Với tôi, mẹ là người bình thường nhưng không hề tầm thường
Ngày còn nhỏ khi đi học, tôi vẫn ghi ở phần lý lịch là “Mẹ: Nội trợ”. Đến khi vào đại học, phần nghề nghiệp của mẹ được thay thế bằng cụm từ “Dược sĩ”. Đó là cả một niềm tự hào, sự hãnh diện về mẹ.
Ảnh minh hoạ
Dù tôi chưa bao giờ coi nhẹ công việc nội trợ hay xấu hổ vì điều đó nhưng tinh thần hiếu học và ý chí vươn lên của mẹ là một tấm gương sáng cho chị em chúng tôi và nhiều người noi theo.
Mẹ về nhà chồng khi vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, như nhiều phụ nữ cùng thế hệ với mẹ. Mẹ ước mơ được học y dược, nhưng điều đó khó thành hiện thực. Với những người sinh ra ở thập niên 1950 như ba mẹ tôi, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông và đi tiếp vào cao đẳng, đại học là điều không phổ biến như ngày nay. Bà ngoại kể, ngày ông hứa gả mẹ cho ba, nước mắt mẹ rơi ướt quyển tập học trò…
Tôi vẫn nhớ những tháng năm mẹ làm dâu cơ cực, cơm chan nước mắt. Nhà nội cất ven sông, mọi sinh hoạt hàng ngày đều nhờ vào nước sông, và mọi người xung quanh cũng thế. Những tháng mùa khô nước cạn, mẹ hì hục múc từng thùng nước nhỏ đổ đầy cái lu to, lắng phèn cho cả nhà sử dụng.
Nhà có hai đứa con gái, mẹ cứ nhìn chúng tôi mà xót xa. Những thứ chất thải và rác đều đổ xuống sông, xác những con vật nuôi bị bệnh người ta mang vứt xuống sông, nước từ đồng ruộng đổ về đó… rồi cũng từ đó người ta lấy nước dùng cho sinh hoạt. Mẹ biết, dù phèn chua có thể biến nước đục trở nên trong vắt, nhưng không thể loại bỏ bao mầm bệnh, nhất là những bệnh về da, về mắt hay phụ khoa.
Video đang HOT
Năm tôi chừng tám tuổi, khu tôi ở bắt đầu có điện về, niềm hy vọng của mẹ cũng sáng lên theo ánh điện. Mẹ bảo, ba tôi tốt nghiệp đại học và là công chức, mẹ không muốn cách ba quá xa về kiến thức, trình độ. Và trên hết, mẹ muốn chúng tôi có đủ điều kiện về kinh tế lẫn động lực để bước vào đại học. Thế là mẹ xin ông bà nội đi học.
Nhưng việc thuyết phục ấy phải mất rất lâu mới được chấp nhận. Tất nhiên, từ chỗ đang có người lo cơm nước, giặt giũ và tất cả công việc hằng ngày… giờ phải làm nên ông bà nội và cô tôi không đồng ý, thậm chí họ hàng bên nội còn chỉ trích mẹ là “đua đòi”. Nhờ sự thuyết phục của ba và sự kiên trì của mẹ, cuối cùng ông bà nội cũng chấp nhận.
Khoảng thời gian đi học với mẹ vất vả vô cùng. Mỗi sáng mẹ phải dậy sớm lo mọi thứ tươm tất, chiều về còn phải làm những việc nhà tồn đọng đến tận khuya, nhưng mẹ rạng rỡ hơn bao giờ hết. Có thể với nhiều người, việc đi học là điều rất bình thường, nhưng với mẹ tôi, đó là một hành trình đầy gian khổ và nước mắt.
