Volkswagen bị bác đơn kháng cáo trong vụ vi phạm khí thải
Theo Reuters, Cơ quan quản lý cạnh tranh Australia cho biết, hôm nay Tòa án Liên bang đã bác đơn kháng cáo của Volkswagen đối với khoản phạt kỷ lục 125 triệu đôla Australia, một phần của vụ bê bối gian lận khí thải toàn cầu.
Volkswagen bị phạt mức kỷ lục tại Australia do gian lận khí thải. Ảnh: Kyodo
Trước đó, Tòa án Liên bang đã phạt Volkswagen vào tháng 12.2019 vì vi phạm luật tiêu dùng của Úc bằng cách trình bày sai lệch về việc tuân thủ các tiêu chuẩn khí thải động cơ Diesel của đất nước.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cho biết, Volkswagen sau đó đã kháng cáo với quyết định này, khẳng định rằng Tòa án sẽ áp dụng số tiền phạt 75 triệu đôla Australia theo thỏa thuận với Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC).
Trong một tuyên bố gửi qua email cho Reuters, hãng xe Volkswagen tin rằng 75 triệu đôla Australia là “công bằng”. Đồng thời, hãng cũng sẽ xem xét lại quyết định của Tòa án Liên bang cũng như xem xét các lựa chọn của mình.
Video đang HOT
Người tiêu dùng Úc (ACCC) trước đó cũng cho biết, vụ vi phạm xảy ra từ năm 2011 đến 2015 và nhà sản xuất ôtô Đức thừa nhận đã lắp cho xe của mình một thiết bị, khiến chúng hoạt động ở một chế độ nhằm mục đích kiểm tra khí thải và một chế độ khác khi được lái.
Vụ việc ở Australia là một phần của hàng loạt các vụ kiện pháp lý, kéo theo nhiều nhà sản xuất ôtô ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới sau khi hãng này bị phát hiện sử dụng phần mềm kiểm soát động cơ bị cấm để vượt qua các cuộc kiểm tra ô nhiễm ở Mỹ vào năm 2015.
Thế khó của các nhà sản xuất ôtô trong tiến trình hướng đến xe điện
Việc thuyết phục người Mỹ đầu tư vào một chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện là một nhiệm vụ khó khăn, và các nhà sản xuất ôtô hiểu rõ điều đó.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Guardian)
Các nhà sản xuất ôtô lớn trên thế giới tin rằng xe điện sẽ chiếm ưu thế trong những năm tới, nhưng để điều đó trở thành hiện thực cần phải có một sự phát triển đồng bộ.
Các cuộc khảo sát ý kiến cho thấy phần lớn người dân Mỹ sẽ xem xét mua một chiếc xe điện nếu giá cả phải chăng hơn, có nhiều điểm sạc điện hơn và có nhiều mẫu mã hơn. Nói cách khác, bây giờ chưa phải là lúc để sở hữu một chiếc xe điện.
Đây là một nguy cơ lớn đối với các nhà sản xuất ôtô lớn nhất. Trong bối cảnh chính phủ các nước trên toàn thế giới đang tăng cường các nỗ lực nhằm đảo ngược biến đổi khí hậu, các nhà sản xuất ôtô đang đặt cược tương lai của mình vào niềm tin rằng người tiêu dùng sẽ sớm sẵn sàng mua một chiếc xe không chạy bằng động cơ đốt trong, vốn là cơ chế vận hành ôtô và xe tải suốt hơn 100 năm qua.
General Motors , Ford và Volkswagen dự định sẽ chi tổng cộng 77 tỷ USD để phát triển các loại xe điện trong 5 năm tới, với đa dạng các mẫu từ xe tải đến xe thể thao đa dụng cỡ nhỏ.
GM thậm chí còn tuyên bố đặt mục tiêu "khai tử" các loại xe con chạy bằng xăng và dầu diesel vào năm 2035 và đạt được trạng thái trung hòa carbon vào năm 2040.
Nguy cơ đối với các nhà sản xuất ôtô rất đơn giản, nhưng lại cực kỳ nghiêm trọng, đó là điều gì sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng Mỹ từ chối xe điện trong nhiều năm tới?
Các công ty sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải giảm giá, cùng lúc đó hy vọng lợi nhuận thu được từ các loại xe chạy bằng xăng sẽ có thể giúp họ trang trải các chi phí, ít nhất là đến khi có nhiều người ủng hộ xe điện. Nếu không, hậu quả tài chính sẽ thể sẽ rất nặng nề. Hiện tại, xe điện chiếm chưa đến 2% doanh số bán xe mới ở Mỹ và khoảng 3% toàn cầu.
Việc thuyết phục người Mỹ đầu tư vào một chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện là một nhiệm vụ khó khăn, và các nhà sản xuất ôtô hiểu rõ điều đó.
Thế nhưng, vẫn có những dấu hiệu mang tính khích lệ, khi doanh số bán xe điện trong tháng Hai vừa qua tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái lên 18.969 chiếc, theo số liệu của trang Edmunds.com.
Góp phần thúc đẩy doanh số là sự đa dạng trong mẫu mã, cùng với các chính sách ưu đãi và dự đoán rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden thắt chặt hơn các quy định về ô nhiễm.
Ông Biden ủng hộ việc gia hạn tín dụng thuế đối với việc mua xe điện và cam kết xây dựng 500.000 điểm sạc điện nữa, cũng như nâng cao yêu cầu về hiệu suất sử dụng năng lượng.
Theo quy định hiện hành, khoản tín dụng thuế liên bang trị giá 7.500 USD sẽ hết hạn sau khi nhà sản xuất ôtô đạt đến doanh số 200.000 chiếc. GM và Tesla đã vượt mốc này, còn Nissan thì gần đạt đến ngưỡng.
Một dự luật từ đảng Dân chủ sẽ nâng mức giới hạn này lên 600.000 chiếc. Một động thái như vậy rõ ràng sẽ giúp Tesla, nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về doanh số xe điện nhưng cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các nhà sản xuất khác./.
Toyota cảnh báo Apple làm ôtô phải lo lắng cho 40 năm Chủ tịch Toyota Akio Toyoda cảnh báo hãng công nghệ Mỹ rằng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, chế tạo xe hơi là một nỗ lực đầy thử thách. Phát biểu tại một cuộc họp báo gần đây do Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản tổ chức, ông Toyoda nói: "Ngành công nghiệp ôtô rất vui khi chào đón...