Voi chiến thời cổ
Theo các tài liệu lịch sử, thời cổ xưa, loài voi đã ra trận hỗ trợ chiến binh trong các cuộc giao tranh.
Voi chiến xung trận.
Vương quốc Hy Lạp và người Carthage đã sử dụng một cách hữu hiệu những con vật khổng lồ này trong những trận chiến với đội quân La Mã.
Voi chiến từ châu Á đến châu Âu
Alexander Đại đế (356 TCN – 323 TCN), vị vua lừng danh của vương quốc Macedonia cổ đại, sau này trở thành quốc gia bá chủ ở Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa, từng chiến đấu chống lại một đội quân có voi chiến trong trận đánh nổi tiếng ở Hydaspes (ngày nay thuộc Pakistan) vào năm 326 TCN.
Ông vô cùng ấn tượng bởi sự dũng mãnh của những con vật này. Sau chiến dịch ở miền Bắc Ấn Độ, ông đã đưa nhiều con voi về Địa Trung Hải, tổ chức huấn luyện chúng như một thành phần quan trọng trong đội quân của mình.
Sau cái chết của Alexander vào năm 323 TCN, nhiều lãnh thổ được gọi là “vương quốc Kế vị” xuất hiện trong thế giới Hy Lạp, chẳng hạn như vương quốc Seleucid của Syria, vương quốc Ptolemy của Ai Cập và vương quốc Antigonid của Macedonia, đã đưa voi châu Á vào binh đoàn của họ.
Ban đầu hầu hết những con voi này được nhập khẩu từ các vùng đất thân thiện ở Ấn Độ, sau này triều đại Ptolemy của Ai Cập đã nhập được voi châu Phi từ bên ngoài biên giới phía Nam của vương quốc, sau khi đối thủ của họ, triều đại Seleucid, chặn đứng nguồn cung cấp từ châu Á.
Video đang HOT
Một nhà lãnh đạo Hy Lạp đã trang bị cho đội quân của mình đàn voi chiến là vua Pyrrhus của Epirus, người sau này đã gây chiến với thế lực mới nổi của Rome và được cho là đã khiến đối phương khiếp sợ với đội tượng binh hung hãn.
Quân đội của ông đã đánh bại quân La Mã tại Heraclea ở miền Nam nước Ý, không xa Tarentum, vào năm 280 TCN. Trong trận này, những chú voi của Pyrrhus đã khiến kỵ binh La Mã hoảng loạn. Ông đã đánh bại họ một lần nữa tại Asculum vào năm 279 TCN.
Pyrrhus sau đó đã đụng độ người La Mã tại Beneventum (miền Nam nước Ý) vào năm 275 TCN. Mặc dù chiếm ưu thế ban đầu, nhưng những con voi, do bị vũ khí tên lửa của người La Mã tấn công, đã chạy bừa và giẫm đạp lên chính những người lính của Pyrrhus.
Sức mạnh của voi rừng châu Phi
Người La Mã đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng của người Carthage đến từ Bắc Phi, với lực lượng hùng hậu cùng đàn voi chiến tại địa phương như ở dãy núi Atlas, trải dài qua Morocco, Algeria và Tunisia. Quần thể voi này từng được cho là voi rừng châu Phi (Loxodonta cyclotis), nhỏ hơn voi châu Á.
Đội quân của Carthage đã sử dụng một số loài voi trong Chiến tranh Punic lần thứ nhất, chẳng hạn như trong trận chiến ở sông Bagradas (năm 255 TCN) thuộc Tunisia ngày nay. Tại đây, khoảng 100 con voi đã hợp lực đánh bại lực lượng viễn chinh La Mã. Tuy nhiên, tại một trận chiến sau đó ở Panormus (năm 250 TCN) ở Sicily, những con voi của người Carthage thường quay lại tấn công quân đội của chính họ.
Trong Chiến tranh Punic lần thứ hai, vị tướng nổi tiếng người Carthage, Hannibal Barca, đã điều khiển 37 con voi băng qua sông Rhône và dãy Alps, tiến vào miền Bắc nước Ý.
Những chú voi của Hannibal được bố trí ở hai bên đội hình của ông trong Trận chiến sông Trebbia chống lại người La Mã vào năm 218 TCN. Mức độ mà những chú voi góp phần vào chiến thắng của Hannibal ở đây vẫn chưa rõ ràng, nhưng hầu hết chúng đều chết trong mùa Đông khắc nghiệt sau đó.
Hannibal dường như đã nhận được nhiều voi hơn để tiếp tục chiến đấu ở bán đảo Ý, sau khi đánh bại quân đoàn La Mã trong trận Cannae năm 216 TCN.
