Với tài chính 800 triệu, chọn tân binh Peugeot 2008 hay Toyota Corolla Cross?
Tân binh” Peugeot 2008 mới gia nhập phân khúc SUV cỡ nhỏ của thị trường Việt, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Toyota Corolla Cross, Kia Seltos hay Hyundai Kona.
Với giá bán 739 triệu và 829 triệu đồng, Peugeot 2008 có 2 phiên bản là Active và GT Line. Trong đó, Peugeot 2008 GT Line được xem là đối thủ ngang sức với Toyota Corolla Cross 1.8V (820 triệu đồng) cho nhu cầu mua SUV 5 chỗ tầm giá 800 triệu đồng. Cùng thử so sánh điểm mạnh và yếu của hai đối thủ trong bài viết dưới đây.
Về thiết kế, Peugeot 2008 có ngoại hình nổi bật hơn hẳn so với đối thủ Nhật Bản. Peugeot 2008 ứng dụng ngôn ngữ thiết kế mới nhất của Peugeot với nhiều chi tiết sắc sảo và trẻ trung. Điểm nhấn nổi bật là hệ thống đèn LED mô phỏng móng vuốt và răng nanh của sư tử. Đồng thời, các đường dập nổi táo bạo kết hợp cùng nhiều chi tiết sơn đen cho cảm giác mạnh mẽ, năng động. Trong khi đó, Corolla Cross là mẫu xe mang kiểu dáng trung tính đặc trưng của Toyota. Các đường nét của chiếc SUV Nhật Bản hài hòa và mềm mại hơn so với 2008. Phiên bản Toyota Corolla Cross 1.8V có thêm những chi tiết trang trí mạ crôm ở cản trước, lưới tản nhiệt, nẹp hông và đuôi xe giúp tăng thêm vẻ cao cấp cho ngoại thất.
Peugeot 2008
Ngoài ra, 2 mẫu xe không có nhiều khác biệt khi cùng được trang bị đèn chiếu sáng LED kiểu Projector, đèn hậu LED, cảm biến bật tắt đèn tự động và đèn pha thích ứng. Kích thước của Toyota Corolla Cross áp đảo hoàn toàn Peugeot 2008 về mặt kích thước. Nhờ đó, mẫu xe gầm cao của Toyota vượt trội hơn đối thủ châu Âu là sự rộng rãi của nội thất. Hàng ghế sau của Corolla Cross có khoảng để chân, không gian trần xe và độ nghiêng tựa lưng nhỉnh hơn 2008. Khá khó hiểu khi Peugeot không bố trí tựa tay cho hàng ghế thứ 2 trên 2008. Bên cạnh đó, cả 2 mẫu xe cùng có dung tích khoang hành lý hơn 400 lít.
Trong khi Peugeot 2008 hướng tới khách hàng trẻ tuổi, cá tính thì Toyota hướng tới đông đảo khách hàng hơn, phù hợp với nhiều độ tuổi.
Về nội thất, hai mẫu xe mang phong cách đối lập, trong khi Peugeot 2008 có khoang nội thất lấy cảm hứng từ khoang lái của chiến đấu cơ. Vô-lăng đáy và đỉnh phẳng kiểu D-Cut được bố trí thấp để dễ quan sát bảng đồng hồ tốc độ, góp phần tăng thêm tính thể thao cho nội thất của 2008. Còn khoang nội thất, khu vực bảng điều khiển của Corolla Cross tạo hình đối xứng và có thiết kế khá đơn giản.
Toyota Corolla Cross
Video đang HOT
Ở cùng tầm giá hơn 800 triệu đồng, danh sách trang bị tiện nghi chính của 2008 GT Line và Corolla Cross 1.8V không quá chênh lệch. Cả 2 cùng có ghế lái chỉnh điện, ghế da, điều hòa tự động, hệ thống thông tin giải trí hỗ trợ kết nối Apple CarPlay/Android Auto, 6 loa…
Các tính năng nổi bật của 2008 GT Line là bảng đồng hồ kỹ thuật số, phanh tay điện tử và đèn LED viền nội thất. Trong khi đó, Corolla Cross 1.8V ghi điểm khi được trang bị màn hình cảm ứng 9 inch (so với 7 inch của Peugeot 2008), cửa sổ trời và hốc gió phụ ở hàng ghế sau.
Về sức mạnh, Peugeot 2008 đi kèm động cơ 1.2L có công nghệ tăng áp, cho mô-men xoắn cực đại vượt trội ở dải vòng tua thấp (1.750-3.500 vòng/phút). Kết hợp với hộp số tự động 6 cấp, tùy chọn chế độ lái và khối lượng nhẹ hơn đối thủ khoảng 135 kg, Peugeot 2008 cho cảm giác tăng tốc tốt và phấn khích hơn. Trong khi đó, Toyota Corolla Cross dùng động cơ hút khí tự nhiên và hộp số vô cấp CVT có đặc tính vận hành nhẹ nhàng, mượt mà và thoải mái.
