể ưu thế hơn trong cuộc đua công nghệ tự lái. Số dữ liệu họ thu thập được từ hàng trăm nghìn xe đang vận hành là mỏ vàng khổng lồ theo đúng nghĩa đen trong bối cảnh mà hầu hết các thương hiệu khác vẫn dùng dữ liệu giả lập song song với xe chạy thử số lượng giới hạn.
Video đang HOT
Diess khẳng định đây là một cuộc đua mà mục tiêu của VW là hoàn thiện được một phần mềm giúp họ ít nhất là bắt kịp được đối thủ Mỹ trong tương lai gần.
Mổ máy Tesla, báo Nikkei thừa nhận xe Nhật thua kém 6 năm, kỹ sư xe Nhật nói: "Không làm được thứ tương tự"
Riêng hệ thống trí thông minh nhân tạo hỗ trợ tính năng tự lái Autopilot trên xe Tesla đã là công nghệ mà các chuỗi cung ứng hiện tại khó lòng đáp ứng trong vài năm tới.
Toyota và Volkswagen có thể là 2 tập đoàn bán nhiều xe nhất thế giới với trung bình 10 triệu chiếc/năm nhưng theo Nikkei, công nghệ chế tạo của họ vẫn còn thua, thậm chí thua xa, Tesla tới 5, 6 năm dù thương hiệu Mỹ "trẻ" hơn rất nhiều và mới chỉ đạt mốc doanh số cao nhất là 367.500 xe trong năm 2019.
Đây là kết luận được Nikkei đưa ra sau khi mổ xẻ chiếc Model 3 - dòng xe điện giá rẻ trong đội hình Tesla với giá khởi điểm 33.000 USD.
Dù khả năng lắp ráp của họ có vấn đề (khoảng cách giữa các tấm thân xe vẫn còn lớn thay vì sát, kín như thường thấy), khả năng chế tạo các trang thiết bị điện tử của Tesla là không thể phủ nhận.
Chi tiết ấn tượng nhất trên Model 3 mà Nikkei thật sự thán phục là bộ điều khiển trung tâm hay như Tesla thường gọi là "máy tính tự lái hoàn chỉnh" mang tên Hardware 3. Một kỹ sư giấu tên đang làm việc cho một hãng xe Nhật sau khi tham khảo cấu trúc phần cứng linh kiện này cho biết họ "không thể chế tạo được trang bị tương tự".
Module Hardware 3 bắt đầu được trang bị trên Model 3, Model S và Model X từ quý I năm ngoái tích hợp 2 chip AI tự phát triển bởi Tesla, kèm với đó là phần mềm chuyên dụng chỉ ứng dụng trên đúng phần cứng tương thích này. Nửa còn lại của Hardware 3 là phần cứng phụ trách xử lý hệ thống thông tin giải trí, tách biệt với nhau bởi tản nhiệt làm mát bằng chất lỏng.
Nikkei cho biết cấu trúc trên (sử dụng máy tính với khả năng xử lý dữ liệu mạnh mẽ làm trung tâm phần mềm) được coi là "chìa khóa" mở ra kỷ nguyên xe tự lái và chỉ có thể ứng dụng đại trà từ 2025 trở đi.
Nhận định này cũng có nghĩa Nikkei đánh giá Tesla đang đi trước cả nền công nghiệp ô tô toàn cầu 6 năm - một kết luận thực sự đáng sợ. Quan trọng hơn, họ là đơn vị duy nhất trên toàn cầu theo được hướng đi này.
Từ 2014, một hệ thống tương tự đã được Tesla phát triển. Mang tên Hardware 1, hệ thống khi đó chỉ giúp xe sở hữu các khả năng tự lái rất cơ bản như theo đuôi xe khác hay tự chuyển làn. Sau đó cứ mỗi 2 tới 3 năm, Tesla lại thực hiện nâng cấp toàn diện hệ thống để rồi ta nhận được Hardware 3 như hiện tại.
Thực tế, nếu muốn, Toyota hay Volkswagen hoàn toàn có thể chế tạo xe theo cách Tesla làm với khả năng tài chính khổng lồ cùng nguồn nhân lực tài năng trên toàn cầu. Không phải cản trở về công nghệ khiến họ không thể làm vậy, nguyên nhân tới từ việc họ không muốn mất đi chuỗi cung ứng linh kiện họ đã dày công xây dựng và liên kết trong hàng thập kỷ qua.
Nguyên nhân mà Tesla chế tạo và trang bị được Hardware 3 là vì họ là hãng xe duy nhất tự mình sản xuất gần như mọi linh kiện trong chiếc xe bán ra thị trường. Cũng bởi vậy, hãng có thể tự ý nâng cấp hay thay đổi bất cứ trang bị nào trong xe khi họ muốn, đặc biệt là khi tìm ra các trang bị thông minh, cao cấp hơn.
Nikkei, khi mổ xẻ Model 3, phát hiện ra rằng phần lớn linh kiện bên trong xe đều đóng logo Tesla. Trong khi đó, bất cứ một chiếc xe tới từ thương hiệu khác đều là "đa quốc gia, đa chủng tộc", tạo thành từ hàng trăm ngàn linh kiện tới từ hàng chục hãng cung ứng tới từ đủ mọi quốc gia trên toàn cầu.
Việc tự mình sản xuất phần cứng cũng giúp Tesla đồng bộ hóa phần cứng và phần mềm dễ hơn mọi thương hiệu khác, lý giải việc họ cho phép chơi game trên hệ thống giải trí xe Tesla vô cùng tiện lợi. Nhược điểm của việc này, có chăng, là nguồn đầu tư ban đầu cho dây chuyền sản xuất lớn mà thôi.
Theo nhận định cuối cùng của Nikkei, nếu mô hình của Tesla tiếp tục thành công trong tương lai, các hãng xe toàn cầu nên vứt bỏ mô hình kinh doanh và cung ứng cũ kỹ để học theo...
Theo Trí Thức Trẻ
Làm chuyện không tưởng: đi gần 2.000 km nhưng chỉ sử dụng chế độ tự lái của Tesla Đã có bao nhiêu người từng sẵn sàng đặt tính mạng vào hệ thống Autopilot trong một chiếc xe Tesla. Chúng ta đều biết đến sự tiện dụng mà hệ thống tự động lái xe của Tesla mang tới trong những hành trình dài và nhược điểm của công nghệ này khi xảy ra những tai nạn chết người. Mới đây, một youtuber...