Với Tổng thống Donald Trump, mọi con đường đều dẫn tới Moscow
Một bài bình luận gần đây trên tờ New York Times nhận định, khi bàn đến Tổng thống Mỹ Donald Trump và nước Nga, mọi thứ đều có mối liên quan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo chớp nhoáng với các phóng viên tại Nhà Trắng. (Nguồn: AP)
“Bắt tay” với thế lực bên ngoài
Sự liên quan giữa ông Trump và Moscow thể hiện rõ sau khi hai sự kiện gây choáng váng được hé lộ tại Quốc hội Mỹ hôm 9/12: Cuộc điều trần luận tội ông Trump do Ủy ban Tư pháp Hạ viện tiến hành và Công bố báo cáo về nguồn gốc cuộc điều tra của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về sư liên quan giưa Nga va chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Trump.
Trong đó, một sự kiện liên quan cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và một sự kiện liên quan cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Cả hai đều có chung một điểm là: ông Trump phụ thuộc và hoan nghênh sự can thiệp của Nga để giúp ông chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Những gì ông Trump làm hồi năm 2016 đã đủ bộc lộ sự tồi tệ khi công khai kêu gọi Nga xâm nhập thư điện tử của đối thủ. Song khi đó, ông Trump chỉ là một ứng cử viên Tổng thống. Giờ khi đã là Tổng thống, ông Trump lại sử dụng quyền lực to lớn của mình để đạt được mục tiêu tương tự. Đây chính là một hình thức lạm dụng quyền lực đáng quan ngại và là lý do để thiết lập quyền luận tội Tổng thống.
Những kết quả điều tra cũng là lý do vì sao lãnh đạo đảng Dân chủ ở Hạ viện đang thúc đẩy yêu cầu luận tội ông Trump. Họ đang nỗ lực đảm bảo rằng cuộc bầu cử 2020 sẽ không bị hủy hoại bởi một vị Tổng thống Mỹ “bắt tay” với thế lực bên ngoài. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler nói: “Tính thống nhất và toàn vẹn của cuộc bầu cử sắp tới của chúng ta đang gặp rủi ro. Không có gì cấp bách hơn lúc này”.
Sáng 9/12, các luật sư của Ủy ban Tư pháp và Tình báo Hạ viện đã trình bày bản tường trình luận tội toàn diện nhất đối với Tổng thống Trump. Họ đã lý giải chi tiết cách thức ông Trump “găm” lại hàng trăm triệu USD viện trợ cho Ukraine trong một cuộc họp ở Nhà Trắng như thế nào để gây sức ép buôc Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố 2 cuôc điều tra, một cuộc nhằm vào cha con cựu Phó Tổng thống Joe Biden và cuộc còn lại vào cáo buộc Ukraine can thiệp bầu cử Mỹ 2016 chứ không phải Nga.
Ai được hưởng lợi từ những tuyên bố này? Là ông Trump, người tin rằng những triển vọng tái đắc cử của mình bị ông Biden đe dọa. Hay là ông Vladimir Putin, người đã mất nhiều năm trời để biến Ukraine thành kẻ chịu tội cho chính sự can thiệp của Nga trong bầu cử Mỹ 2016? Ông Putin đã không thể qua mặt những người thuộc cộng đồng tình báo Mỹ, vốn khẳng định rằng chỉ có Chính quyền Moscow chịu trách nhiệm can thiệp bầu cử Mỹ.
