Vòi khí đốt Nga sẽ nối hai bờ sông Hàn
Đường ống dẫn khí đốt sẽ kết nối hai miền Triều Tiên với Nga sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ngày 6/7, phát biểu trong cuộc họp của Viện Korber Foundation tại Đức, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ về kế hoạch mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên đồng thời nhấn mạnh, quan hệ hợp tác tăng cường với Triều Tiên là nền tảng quan trọng để thiết lập hòa bình cho khu vực này.
Ông Moon còn cho biết đã có một “lộ trình kinh tế mới cho bán đảo Triều Tiên”. Kế hoạch này sẽ trở thành thực tế nếu vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết.
Korea Herald cho hay, kế hoạch của ông Moon sẽ là đưa Hàn Quốc và Triều Tiên kết nối liên lạc qua đường ranh giới quân sự. Đây sẽ là “vành đai kinh tế” tạo lập một cộng đồng kinh tế mà ở đó người dân Hàn – Triều cùng được hưởng sự thịnh vượng.
“Hoạt động đường sắt liên Triều sẽ được tái kết nối. Một chuyến tàu khởi hành từ Busan và Mokpo sẽ chạy qua Bình Nhưỡng và Bắc Kinh và hướng tới Nga cũng như châu Âu. Các dự án hợp tác ở khu vực Đông Bắc Á như dự án đường ống dẫn khí đốt sẽ kết nối hai miền Triều Tiên với Nga cũng sẽ được thực hiện”, Tổng thống Moon nói.
Đường ống dẫn khí đốt sẽ kết nối hai miền Triều Tiên với Nga sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên
Năm 2008, Moscow và Seoul đã đạt được thỏa thuận sơ bộ vận chuyển khí đốt từ Nga cũng như tiến hành đàm phán về việc vận chuyển khí đốt qua Triều Tiên từ năm 2011.
Cụ thể, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Hàn Quốc dài trên 1.100 km và ít nhất 700 km sẽ đi qua lãnh thổ Triều Tiên. Theo tính toán của Gazprom, đường ống này có khả năng vận chuyển ít nhất 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.
Dự án này được kỳ vọng là có lợi cho các bên khi mà Nga có cơ hội tiếp cận một thị trường xuất khẩu dầu mới, Triều Tiên sẽ được hưởng lợi với vai trò là nước trung chuyển, còn Hàn Quốc sẽ nhận được nguồn cung khí đốt ổn định và tiết kiệm chi phí hơn.
Ông Konstantin Simonov, Tổng giám đốc Qũy An ninh năng lượng quốc gia Nga cho biết, việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt sẽ là thương vụ có lợi cho Hàn Quốc thay vì việc quốc gia này đang phải nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ nước ngoài.
Theo ông Simonov, dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt có thành công hay không còn tùy thuộc vào quan hệ Hàn – Triều. Tuy nhiên, khi ông Moon nắm quyền Tổng thống Hàn Quốc, dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đang được hồi sinh.
Cho tới nay, tương lai cho dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt vẫn chưa được định đoạt nhưng Gazprom và Kogas đã ký kết một số thỏa thuận mua LNG của Nga từ dự án Sakhalin-2. Hiện tại, Sakhalin-2 đang cung cấp 1,5 triệu tấn LNG cho Hàn Quốc mỗi năm.
Video đang HOT
Vai trò chủ đạo của Moscow
Vấn đề then chốt trong kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt là việc Gazprom và Kogas vẫn chưa thể thỏa hiệp về việc bên nào sẽ chịu trách nhiệm thi hành xây đường ống qua Triều Tiên và bên nào sẽ chịu rủi ro trong quá trình trung chuyển.
Giới phân tích nhận định, vấn đề then chốt nói trên sẽ sớm được giải quyết nếu như Nga giữ vai trò trung gian trong việc đảm bảo nguồn khí đốt tới Hàn Quốc sẽ được thông suốt, ngay cả khi mối quan hệ Hàn – Triều có biến động.
Thời gian gần đây, mối quan hệ Nga – Triều đang ngày càng nồng ấm. các quan chức ngoại giao của Triều Tiên và Nga đã gặp nhau tại Thủ đô Moscow hôm 5/6 theo lời mời của Nga để cùng trao đổi tình hình trên bán đảo Triều Tiên và thảo luận các cách thức để tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước.
