Với lối chơi truyền thống, Clinton có thể hạ bệ Trump?
Chiến lược của bà Clinton tương tự như những gì đã giúp Obama thắng cử nhiệm kỳ thứ 2 trước đối thủ Mitt Romney.
Suốt hàng tháng trời, Đảng Dân chủ tự nhủ: Cử tri rồi sẽ “nghiêm túc” hơn khi tới mùa thu, tức là chặng nước rút của kỳ bầu cử, và phản đối lối chơi “thiếu chừng mực” của Donald Trump.
Giờ họ vẫn đang chờ đợi.
Thực ra, không chỉ có Đảng Dân chủ chờ đợi. Rất nhiều cử tri Mỹ, thậm chí cả thành viên Đảng Cộng hòa đều băn khoăn: Tới bao giờ thì Trump chuyển hướng? Khi nào thì Trump phô bày con người mới – một ứng viên có thể thu hút đông đảo cử tri hơn, không chỉ dừng lại ở một bộ phận người đang bất mãn?
Nội bộ Đảng Cộng hòa đã chờ đợi sự chuyển hướng của Trump từ 4 tháng trước, khi ông ta loại bỏ những đối thủ cuối cùng trong Đảng. Thế rồi Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa diễn ra, Trump chính thức được đề cử. Và người ta nghĩ, đã đến lúc chuyển hướng rồi. Nhưng không, Trump không làm như vậy.
Đêm nay, khi cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra, Trump sẽ đứng trước một cử tọa lớn nhất trong quá trình tranh cử. Nhưng sự chuyển hướng tất cả đều mong đợi vẫn chưa có dấu hiệu xuất hiện.
Trước sức ép của những người vẫn còn lưỡng lự bỏ phiếu cho mình vì những phát ngôn mạnh bạo, trong vài tuần trở lại đây, Trump đã nỗ lực thể hiện rằng mình hoàn toàn có khả năng đi vào khuôn khổ. Ông ta bắt đầu dùng máy nhắc chữ, đồng thời nỗ lực tiếp xúc với các nhóm thiểu số.
Tuy nhiên, nền tảng của Trump, những quan điểm cứng rắn về các chính sách chủ chốt thì vẫn vậy. Và những người phản đối ông ta lo ngại, tại cuộc tranh luận, những điều tưởng như cốt lõi ấy sẽ bị lu mờ. Trên khán đài, trước màn hình vô tuyến, vẻ ngoài và phong thái sẽ làm nên người thắng cuộc, chứ không phải lập trường chính sách.
“Lối chơi” truyền thống
Video đang HOT
Chỉ còn chưa đầy 50 ngày nữa và kết quả khảo sát dự báo một chặng đua “nghẹt thở” khi Trump đang ngày càng “nổi” ở các bang chiến địa.
Trong khi phương pháp gây sự chú ý của Trump đạt được kết quả thì Hillary Clinton vẫn gắn chặt với lối chơi truyền thống: Quảng cáo công kích rầm rộ, tập trung mời gọi cử tri tham gia bầu cử và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình.
Nhóm ủng hộ Clinton mạnh tay chi tiền chiếu quảng cáo phản đối Trump trên đường phố.
Ban vận động tranh cử của bà Clinton đã chi hơn 180 triệu USD cho các hoạt động quảng bá trên truyền hình và đài phát thanh từ giữa tháng 6 cho tới nay, hệ thống theo dõi quảng cáo chính trị của Kantar Media cho biết. Trong cùng khoảng thời gian đó, Trump và người ủng hộ chỉ chi có 40 triệu USD.
Chiến lược của bà Clinton tương tự như những gì ông Obama đã làm khi ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 trước đối thủ Mitt Romney. Mùa hè năm 2012, Mitt Romney đã được ban vận động của Obama tô vẽ thành một kẻ tài phiệt lạnh lùng.
Nhưng nói đi thì phải nói lại, Clinton khác xa Obama. Tỷ lệ ủng hộ bà, so với đương kim Tổng thống Mỹ, thì thấp hơn nhiều. Thực tế này lại một lần nữa gợi lên câu hỏi tâm điểm của kỳ bầu cử năm nay: Liệu chiến lược chính trị “an toàn” có giúp Clinton đánh bại một đối thủ “rắc rối” như Trump?
Không còn cách nào khác
Thậm chí Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải lên tiếng cảnh báo người ủng hộ Đảng Dân chủ về một chặng đua sống còn mà có thể Clinton sẽ thua cuộc. “Ông ta [Trump] không đủ năng lực làm Tổng thống”, ông Obama nói với các nhà tài trợ tại sự kiện gây quỹ ở Manhattan hồi tuần trước.
Theo AP, phe Cộng hòa có thể nắm ưu thế ở Iowa, cũng như Ohio và chắc chắn sẽ cạnh tranh khốc liệt với Clinton tại Florida, Bắc Carolina.
