Voi khát tình giẫm chết người trông thú
Con voi ở sở thú Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, tấn công người trông nom ngay trước buổi biểu diễn xiếc do đang lên cơn động dục.
Hôm 24/12, con voi 56 tuổi, nặng hai tấn, bất ngờ nổi giận, tấn công người chăm sóc nó trong vườn thú ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Vụ tấn công xảy ra ngay trước khi buổi biểu diễn xiếc động vật diễn ra, trước mắt nhiều khách tham quan.
Ban quản lý Sở thú sinh thái Trường Sa cho hay con voi giống châu Á có tên Ai A này đã ở đây 10 năm và có tính cách khá điềm đạm, nhẹ nhàng.
Trong một dòng thông báo trên mạng xã hội hôm 29/12, quản lý vườn thú cho biết con vật bất ngờ tấn công anh Bu, nhân viên trông nom, khi đang đứng chờ để chuẩn bị biểu diễn. 5 người khác đã cố gắng giúp cho con voi bình tĩnh trở lại trước khi đưa anh Bu tới bệnh viện. Tuy nhiên, các bác sĩ tuyên bố nạn nhân đã tử vong.
Voi giẫm chết người. Ảnh cắt từ clip
Video đang HOT
Một nhân chứng kể anh nghe thấy tiếng người hét “đi rồi, đi rồi”, ám chỉ nam nhân viên bị voi tấn công đã chết, trong khi những người khác kêu than trước sự ra đi của anh. Một video đang được chia sẻ trên Weibo cho thấy ba con voi, trong đó có Ai A, đang đứng ở khu vực sàn diễn. Tiếp đó là cảnh tượng Ai A kéo lê một người đàn ông bất động trên mặt đất.
Các chuyên gia tại sở thú cho biết Ai A tấn công người trông nom bởi lúc đó nó đang lên cơn động dục, hay đang vào mùa giao phối. Họ cho hay khi một con voi đực châu Á rơi vào tình trạng này, các hooc môn và lượng testosterone trong cơ thể sẽ sản sinh nhiều, khiến chúng trở nên hung hăng và có thể sẽ chiến đấu với những con voi đực khác để chiếm bạn tình.
Sau sự việc trên, sở thú đã nhốt Ai A trong chuồng riêng.
Được thành lập năm 2010, Sở thú sinh thái Trường Sa đang nuôi nhốt 6 con voi châu Á. Toàn bộ những con voi này được huấn luyện để biểu diễn xiếc, gồm massage, đá bóng, hay lắc vòng.
Theo Ngôi sao
Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn, dài bằng xe buýt
Trọng lượng đồ sộ là nguyên nhân thúc đẩy cá sấu caiman tiền sử mọc thêm đốt sống ở xương cùng để chống đỡ sức nặng.
Cá sấu caiman tiền sử nặng ngang voi châu Á ngày nay. Ảnh: AFLY.
Nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu tiến sĩ Torsten Scheyer ở Viện Khảo cổ học Zurich kiểm tra ghi chép hóa thạch của loài cá sấu khổng lồ thời tiền sử để tìm hiểu cách chúng di chuyển.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí eLife hôm 27/11.
Cá sấu caiman Purussaurus mirandai có thể sánh ngang với voi châu Á về cân nặng và dài gần 8 m, theo John Hutchinson ở Đại học Thú y Hoàng gia, thành viên nhóm nghiên cứu.
Loài cá sấu này sinh sống cách đây 6 triệu năm ở khu vực ngày nay là Venezuela và là một trong những thành viên lớn nhất thuộc bộ Cá sấu.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy P. mirandai có thêm đốt sống ở xương cùng nằm phía gốc cột sống.
Cá sấu caiman tiền sử là loài cá sấu duy nhất mọc thêm đốt sống này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng gene Hox kiểm soát vị trí hình thành các bộ phận cơ thể cũng biến đổi theo đặc điểm tiến hóa này.
Tiến sĩ Scheyer chia sẻ, họ gặp may mắn khi tìm thấy nhiều hóa thạch ở Venezuela. Những bộ xương này giúp giới nghiên cứu hiểu hơn về sự đa dạng hình thái ở những động vật tuyệt chủng từ lâu.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Sau khi được cứu sống, chú voi không ngừng "rình rập" vị ân nhân của mình bất kể ngày đêm Để thể hiện sự biết ơn và tình yêu, chú voi không ngừng "theo dõi" vị ân nhân cứu mạng mà không hề nhận thức được về cân nặng và vóc dáng của mình. Thiên nhiên chứa đựng rất nhiều điều đáng ngạc nhiên, từ những câu chuyện về các chú gấu đột nhập vào ô tô đến những con vẹt nói được...