So với cùng kỳ năm 2016, trao đổi thương mại giữa Nga và Triều Tiên trong 2 tháng đầu năm 2017 đã tăng 73%, chủ yếu là do lượng than cung cấp từ Nga tăng. Ngoài việc tăng cường các lô hàng than đá, Nga còn có một số động thái khác nhằm mở rộng thương mại với Triều Tiên.
Giáo sư thỉnh giảng James Brown tại Đại học Temple, Tokyo, cho rằng hoạt động thương mại của Nga phù hợp với quan điểm của nước này với Triều Tiên. Ông nhận định:
“Nga không muốn cô lập Triều Tiên. Họ muốn Triều Tiên có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động với phần còn lại của thế giới. Nga vẫn phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhưng cũng thông cảm hơn với nước này”.
Trên thực tế, đường ống khí đốt của Nga qua Ukraine sang châu Âu vẫn thông suốt ngay cả khi mối quan hệ giữa Moscow và Kiev trở nên tồi tệ do những căng thẳng tại miền Đông Ukraine…
Với phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác biệt, không cấm vận, không đe dọa tấn công… Nga đang từng bước giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên một cách hiệu quả.
Nếu dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt tới Hàn Quốc thành công, thì không những căng thẳng Hàn – Triều được hạ nhiệt mà tầm ảnh hưởng và sức mạnh Nga tại vùng Viễn Đông cũng sẽ được gia tăng.
Theo Hoàng Giang
Báo Đất việt
Vì sao Tập đoàn Gazprom Nga tháo chạy khỏi Thổ Nhĩ Kỳ?
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã quyết định sẽ chấm dứt các hoạt động liên doanh với các doanh nghiệp khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ
Đại gia khí đốt Nga tháo chạy khỏi Thổ Nhĩ Kỳ
Tờ Kommersant ngày 28/6 dẫn nguồn tin từ Tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga là Gazprom cho biết, công ty xuất khẩu năng lượng hàng đầu của Nga có thể rút lui khỏi các liên doanh hợp tác hiện có với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ về lĩnh vực năng lượng.
Theo đó, đại gia số 1 của ngành năng lượng Nga cũng như trên toàn thế giới sẽ không còn trực tiếp chi phối thị trường năng lượng nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ, mà chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cung ứng, tức là chỉ xuất khẩu khí đốt cho các công ty của nước này.
Theo các nguồn tin quen thuộc với tình hình của Ngân hàng đầu tư Gasprom (Gasprombank), Gasprombank đã hoàn tất thủ tục ra khỏi công ty Promak, một liên doanh giữa Gazprombank và nhà nhập khẩu tư nhân về khí đốt Nga lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ là Akfel Holding, được thành lập vào năm 2014.
Tập đoàn Akfel Holding chiếm khoảng 20% nguồn cung cấp của Gazprom đến Thổ Nhĩ Kỳ), bao gồm 3 công ty là Akfel Gas (Gazprom đang có hợp đồng cung cấp khoảng 2,25 tỷ mét khối khí 1 năm), Avrasia (hợp đồng khoảng nửa tỷ mét khối khí) và Enerco (hợp đồng 2,5 tỷ mét khối).
Nhìn chung, tập đoàn Akfel Holding chiếm 55% khí gas của Gazprom cấp cho các nhà nhập khẩu tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ và khoảng 20% tổng số khí gas mà Nga xuất vào Thổ Nhĩ Kỳ (phần lớn xuất cho Tập đoàn khí đốt quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ BOTAS).
Liên doanh giữa Akfel Holding và Gazprombank giữ 60% cổ phần trong hai công ty Avrasia và Enerco (trong đó, Gazprombank sở hữu 40% của 60% cổ phần đó, tỷ lệ còn lại thuộc đối tác); 40% cổ phần còn lại của công ty Enerco thuộc sở hữu của công ty dầu khí Áo OMV.
Ngoài ra, vào năm 2014, Gazprom từng công bố ý định mua lại 50% cổ phần của Akfel Gas nhưng không được sự chấp thuận của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Phó Chủ tịch Gazprom là ông Alexander Medvedev cho biết, Tập đoàn còn có kế hoạch bán tài sản khác ở Thổ Nhĩ Kỳ là cổ phần thuộc công ty khí đốt Bosphorus.