Với tinh thần hiếu học, mẹ luôn tìm tòi và học hỏi thêm từ những người đi trước cũng như từ sách báo chuyên ngành để cập nhật tri thức, củng cố kiến thức đã có. Mẹ xót xa khi chứng kiến những người dân vì thiếu kiến thức nên bị lừa gạt trong việc chữa bệnh dẫn đến tiền mất tật mang; những phụ nữ dành hết cuộc đời mình trong cái vòng luẩn quẩn: mang thai và sinh con hay những cô gái trẻ sợ sệt tìm đến hỏi cách giải quyết vì trót mang thai khi quan hệ tình dục mà không có biện pháp phòng ngừa…
Họ hoàn toàn xa lạ với thuốc tránh thai và xấu hổ không dám nói đến bao cao su. Chúng tôi từng nhiều lần suýt bật cười khi chứng kiến có người cầm đơn đến mua thuốc, bảo bị “rối loạn triều đình” (rối loạn tiền đình) hoặc vừa đi “chụp xung quanh” (chụp X-quang). Trước những tình huống đó, mẹ không bao giờ có thái độ cười cợt hay xem thường mà ân cần hướng dẫn, tư vấn, giúp họ gọi đúng tên bệnh và chỉ dẫn cặn kẽ.
Thị xã trở thành thành phố. Bắt đầu từ những hộ dân sống gần nhà cho đến bán kính xa hơn, mẹ vận động từng gia đình đăng ký sử dụng nước máy, không dùng nước sông nữa và xây nhà tắm để loại bỏ thói quen tắm nước sông. Bà cũng thường xuyên nhắc mọi người ăn chín, uống sôi và chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bà kết hợp với trạm y tế phường, đi đến từng hộ dân để vận động diệt lăng quăng, phát quang bụi rậm.
Bà phát thuốc tránh thai và bao cao su miễn phí cho người dân, tạo cho họ thói quen sử dụng, không còn xem đó là những điều cấm kỵ hay mắc cỡ khi nói đến nữa. Mẹ tôi còn thuyết phục nhiều người mua bảo hiểm y tế để được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tốt, tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ mang thai, tặng sách báo nhằm khuyến khích thói quen đọc để nâng cao hiểu biết…
Bà làm tất cả những điều đó một cách lặng lẽ nhưng rất quyết tâm, như một bản năng không thể tách rời.Không chỉ thế, mẹ còn đi đầu trong phong trào thể dục thể thao. Từ chỗ mọi người thờ ơ với thể dục, giờ đây cứ mỗi sáng cả khu xôn xao, í ới gọi nhau đi tập.
Trong cuộc sống hằng ngày, mẹ là một người vui vẻ, hài hước và luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Những mùa Trung thu, mẹ con tôi thường cho quà bánh những đứa trẻ nghèo, xách lồng đèn đi chơi cùng chúng. Với một hiệu thuốc tại nhà, mẹ thường cho người nghèo thuốc men và còn giúp đỡ thêm tiền bạc. Tiếng lành đồn xa, nhiều người có hoàn cảnh khó khăn tìm đến để xin thuốc men, hỗ trợ.
Mẹ dạy chúng tôi rằng, với người giàu không cần quá ân cần trong giao tiếp, nhưng với những người nghèo thì phải hết sức tế nhị… vì họ dễ tổn thương và tự ái lắm. Mẹ bảo mình may mắn được đủ đầy hơn người khác thì hãy cho đi. Dù gia đình chúng tôi không dư dả gì, nhưng bà vẫn luôn san sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh xung quanh. Ảnh hưởng từ cách sống đó, chúng tôi chưa bao giờ quay lưng với những người kém may mắn quanh mình.
Dù thời gian biểu hằng ngày gần như không còn trống, mẹ tôi vẫn dành ra ít nhất nửa tiếng để đọc sách báo và xem tin tức chuyên ngành. Bà tâm niệm, ngày nào còn sống, ngày đó phải sống có ích.
Thế nên, cứ mỗi khi gom góp được một khoản tiền, bà lại rủ các con đi đến các hội bảo trợ trẻ mồ côi, khuyết tật, người già không nơi nương tựa… để tặng tiền, quà. Tôi rất tự hào về mẹ mình, và luôn xem bà là tấm gương để noi theo. Với tôi, mẹ là một người bình thường, nhưng không hề tầm thường.
Theo TNO
Lớn lên rồi, chỉ mong là một người bình thường...
Ngày bé ước mơ sau này sẽ làm siêu nhân, làm vĩ nhân, làm những điều to lớn như cứu rỗi thế giới chẳng hạn. Nhưng càng trưởng thành, ta chỉ muốn làm tốt nhiệm vụ của bản thân...
