Với gói nâng cấp này, ZSU-23-4 Việt Nam sẽ là cận vệ tốt của S-300
Trong biên chế chiến đấu của Quân đội Nga, hệ thống phòng không tầm xa S-300/400 thường được bảo vệ bởi các tổ hợp Pantsir-S1.
Đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúng ta cũng đi theo mô hình tương tự, tuy nhiên do còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như tiềm lực tài chính mà trọng trách “cận vệ” của S-300PMU-1 đã được giao cho pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka.
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Việt Nam
Ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ, mặc dù đã được hiện đại hóa nhẹ nhưng nhìn chung nhiệm vụ bảo vệ S-300 đối với ZSU-23-4 vẫn là hơi quá sức do thiếu hệ thống điều khiển hỏa lực tin cậy cũng như tầm bắn hiệu quả tương đối hạn chế.
Khi mà ngân sách quốc phòng chưa đáp ứng được ngay nhu cầu mua sắm các loại khí tài tối tân thì nâng cấp những hệ thống pháo phòng không tự hành cũ này lên các chuẩn mới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến tỏ ra là phương án hợp lý hơn nhiều.
Trên thế giới đã có một số quốc gia giới thiệu những gói tân trang dành cho Shilka như ZSU-23-4M4 của Belarus hay Donets do Ukraine thực hiện… tuy nhiên nổi tiếng hơn cả, đồng thời cũng nhận được nhiều sự tin cậy nhất lại là ZSU-23-4MP Biala của Ba Lan của Ba Lan.
Pháo phòng không tự hành nâng cấp ZSU-23-4MP Biala của Ba Lan
Về cơ bản, thay đổi đáng kể nhất giữa ZSU-23-4MP Biala và Shilka nguyên bản là radar điều khiển hỏa lực 1RL33 đã bị gỡ bỏ và thay thế bằng hệ thống ngắm quang điện tử kỹ thuật số để dẫn bắn cho tên lửa đất đối không PZR Grom do Ba Lan sản xuất dựa trên nguyên mẫu 9K38 Igla (SA-18 Grouse) của Liên Xô.
Với tầm bắn tối đa 5,5 km; trần bay 3,5 km; tốc độ lớn nhất 650 m/s; Grom là sự bổ sung cần thiết cho 4 khẩu pháo tự động AZP-23 cỡ 23 mm nguyên bản vốn có cự ly tác xạ hiệu quả chỉ từ 2,5 đến 3 km.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhà sản xuất Zakady Mechaniczne còn phát triển thêm một loại đạn 23 mm thế hệ mới, giúp kéo dài phạm vi tác chiến cho pháo thêm 0,5 – 1 km nữa.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 70 hệ thống ZSU-23-4MP Biala nâng cấp được chuyển giao cho Quân đội Ba Lan như một giải pháp kinh tế hơn so với PZA Loara – pháo phòng không tự hành 35 mm áp dụng công nghệ phương Tây.
Nhờ mối quan hệ thân thiết cả về kinh tế lẫn quốc phòng được xây dựng từ lâu đời, kết hợp với việc phía Ba Lan luôn tỏ ra sẵn sàng chuyển giao công nghệ, Việt Nam có thể cân nhắc phương án nâng cấp những tổ hợp Shilka cũ của mình lên chuẩn Biala để trở thành người “lính cận vệ” tốt của S-300.
Theo Soha News
Khám phá nội thất pháo PK tự hành ZSU-23-4 VN có
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 được trang bị radar và khẩu pháo 4 nòng cỡ 23mm có tốc độ bắn rất cao, chuyên đánh mục tiêu bay thấp, cực thấp
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 hiện là một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của lưới lửa đối không tầm thấp của QĐND Việt Nam. Nó được thiết kế trong giai đoạn 1957-1962, nhà máy Mytishchi (MMZ) sản xuất cho lực lượng vũ trang Liên Xô từ 1964-1982 với số lượng 6.500 khẩu và dành cho cả mục đích xuất khẩu (tới 23 quốc gia sử dụng). Loại pháo này đã chứng minh được khả năng đáng sợ của mình trong cuộc xung đột giữa Quân đội Israel và Syria vào tháng 10/1973. Khi đó, hầu hết số máy bay F-4 Phantom của Israel bị bắn rơi do khẩu đội pháo ZSU-23-4 tấn công.
Tính năng của ZSU-23-4 hầu hết đã được Liên Xô công khai sau nửa thế kỷ được đưa vào sử dụng. Khẩu pháo 4 nòng 23mm 2A7 đạt tốc độ bắn 3.400-4.000 phát/phút, tầm bắn 2-2,5km, được trang bị bộ ổn định toàn phần cho phép xe vừa di chuyển vừa khai hỏa. Vậy, bây giờ hãy cùng Kiến Thức vào thăm bên trong mẫu pháo phòng không tự hành huyền thoại này.
Đầu tiên, hãy vào thăm chỗ ngồi của lái xe pháo tự hành ZSU-23-4. Mặt trước của thân xe thiết kế với phần nắp cửa rất lớn, dù là kích cỡ người phương Tây hay phương Đông thì đều dễ dàng chui vào.
Hệ thống lái đơn giản của ZSU-23-4 với cần đẩy và bàn đạp chân ga, côn, phanh.
Đồng hồ đo tốc độ và các loại chỉ số khác được thiết kế với bảng đặt ở bên trái lái xe.
Lái xe ngồi tách biệt hoàn toàn với hai pháo thủ và chỉ huy xe còn lại ngồi trong tháp pháo.
Cửa ra vào của kíp 3 người còn lại ở trên nóc tháp pháo.
Không gian bên trong rất rộng rãi, có thể chứa thêm các đồ dùng cá nhân riêng của kíp chiến đấu.
Bên trong tháp pháo được trang bị khá nhiều thiết bị nút bấm, đồng hồ phục vụ tác chiến vì vốn dĩ ZSU-23-4 ngoài pháo 2A7 còn sở hữu radar dẫn bắn RPK-2 Tobol có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay trong phạm vi 20km.
Cận cảnh bộ điều khiển pháo 23mm 2A7.
Thiết bị bắn nhìn như tay cầm chơi game.
Cận cảnh 4 nòng pháo 23mm 2A7 có tốc độ bắn mỗi nòng 850-1.000 phát/phút, tổng hợp 4 nòng là 3.400-4.000 phát/phút.
Không gian bên trong rất rộng rãi.
Không gian đằng sau tháp pháo thoải mái để đồ cá nhân dành cho kíp bắn.
Theo_Kiến Thức
Người Mỹ nghĩ gì về pháo ZSU-23-4 Việt Nam có dùng (2) Các chuyên gia Mỹ đều khẳng định, pháo phòng không ZSU-23-4 vượt trội pháo M163 Vulcan, là vũ khí nguy hiểm chết người với trực thăng AH-1. Các chuyên gia Mỹ đều khẳng định, pháo phòng không ZSU-23-4 vượt trội pháo M163 Vulcan, là vũ khí nguy hiểm chết người với trực thăng AH-1. Kì 2: Đặc tính kĩ chiến thuật của pháo...