“Bang chiến địa được gọi như vậy là có nguyên do của nó. Tỷ lệ cạnh tranh ở các khu vực ấy sẽ rất cao, từ giờ cho tới ngày bầu cử”, người quản lý chiến dịch của Clinton – Robby Mook – cho biết.
“Nhưng chúng tôi sẽ thắng bởi chúng tôi đã dành cả một năm trời để xây dựng chiến lược nhằm truyền tải thông điệp của mình và kêu gọi cử tri thực thi quyền bầu cử. Thế nên, thay vì lo lắng, chúng tôi sẽ bắt tay vào việc”.
Thế nhưng, Trump, dù không có những nỗ lực mang tính hệ thống như Clinton, lại không phải một đối thủ thông thường. Trong vòng sơ bộ, ông ta đã đánh bại hơn 10 đối thủ, những người đã sử dụng các phương pháp truyền thống để xử lý những phát ngôn khó lường của Trump.
“Ở vòng sơ bộ, các ứng viên đều cố hạ bệ Trump bằng cách mà bạn thường làm để loại bỏ những người chỉ biết nói mà không biết làm”, Rick Tyler, cựu cố vấn của Ted Cruz nhận định, “Bà ấy [Clinton] cũng làm như vậy. Nhưng cách đó đâu có ích gì”.
Cố vấn của Clinton coi cuộc tranh luận sẽ diễn ra vào đêm nay (26/9) tại Đại học Hofstra là một thời khắc quyết định. Đây sẽ là dịp để cử tri có cơ hội để so sánh các ứng viên. Mặc dù các cố vấn không tiết lộ chi tiết về quá trình chuẩn bị nhưng rõ ràng bà Clinton đã dành không ít tâm sức cho trận quyết đấu.
“Trong một cuộc đua khó đoán, trước một đối thủ khó lường, rõ ràng điều duy nhất bạn có thể kiểm soát chính là hành động của mình”, Mo Elleithee, chuyên gia phân tích của Viện Chính sách thuộc Đại học Georgetown nhận định, “Họ đang tập trung vào điều đó”.
Về phần mình, Clinton cho biết: Bà đã sẵn sàng đối đầu với bất cứ điều gì Trump “ném” về phía mình.
“Tôi sẽ cố gắng hết sức để trao đổi một cách rõ ràng và mạnh bạo nhất có thể trước những lời lăng mạ và hành động công kích, cố chấp, dọa dẫm mà ta vẫn thấy từ đối thủ của tôi”, bà Clinton nói trên sóng truyền hình, “Tôi biết đây là một trận đấu tay bo”.
Theo Soha News
Đám đông nhất loạt quay lưng với bà Hillary để selfie
Gần như tất cả mọi người đều quay lưng lại với ứng viên tổng thống Mỹ nhằm có được một (hoặc nhiều) bức ảnh chụp chung với bà.
Khoảnh khắc này được nhiếp ảnh gia Barbara Kinney ghi lại trong cuộc gặp gỡ các cử tri của bà Hillary Clinton tại Orlando tối 25/9. Sau vài giờ đăng trên Twitter, bức ảnh đã được chia sẻ hơn 8.000 lần và thu hút hàng trăm bình luận.
Trong ảnh, bà Hillary mặc bộ vest màu xanh cobalt đứng trên bục vẫy tay chào. Tuy nhiên, đám đông trong hội trường thay nhìn ứng viên tổng thống, lại nhất loạt quay lưng về phía bà, đồng thời tay giơ cao điện thoại để chụp selfie.
"Ồ, thế hệ thiên niên kỷ thực sự ghét bà Hillary", một người bình luận châm biếm.
Đám đông quay lưng để chụp ảnh với bà Hillary Clinton. Ảnh: Twitter.
Nhiều người còn nghi ngờ rằng ứng viên tổng thống đảng Dân chủ "dàn dựng" chuyện chụp ảnh.
"Tôi đang nghĩ bà ấy đề nghị mọi người &'tự sướng'? Chiến lược truyền thông này cũng ngang ngửa đẳng cấp của Trump rồi", một người chia sẻ trên Twitter.
Bà Hillary Clinton và đối thủ Donald Trump đang bước vào chặng cuối của cuộc đua đến Nhà Trắng. Hai ứng viên tổng thống sẽ có cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên vào tối 26/9 (giờ địa phương). Cuộc tranh luận được dự đoán là có thể thu hút đến 100 người theo dõi qua truyền hình, cao nhất trong lịch sử chính trường Mỹ.
Theo Soha News
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ dừng tranh luận để gặp Thủ tướng Israel Đài TNHK đưa tin hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump sẽ tạm ngừng công tác chuẩn bị cho cuộc tranh luận vào ngày 26/9 tới để lần lượt gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, một đồng minh chủ chốt của Washington ở Trung Đông. Văn phòng Thủ tướng Israel không tiết lộ...