‘Với Trung Quốc, không còn câu chuyện để đàm phán’
Việt Nam chủ trương đấu tranh hoà bình, nhưng Trung Quốc liên tiếp có hành động sai trái nên đây không còn là câu chuyện để đàm phán nữa.
Giới trẻ Hà Nội xuống đường phản đối Trung Quốc hôm 11/5. Ảnh: Đức Hiệp.
Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển nhận định như trên.
- Gần 10 ngày qua, bất chấp sự phản đối của Chính phủ, người dân Việt Nam và sự lên án của cộng đồng quốc tế, tàu và máy bay Trung Quốc tiếp tục tấn công, uy hiếp tàu Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đánh giá hành động này thế nào?
- Đó là hành động không tương xứng với một nhà nước văn minh, một quốc gia có tránh nhiệm quốc tế trong khi Trung Quốc là Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm thẳng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông vậy mà Chính phủ Trung Quốc vu khống rằng tàu Việt Nam nhiều lần đâm tàu Trung Quốc. Đây là những tuyên bố dối trá.
Hành động của Trung Quốc quấy rối, đe doạ đến an ninh, an toàn hàng hải, tỷ lệ nghịch với vị thế của Trung Quốc, đi ngược lại yêu cầu của một quốc gia là Uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an, phải có trách nhiệm duy trì hoà bình thế giới.
- Ngoài biện pháp ngoại giao, biểu tình ôn hòa, Việt Nam còn có thể làm gì?
- Trước thực tế, Trung Quốc đã, đang hiện diện và có hành vi dùng vũ lực xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền trên thềm lục địa Việt Nam, chúng ta đã có những động thái về ngoại giao. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi đây là “hành động nguy hiểm” tại diễn đàn ASEAN lần thứ 24 đang diễn ra. Tuy nhiên, chúng ta chưa có hành động đấu tranh pháp lý.
LS Hoàng Ngọc Giao: “Trung Quốc hành động thô bạo, bất chấp luật pháp quốc tế”. Ảnh: Đức Hiệp.
Video đang HOT
Việt Nam chủ trương đấu tranh hoà bình, nhưng đây không còn là câu chuyện để đàm phán nữa. Bởi đây là câu chuyện về quyền và quyền chủ quyền trên vùng biển đã được xác định là của Việt Nam. Những hành động sai trái của Trung Quốc diễn ra nhiều lần, liên tiếp, nghiêm trọng. Đây là những chứng cứ rõ rệt, chứ không còn là hành vi mang tính hành chính đơn phương như tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá, đánh bắt thuỷ sản.
Việt Nam phải khẩn trương tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện Trung Quốc ra các toà án quốc tế.
- Tòa án nào sẽ thụ lý vụ kiện giữa Việt Nam với Trung Quốc?
- Quan trọng nhất, Chính phủ cần quyết định khởi kiện Trung Quốc. Việt Nam có thể khởi kiện hai vụ kiện.
Vụ thứ nhất là kiện giữa nhà nước với nhà nước. Chính phủ Việt Nam có thể kiện Chính phủ Trung Quốc. Việt Nam có thể lập các hồ sơ, thủ tục theo quy định của Toà án Luật Biển quốc tế để kiện Trung Quốc về việc xâm phạm quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Rộng hơn, lâu dài hơn chúng ta có thể kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ra Toà án Công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc.
Theo quy định của Toà án Công lý quốc tế, chỉ khi nào có 2 bên đương sự trong cuộc tranh chấp đồng ý chấp nhận thẩm quyền giải quyết của toà thì lúc đó toà mới xem xét. Chúng ta có thể lường trước trường hợp Trung Quốc sẽ không chấp nhận thẩm quyền giải quyết của Toà án Công lý quốc tế. Nếu Trung Quốc không chấp nhận vụ kiện này, cả thế giới cũng sẽ thấy thiện chí của Việt Nam, đồng thời thấy rõ ràng hơn các yêu sách, luận điệu, chứng cứ của Trung Quốc không đủ tin cậy.
Vụ thứ hai là kiện dân sự, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể kiện Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã gây thiệt hại về kinh tế ra toà án của Việt Nam. Toà án Việt Nam có đủ thẩm quyền phán quyết, thậm chí cưỡng chế thi hành trong vụ kiện này. Các tàu khai thác dầu khí của Trung Quốc hoạt động trong vùng thuộc chủ quyền Việt Nam có thể bị bắt giữ để đảm bảo việc thi hành án.
- Việt Nam phải chuẩn bị gì cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc?
- Từng cơ quan tài phán có những quy tắc, quy định riêng mà chúng ta phải tuân thủ. Việc đầu tiên là chúng ta phải thu thập, chuẩn bị những hồ sơ, bằng chứng chứng minh chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Các hồ sơ, thủ tục cụ thể tuỳ thuộc vào phương thức, quy tắc tố tụng của từng toà án. Để chuẩn bị, chúng ta không những cần một đội ngũ chuyên gia, luật sư giỏi, mà còn cần đến nguồn lực tài chính.
- Khả năng thắng kiện của Việt Nam ra sao?
- Tôi tin việc khẳng định hành vi Trung Quốc xâm phạm đặc quyền kinh tế và chủ quyền cũng như quyền chủ quyền của Việt Nam là chắc thắng.
Về chủ quyền các đảo, Việt Nam có thể thắng trên mặt trận luật pháp, công ước quốc tế và bằng chứng lịch sử. Chúng ta sẽ có những công nhận chủ quyền của các cơ quan tài phán quốc tế.
- Việt Nam được gì khi kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế?