Sao hôm nay tâm trạng đến lạ.. chẳng muốn làm gì ngoài việc nằm chễm chệ trên giường bắt đầu nghĩ về tương lai.. ơ hay, với bao nhiêu cuồng quay công việc, đã bao giờ ta có thời gian trò chuyện với bản thân rằng: Thiệt ra, ước mơ to bự của bản thân ta là cái gì, ngày xưa.. khi còn 5 hay 6 tuổi được Mẹ hỏi ước mơ sau này của con là gì? Dõng dạc trả lời:" Dạ. cô giáo ạ".. Nhưng rồi khi lớn lên, cái ước mơ đó nó bay đâu mất tiêu.. mà cũng chằng biết ta có thực sự mong muốn điều đó không nữa.. thích thì thích đủ thứ, nhưng chỉ dừng lại thích thôi, nó chưa đủ sức để khiến ta lao tâm trí vào nó...
Được một cái, bản thân mắc cái chứng lười.. lười tùm lum tùm la.. lười đến nỗi nhiều khi nghĩ lại ai mà làm biếng hơn ta.. Việc này có gì tốt đâu mà khoe, ờ hớ.. Thôi, để suy nghĩ nghiêm túc một xíu: Ngày nay các bạn trẻ năng động quá, nói là làm liền, nào là mục tiêu ngắn hạn rồi dài hạn.. cuộc sống các bạn cứ như những cơn sóng vỗ về ồ ập, còn bản thân ta như dòng sông lười trong Công viên Đầm Sen.. êm đềm, tĩnh lặng..
Thiệt ra mỗi người đều có cuộc sống khác nhau, ai trong chúng ta đều ấp ủ những hoài bão, khát vọng cho riêng mình. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của internet, chúng ta tha hồ cập nhật những xu hướng, và suy nghĩ của chúng ta cũng nhanh như tốc độ của công nghệ vậy.
Còn ta, trở về với ta.. ta không mong ước có một cuộc sống sôi nổi, chỉ mong sao cuộc sống ta đủ sâu sắc để nhìn nhận những khía cạnh của cuộc sống, ta được hiểu hơn về tiếng lòng của bản thân cũng như những người ta yêu thương.. Đơn giản vậy thôi mà ấm áp đến lạ.. Ai rồi cũng sẽ trải qua những thăng trầm của cuộc sống, nhưng điều quan trọng hơn hết là trước khi quyết định bất cứ việc gì ta cũng phải tự hỏi những việc ta làm sẽ ảnh hưởng gì đến với gia đình, những người chúng ta yêu thương không?
Nhiều khi cảm thấy bản thân sao mà bình thường quá, cái gì cũng bình thường.. từ ngoại hình đến công việc, chẳng có gì nổi trội. Nhiều lúc trách yêu Mẹ: " Sao Mẹ sinh con ra bình thường quá, không có gì để nổi bật trước mọi người ".. Mẹ nhẹ nhàng đáp: "Con không tôn trọng bản thân con, thì lấy ra ai tôn trọng con đây hả con gái?.. đối với ai ra sao, nhưng đối với Mẹ: Con là bông hoa đẹp nhất!"
Một câu trả lời ầm lòng, ừ thì.. ta đâu cần phải làm gì to tát lắm đâu, chỉ cần sống tốt mỗi ngày thì đã là thành công rồi. Thật ra thành công cũng không phải điều gì đó quá lớn lao, thành công là hạnh phúc với những gì hiện có, trân trọng những điều đơn giản tưởng chừng như nhỏ nhặt đời thường.. Đơn giản một xíu, sẽ thấy cuộc đời nở hoa.. Cùng nhau nghe bài " Hoa Quỳnh Anh của Phạm Quỳnh Anh nào"
Theo Phununews
Tiếc tiền, chồng mua thịt "ế" về cho vợ bầu ăn mà không để ý đến điều này và cái kết sốc Giá cả thị trường cái gì cũng đắt đỏ, 50 ngàn còn không đủ cho một người bình thường ăn chứ đừng nói đến đủ cho người mang bầu ăn. Chính vì thế mà nếu không có bố mẹ đẻ chu cấp thêm thì còn lâu Hương mới đủ ăn uống. ảnh minh họa Yêu nhau suốt 3 năm thì Hương và Huy...