Hiện Gazprom đang sở hữu lượng cổ phần áp đảo trong công ty khí đốt Bosphorus (71%). Nếu Tập đoàn Nga quyết định rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, lượng cổ phiếu này sẽ bán lại cho đối tác địa phương Sen Group - công ty sở hữu 29% cổ phần còn lại.
Theo công bố của Tập đoàn Gazprom, Akfel Holding là nhà bán hàng hiệu quả và lãi suất cao nhất về khí đốt Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy tại sao Nga lại quyết định bán tháo tất cả cổ phần trong các liên doanh, để hoàn toàn tháo lui khỏi thị trường màu mỡ này?
Bản chất của mối quan hệ Nga-Thổ là hai bên cùng có lợi?
Thổ Nhĩ Kỳ không muốn Nga chi phối về khí đốt?
Theo ông Medvedev, nguyên nhân khiến Tập đoàn này quyết định rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ là do thị trường này trong thời gian qua đã trở nên "không thể đoán trước" và mất sức hấp dẫn vì sự suy yếu của đồng Lira, cùng với các mức thuế quy định ngặt ngèo khác.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, một nguyên nhân quan trọng khiến Tập đoàn khí đốt Nhà nước của Nga tháo chạy khỏi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ là do tình hình chính trị bất ổn ở quốc gia này, cùng với sự can thiệp của chính quyền Ankara, nhằm quốc hữu hóa các doanh nghiệp năng lượng nước này.
Hồi tháng 12/2016, Akfel Holding đã bị Ankara đe dọa quốc hữu hóa do nghi ngờ có quan hệ với tổ chức của giáo sĩ Gulen, bị chính quyền Erdogan kết tội tổ chức cuộc đảo chính quân sự bất thành ở thủ đô Ankara và thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/7/2016.
Cơ sở của động tác quốc hữu hóa là nghị định số 674, được chính quyền Erdogan thông qua sau vụ đảo chính hồi tháng 7, trong đó cho phép chính quyền "nắm quyền kiểm soát" các công ty bị nghi ngờ tài trợ cho các tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ xếp vào loại khủng bố.
Theo đó, "chức năng cổ đông" sẽ do Quỹ Bảo hiểm tiết kiệm Thổ Nhĩ Kỳ (TMSF) đảm nhận. Hội đồng Giám đốc của Tập đoàn Akfel Holding bị hoàn toàn sa thải và bị thay thế bằng các đại diện của TMSF và chuyên viên tư vấn do họ chỉ định.
Câu hỏi về khoản tài sản Nga trong Akfel Holding đã được Chủ tịch Gazprom Alexey Miller đưa ra hôm 06 tháng 12 năm 2016 tại cuộc họp với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khi ông này ở thăm Moscow, nhưng vấn đề vẫn chưa được làm rõ, từ đó đến nay, không có thông tin gì về "số phận" của Gazprom trong liên doanh này.
Do đó, giới phân tích cho rằng, rất có thể là Gazprom đã buộc phải "tự nguyện" rút lui khỏi chức năng điều phối thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, an tâm làm một "nhà bán hàng chuyên nghiệp", trước sức ép của chính quyền Erdogan, nếu không muốn mất sạch cổ phần trong liên doanh này.
Nguyên nhân của sự việc này có lẽ xuất phát từ việc chính quyền Ankara không muốn các đại gia khí đốt Nga nắm quyền chi phối thị trường năng lượng của đất nước, biến nó thành công cụ chính trị và kinh tế. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga đã là quá nhiều.
Ngay cả việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu khởi công đường ống dẫn dầu thuộc kế hoạch "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" (Turkey Stream) tại khu vực nước sâu ngoài khơi Biển Đen vào ngày 23/6 vừa qua cũng cho thấy rằng, Ankara cũng chỉ muốn thu lợi tối đa từ Moscow, nhưng sẽ không để Nga nắm được con bài chi phối mình.
Theo Huy Bình
Báo Đất việt
Nga sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa hai miền Triều Tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẵn sàng cử đặc phái viên tới Bình Nhưỡng để tìm cách giảm bớt căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, giữa lúc căng thẳng đang leo thang do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đặc phái viên Song Young-gil và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Yonhap) Trong cuộc gặp với đặc phái...