Video đang HOT
Hiện nay, giới nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang làm hết sức mình để đánh “hỏa mù” quá trình luận tội Tổng thống Trump. Họ là những người bảo vệ trung thành nhất cho những hành động của ông Trump mặc dù ở tâm thế: “Ừ, đúng là ông ấy làm việc đó? Thế thì đã sao?”.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bill Taylor và Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ George Kent, tuyên thệ trong phiên điều trần công khai do Hạ viện tổ chức nhằm luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Getty Images)
Lý do quyền luận tội tồn tại
Thông tin quan trong nưa là việc Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ Michael Horowitz công bố báo cáo 434 trang về cơ sở để FBI tiến hành điều tra về mối liên hệ của Nga trong chiến dịch tranh cử Tổng thống 2016 của ông Trump. Giống như bằng chứng về việc ông Trump tìm cách mua chuộc Tổng thống Ukraine, những bằng chứng về mối liên hệ với Nga là không thể bàn cãi. Đó là lý do vì sao giới nghị sĩ Cộng hòa thay vì công kích cuộc điều tra này, đã khẳng định những hành động phi pháp của đặc vụ FBI, vôn không ưa ông Trump.
Ông Horowitz đã bác bỏ luận điệu này, khẳng định cuộc điều tra của FBI dựa trên bằng chứng đầy đủ về mối đe dọa an ninh quốc gia đang diễn ra và không có bằng chứng nào cho thấy cuộc điều tra này bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị chính trị chống lại ông Trump. Mặc dù vậy, ông Horowitz chỉ trích FBI mắc quá nhiều “lỗi cơ bản” trong quá trình điều tra, trong đó có những sai sót và bỏ qua chi tiết làm cho thông tin hỗ trợ cuộc điều tra trở nên nghiêm trọng hơn thực tế.
Tuy nhiên, những công bố về sai sót này lại không làm phiền lòng giới nghị sĩ Cộng hòa. Họ chỉ đơn thuần quan tâm về những gì có thể giúp bảo vệ vị Tổng thống của mình trước cuộc điều tra luận tội mà do chính ông gây ra kể từ khi lên nắm quyền.
Về phần mình, ông Trump cho rằng báo cáo nói trên của FBI là “nhưng điêu mà nhiều người lầm tưởng, chi lam moi viêc thêm tôi tê”. Những tuyên bố kiểu như vậy là một phần tính cách của ông Trump, và đáng nói là lại tỏ ra hiệu quả trước công chúng.
Như vậy, cho dù ông Trump đã “bắt tay” với Nga để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2016 hay ông là một nhà lãnh đạo sẵn sàng chống lại sự can thiệp của Nga để tái đắc cử vào năm 2020, thì những gì ông Trump đang làm chính là điều mà những nhà lập pháp Mỹ lo sợ. Họ lo sợ một lãnh đạo “khát” quyền lực và vô kỷ luật. Đó là lý do vì sao những nhà lập pháp Mỹ đặt ra quyền luận tội trong Hiến pháp nước này.
Theo baoquocte.vn/The New York Times
NATO xua đuổi Ukraine vì Mỹ sợ Nga?
Cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, NATO không muốn có xung đột trực tiếp với Nga vì vấn đề kết nạp Ukraine.
Ông Robert O'Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ mới đây đã thừa nhận rằng, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương tạm thời chưa quan tâm đến việc tiếp nhận Ukraine vào hàng ngũ của NATO, một phần nguyên nhân của sự việc này xuất phát từ Nga.
Tuyên bố này được ông O'Brien đưa ra trong khi tham dự diễn đàn an ninh ở Halifax - Canada, sau khi ông được các phóng viên hỏi rằng, liệu NATO có nên hành động tích cực hơn để bảo vệ Ukraine tránh khỏi "sự xâm lược của Nga" hay không?
"Liên quan tới việc Ukraine gia nhập NATO, tôi không nghĩ rằng điều này nằm trong chương trình nghị sự. Tôi không nghĩ rằng NATO muốn tiếp nhận Ukraine vào hàng ngũ của mình để rơi vào tình trạng xung đột với Nga" - vị cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ thẳng thắn thừa nhận.
Tuy nhiên, ông O'Brien khẳng định rằng, lập trường của Hoa Kỳ là sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev trong cuộc đối đầu với Moscow. Hơn nữa, Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng nước này không phải là một bên trong cuộc xung đột nội bộ Ukraine.