- Tôi nghĩ là hoàn toàn có lợi: Lợi cho đấu tranh chung về ngoại giao và cả đấu tranh pháp lý; đồng thời thể hiện quan điểm đúng đắn của Chính phủ Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng phương pháp hoà bình, chứ không phải vũ lực.
Theo Xahoi
'Thay đụng độ trên biển bằng tranh tụng trước Tòa án quốc tế'
Sáng ngày 11/5, tại CV Chi Lăng, đối diện Đại sứ quán TQ, hàng ngàn người dân thủ đô đã có mặt để hô vang những khẩu hiệu phản đối hành động phi pháp của phía TQ.
Người dân mang cờ cùng nhiều khẩu hiệu phản đối hành động của Trung Quốc
Hàng ngàn người dân thủ đô đã có mặt để hô vang những khẩu hiệu phản đối hành động phi pháp của phía Trung Quốc, đưa giàn khoan HD 981 cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam, hạ đặt tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hành động ngang ngược này của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố nguyên tắc ứng xử trên biển Đông DOC cũng như tuyên bố giữa lãnh đạo hai quốc gia, nhằm từng bước cụ thể hóa "đường lưỡi bò" mà phía Trung Quốc đơn phương đưa ra, trong sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam, của các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Cuộc biểu tình thu hút đủ thành phần già trẻ, gái trai, cựu chiến binh, trí thức, học sinh, sinh viên, nhiều người mang theo cả các cháu nhỏ, trong đó có những người đã từng xuất hiện trong những đợt biểu tình trước đây và những người lần đầu tiên tham gia biểu tình. Mỗi người có một cách thể hiện khác nhau, thể hiện rõ nhất là khẩu hiệu họ mang trên tay, tuyệt đại đa số đều hướng về mục tiêu phản đối Trung Quốc, đoàn kết cùng Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trong cuộc biểu tình, nhiều người mang biểu ngữ: "Việt Nam muôn năm"; "Đả đảo Trung Quốc xâm lược", "Máu người Việt đã đổ xuống Hoàng Sa, Trường Sa"; "Bảo vệ ngư dân" và đặc biệt là một băng khẩu hiệu lớn " Thay đụng độ trên biển bằng tranh tụng trước Toàn án quốc tế" bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nhiều biểu ngữ viết bằng cả ba thứ ngôn ngữ, Việt Nam, Anh và Trung Quốc...
Một cụ già râu tóc bạc phơ mang theo khẩu hiệu được viết tay trên mặt sau tờ lịch lớn, nội dung là hai câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình". Hỏi ra thì biết cụ là Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt.
Có người cẩn thận chép lại bài thơ "Thần - Nam quốc sơn hà nam đế cư..." bằng chữ Hán giơ cao về phía Đại sứ quán Trung Quốc. Có người viết lại vế đối của Thám hoa Giang Văn Minh "Đằng giang tự cổ huyết do hồng - nghĩa là "Sông Bạch Đằng đến nay máu giặc Nam Hán, Nguyên Mông còn đỏ"... để nhắc đến truyền thống chống ngoại xâm, chống giặc phương Bắc oanh liệt của ông cha ta.
Một chiếc xe thương binh căng đầy khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược được các cựu chiến binh đánh vào giữa đám đông đối diện với cổng Đại sứ quán Trung Quốc, trở thành sân khấu để lần lượt nhiều người lên đó phất cao cờ đỏ sao vàng và hô vang những khẩu "Hoàng Sa" và cả ngàn người hô theo "Việt Nam"; rồi "Trường Sa - Việt Nam"; "Biển Đông - Việt Nam"; Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi biển Đông - Ra khỏi biển Đông"... Những tiếng hô òa ra từ lồng ngực và những cánh tay vươn cao cho thấy ý chí của người dân thủ đô trước hành vi ngạo ngược của phía Trung Quốc.
Nhiều người nước ngoài tham dự cuộc biểu tình, nhiều phóng viên báo chí quốc tế phỏng vấn những người tham gia biểu tình.
Sau hơn một giờ hô vang khẩu hiệu, cuộc biểu tình biến thành cuộc tuần hành ôn hòa, nhiều người dân hai bên đường cũng nhập vào và hô vang khẩu hiệu. Mọi người quên đi mệt mỏi, nóng nực. Thời tiết nắng nóng, không một làn gió, quốc kỳ trên kỳ đài im phắc như đứng nghiêm cùng đồng bào trong giờ phút đặc biệt này.
Điều sâu sắc là cuộc biểu tình mở đầu ở Vườn hoa Chi Lăng, cái tên nhắc đến chiến công vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn, đánh tan 10 vạn tiếp viện chém bay đầu Liễu Thăng năm 1427... Năm đó quân Minh chấp nhận thua cuộc để rút quân về nước, chấm dứt cuộc xâm lược của nhà Minh. Cuộc biểu tình tuần hành kết thúc ở Hồ Gươm lịch sử, nơi đây là biểu tượng hòa hiếu của dân tộc ta, vua Lê Lợi trả lại gươm cho Rùa vàng, khép lại cuộc kháng chiến để dựng xây đất nước.
Thông điệp vừa anh hùng vừa thiện chí đó của Việt Nam hy vọng phía Trung Quốc thấu hiểu để có thái độ tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Theo Xahoi
Tàu Trung Quốc liên tục tấn công tàu Việt Nam 10h sáng 11/5, một hồi còi dài báo động vang lên từ buồng lái, thuyền trưởng Cao Duy phát lệnh: "Đã phát hiện mục tiêu, toàn tàu vào vị trí chiến đấu". Tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan HD -981 Lúc này trên biển dày đặc tàu Việt Nam và Trung Quốc đang chen nhau ở thế cài răng lược. Từ...