Những trang bị an toàn tương đồng giữa 2008 GT Line và Corolla Cross 1.8V gồm kiểm soát hành trình thích ứng, hỗ trợ giữ làn đường, cảnh báo điểm mù, cảnh báo áp suất lốp và cảm biến đỗ xe trước/sau. Mẫu xe Peugeot có thêm chức năng phanh tự động, nhận diện biển báo tốc độ, nhắc nhở người lái tập trung và giới hạn tốc độ. Trong khi đó, mẫu SUV Nhật Bản được trang bị camera 360 độ (so với camera trước/sau) và cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau.
Nhìn chung, Peugeot 2008 có thiết kế nội/ngoại thất hiện đại và bắt mắt hơn, đi cùng đó là khả năng vận hành mang hơi hướng thể thao phù hợp với khách hàng trẻ. Toyota Corolla Cross nhỉnh hơn về không gian nội thất và có kiểu dáng hợp với thị hiếu của số đông người dùng Việt Nam.
Sôi động phân khúc xe gầm cao cỡ nhỏ
Sự góp mặt mới đây của Peugeot 2008 và Renault Kaptur đã giúp phân khúc xe SUV cỡ B trở nên sôi động chưa từng có...
Peugeot 2008 là mẫu xe mới nhất tham gia vào phân khúc ô tô gầm cao cỡ nhỏ.
Thời điểm này, có thể điểm danh rất nhanh được một loạt các mẫu ô tô đang tham gia vào phân khúc xe gầm cao đô thị, bao gồm Ford EcoSport, Hyundai Kona, Honda HR-V, MG ZS, Kia Seltos, Toyota Corolla Cross cùng hai "tân binh" đến từ nước Pháp là Peugeot 2008 và Renaul Kaptur.
Dễ nhận thấy rằng, SUV đô thị không chỉ đông đảo mà còn đang là phân khúc sôi động nhất nhì thị trường ô tô Việt Nam.
Xét về số lượng, SUV đô thị chỉ đang ít hơn nhóm xe sedan cỡ B với hai đại diện ưu tú nhất là Toyota Vios và Hyundai Accent. Còn xét về sức mua trên thị trường, SUV đô thị cũng đang tăng tốc mạnh mẽ với bộ "tam mã" Kia Seltos, Toyota Corolla Cross và Hyundai Kona.
Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong tháng 11/2020 vừa qua, phân khúc xe gầm cao đô thị đã đóng góp đến hai cái tên trong nhóm 10 mẫu xe đắt khách nhất thị trường. Trong đó, Kia Seltos đứng ở vị trí thứ 7 với sản lượng bán hàng 1.821 chiếc còn Toyota Corolla Cross đứng vị trí thứ 9 với lượng xe bán ra đạt 1.537 chiếc. Hyundai Kona dù không lọt Top 10 song cũng đạt sản lượng bán hàng đến 1.241 chiếc.
Nhìn vào không khí sôi động của phân khúc này, ít ai ngờ được rằng SUV đô thị từng là nhóm sản phẩm lỡ cỡ bán chỉ... cho có.
Cái tên khai phá phân khúc SUV cỡ B là Daihatsu Terios đã một đi không trở lại sau cả thập niên 2000 ế ẩm. Suzuki Vitara cũng đã chào tạm biệt thị trường ô tô Việt Nam bởi doanh số èo uột. Mẫu xe được kỳ vọng Chevrolet Trax cũng chấp nhận rời bỏ cuộc chơi do chiến lược kinh doanh của hãng.
Cuối cùng, chỉ còn lại Ford EcoSport gần như một mình một chợ trong những năm đầu ra mắt thị trường. EcoSport từng có vài thời điểm nhảy vào nhóm 10 xe bán chạy nhất thị trường bất kể bản thân hãng ô tô Mỹ khi đưa mẫu xe này về Việt Nam cũng không ngờ rằng nó lại được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt đến thế.
Và rồi, Hyundai Kona xuất hiện, sau đó là một loạt mẫu xe khác tham gia vào cuộc chơi để tạo nên một trong những phân khúc ô tô sôi động nhất hiện nay.
Có thể hình dung, phân khúc SUV cỡ B lúc ban đầu chỉ luồn lách ở những con ngõ hẹp thành thị với Ford EcoSport đóng vai trò "hoa tiêu". Qua mỗi ngã rẽ, SUV cỡ B lại có thêm thành viên để cùng nhau tiến ra đại lộ thênh thang như hiện giờ.
ĐA DẠNG LỰA CHỌN CHO KHÁCH VIỆT
Hiếm có phân khúc ô tô nào lại đang phong phú về lựa chọn cho người tiêu dùng như SUV cỡ B lúc này, xét từ xuất xứ, phong cách thiết kế, trang bị công nghệ cho đến giá bán...