Trước đây, cựu Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen đã từng nói rằng Ukraine sẽ cần phải đạt được một số tiêu chí để gia nhập liên minh, và để thực hiện điều này sẽ mất không ít thời gian. Các chuyên gia cho rằng, những điều kiện này là hết sức khó khăn, chính quyền Kiev sẽ không thể đủ điều kiện trở thành thành viên NATO trong 20 năm tới.
Theo giới chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính khiến Ukraine rất khó để trở thành thành viên của NATO. Ngoài nguyên nhân đầu tiên đã đề cập ở trên là "sợ Nga nổi giận" vì NATO bành trướng về phía đông, còn 2 nguyên nhân chính nội tại của đất nước này, cụ thể như sau:
Nguyên nhân thứ hai là: Ukraine đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Theo điều lệ của NATO, khối này sẽ không kết nạp một quốc gia có xung đột chưa được giải quyết gia nhập tổ chức này. Hiện nay, Ukraine đang được coi là nước ở trong tình trạng chiến tranh, do cuộc nội chiến ở vùng Donbass, miền Đông nước này vẫn chưa chấm dứt.
Ukraine sẽ còn rất lâu mới có thể trở thành thành viên của khổi NATO
Hai tỉnh ly khai Donetsk và Lugansk đã tuyên bố tách khỏi Ukraine và tự xưng là hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR). Chính quyền Kiev đã sử dụng các biện pháp quân sự để thu hồi các vùng đất này nhưng không thành công và đã phải ký Thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk.
Tình hình này vẫn tiếp diễn nhùng nhằng từ năm 2017 cho đến nay, Kiev không muốn để mất Donbass nhưng không thể giành lại bằng biện pháp quân sự và ngoại giao; ngược lại, DPR và LPR cũng quyết tâm không trở về với Ukraine, thậm chí là còn muốn sáp nhập với Nga.
Nếu đáp ứng điều kiện này của NATO có nghĩa là Ukraine sẽ phải từ bỏ 2 tỉnh miền Đông, công nhận nền độc lập của họ, thế nhưng, chính quyền Kiev không đời nào chấp nhận điều này, nên Ukraine sẽ không bao giờ đủ điều kiện để gia nhập NATO.
Nguyên nhân thứ ba là: Quân đội Ukraine quá lạc hậu
Hồi tháng 4 năm nay, chính đại biểu Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) là ông Vadim Rabinovich cho rằng, Ukraine không có cơ hội nào để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, vì quân đội của quốc gia này không đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO.
Để gia nhập NATO, Kiev cần đảm bảo sự tương thích hoàn toàn của các lực lượng vũ trang của mình với các lực lượng của các nước liên minh. Chỉ sau khi Ukraine hoàn thành cải cách các lực lượng vũ trang để phù hợp với nguyên tắc và tiêu chuẩn của NATO thì nước này mới có thể bàn đến vấn đề trở thành thành viên của NATO.
Ông cũng nói thêm rằng để gia nhập NATO, Ukraine sẽ phải đầu tư số tiền rất lớn từ chính ngân sách của mình, nhằm thay máu vũ khí trang bị, huấn luyện binh sĩ theo tiêu chuẩn NATO.
Cụ thể, theo đại biểu Quốc hội này, để đi đúng vào "đường ray của NATO", đất nước Ukraine sẽ cần 120 tỷ USD, và trong thời gian 40 năm tới, Ukraine sẽ chẳng đào đâu ra số tiền như vậy và cũng đừng hy vọng là sẽ có ai đó cấp miễn phí cho họ số tiền này.
Toàn Thắng
Theo baodatviet.vn
Vì sao Nga bất hợp tác với Mỹ về dầu mỏ của Syria? Lầu Năm Góc đã lập luận rằng quân đội Mỹ sẽ ở lại Cộng hòa Ả Rập để bảo vệ các cơ sở dầu mỏ khỏi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng Moscow khẳng định điều này phải do Chính phủ Syria kiểm soát. Mỹ "nói một đằng, làm một nẻo" ở Syria Chính quyền Tổng thống Donald Trump...