Xét trên tiêu chí giá bán, Hyundai Kona, Kia Seltos và Ford EcoSport đang nắm nhiều lợi thế. Đây cũng là lý do vì sao sau khi ra mắt, Kia Seltos lập tức nhảy vào danh sách 10 ô tô bán chạy nhất thị trường.
Kia Seltos có thiết kế mới mẻ và trẻ trung trong khi trang bị công nghệ cũng khá đầy đủ khi so sánh với các đối thủ khác. Hyundai Kona lại sở hữu khả năng vận hành mạnh mẽ và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi các công nghệ thân thiện, thậm chí đã được Việt hoá.
Kia Seltos đang dẫn đầu phân khúc SUV cỡ B về sản lượng bán hàng tại thị trường ô tô Việt Nam.
Chính sự bứt tốc của các đối thủ đã khiến Ford EcoSport thoáng... giật mình. Do chưa có thế hệ hoàn toàn mới nên hãng xe Mỹ buộc phải cập nhật EcoSport nhằm phù hợp hơn với thị trường.
Toyota Corolla Cross nằm trong nhóm các mẫu xe có khoảng giá bán lẻ cao nhất phân khúc. Tuy nhiên, mẫu xe Nhật Bản lại được trang bị nhiều công nghệ hiện đại nhất. Đáng kể nhất là gói công nghệ an toàn Toyota Safety Sense mà thậm chí nhiều mẫu xe ở phân khúc cao hơn cũng chưa được trang bị. Ngay cả mẫu xe vừa ra mắt là Peugeot 2008 dù được trang bị khá nhiều tính năng an toàn song vẫn thua kém so với Toyota Corolla Cross. Bên cạnh đó, Toyota vẫn luôn là thương hiệu được nhiều khách Việt lưu tâm hơn cả và bởi vậy, không khó hiểu khi Corolla Cross bán chạy dù giá bán nằm ở mốc cao nhất phân khúc.
Đáng tiếc nhất là Honda HR-V và Renault Kaptur. Cả hai mẫu xe này đều có giá bán lẻ cao hơn so với hầu hết đối thủ trong khi trang bị công nghệ lại thuộc nhóm nghèo nàn nhất.
Honda xưa nay vẫn tự định vị ở đẳng cấp nhỉnh hơn đôi chút so với đa số các thương hiệu ô tô phổ thông. Do đó, giá bán lẻ không chỉ của HR-V mà hầu hết các mẫu xe Honda khác đều cao hơn đối thủ.
Thương hiệu ô tô Pháp mới quay trở lại thị trường ô tô Việt Nam và được kỳ vọng se "xoá dớp" ế ẩm do nhà phân phối tiền nhiệm để lại. Tuy nhiên, dấu hiệu bứt phá vẫn chưa thấy rõ. Ngay với Kaptur, thiết kế của mẫu xe này vẫn bị coi là cục mịch chỉ phù hợp với người lớn tuổi và thậm chí từng sinh sống... tại Pháp. Sự kén chọn gu người dùng kèm theo giá bán cao sẽ là một trở ngại với Renault Kaptur khi "chạy đua" với các đối thủ Nhật Bản và Hàn Quốc.
MG ZS lại là trường hợp đặc biệt. Mẫu xe được phân phối bởi tập đoàn Tan Chong (Malaysia) có khoảng giá bán lẻ thấp nhất phân khúc và các trang bị công nghệ cũng không hề kém cạnh. Tuy nhiên, những tranh cãi về nguồn gốc, xuất xứ hay giá trị thương hiệu đang là một rào cản. MG là thương hiệu sinh ra tại Anh quốc nhưng hiện đang được sở hữu bởi tập đoàn ô tô SAIC (Trung Quốc). Bản thân mẫu xe đang phân phối tại Việt Nam cũng được Tan Chong tạm thời nhập khẩu từ Trung Quốc trước khi kế hoạch lắp ráp tại Việt Nam được thưc hiện.
Với đa dạng sự lựa chọn cùng khoảng giá bán lẻ rất rộng, SUV cỡ B đang là phân khúc ô tô có nhiều thuận lợi đối với người tiêu dùng cho nhu cầu mua sắm xe cuối năm và trước Tết nguyên đán.
Loạt ô tô lần đầu ra mắt khách Việt năm 2020 Bên cạnh những mẫu xe ra mắt phiên bản mới, thị trường ô tô Việt Nam năm 2020 cũng chứng kiến nhiều ô tô mới lần đầu ra mắt khách hàng Việt. MG ZS là 1 trong 2 mẫu xe lần đầu xuất hiện tại Việt Nam của thương hiệu MG MG ZS và MG HS Mở màn cho sự xuất hiện của...