Tác phẩm điêu khắc voi chiến thời Phục hưng tại Lazio, Ý.
Voi chiến bị khắc chế
Mặc dù bị thất trận liên tục, nhưng chẳng bao lâu người La Mã có một quân át chủ bài trong tay: Vị tướng trẻ Scipio.
Scipio sinh ra với tên Publius Cornelius Scipio nhưng sau đó, sau chiến dịch ở châu Phi, được biết đến với tên Scipio Africanus. Ông đã thành công trong cuộc chiến chống lại lực lượng Carthage ở Tây Ban Nha, nơi kẻ thù đã sử dụng voi (mặc dù với số lượng nhỏ).
Kế hoạch của La Mã là cử Scipio đến châu Phi với một lực lượng viễn chinh lớn nhằm dụ Hannibal ra khỏi Ý để bảo vệ lãnh thổ. Hannibal tập hợp quân đội của mình sẵn sàng cho trận chiến cuối cùng. Trong số lực lượng được tuyển dụng có ít nhất 80 con voi, có thể chỉ mới bổ sung gần đây, nên không được huấn luyện tốt như những con voi trước đó trong đội quân.
Lực lượng của Scipio và Hannibal đã gặp nhau tại Zama (nay thuộc Tunisia) vào năm 202 TCN. Hannibal dàn quân gồm khoảng 80 con voi trước hàng ngũ chiến đấu của mình. Nhưng Scipio đã chuẩn bị sẵn sàng.
Giữa các đội quân vũ khí nặng, ông bố trí lực lượng bộ binh có trang bị mũi tên gắn lửa cơ động cao. Khi voi tấn công, toán quân này chạy về phía sau hoặc nép vào hai bên đội hình quân đoàn để lộ ra lối đi.
Đàn voi chạy qua những lối này và bị tấn công bằng vũ khí có tên gắn lửa. Một số con thú điên loạn đã quay đầu chạy về phía hai cánh quân của Hannibal, gây ra sự hỗn loạn khiến lực lượng kỵ binh bị thiệt hại nặng nề.
Nhìn chung, voi chiến ở vùng Địa Trung Hải cổ đại có thể hữu ích trong việc chống lại bộ binh – đặc biệt là kỵ binh – những lực lượng chưa từng đối đầu với chúng trước đây. Nhưng một khi nỗi sợ ban đầu đã được chế ngự, họ dùng hỏa khí tấn công, làm cho voi hoảng loạn giẫm đạp lên chính đồng đội của mình.
Voi cũng cần một lượng nước và thức ăn khổng lồ và làm chậm tốc độ của đội quân di chuyển cùng chúng. Đây có lẽ là lý do tại sao người La Mã, vốn rất tin tưởng vào khả năng cơ động của quân đội, đã quyết định không đưa voi vào hàng ngũ, mà tìm cách khắc chế chúng.
Đạn pháo Nga sản xuất giá rẻ hơn 1/4 so với các quốc gia NATO
Theo một nghiên cứu mới, Nga có thể sản xuất đạn pháo nhanh hơn và rẻ hơn so với các quốc gia vốn ủng hộ Ukraine ở Mỹ và châu Âu.
Một quân nhân Nga vác đạn pháo trên vai. Ảnh: Sputnik
Sky News ngày 26/5 dẫn nghiên cứu của công ty tư vấn Bain & Company dựa trên dữ liệu có sẵn công khai. Theo đó, các nhà máy của Nga dự kiến sản xuất hoặc tân trang khoảng 4,5 triệu quả đạn trong năm nay, so với tổng sản lượng của phương Tây là khoảng 1,3 triệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc Moskva hiện sản xuất số lượng đạn pháo nhiều hơn ba lần so với các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Số liệu do Bain & Company đưa ra cho thấy chi phí sản xuất trung bình một quả đạn pháo cỡ nòng 152mm của Nga là 1.000 USD, bằng 1/4 giá đạn 155mm mà NATO sử dụng có giá 4.000 USD.
Sky News nhấn mạnh tình trạng sản lượng đạn pháo của Mỹ và EU tụt hậu so với Nga đặt ra thách thức lớn cho quân đội Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga. Theo Sky News, quân đội Ukraine phàn nàn rằng họ chỉ có thể bắn một phát đáp trả cho mỗi 5 quả đạn pháo được phóng từ phía Nga.
Vào mùa thu năm 2023, Lầu Năm Góc xác nhận có kế hoạch tăng sản lượng đạn cỡ nòng 155mm từ 28.000 lên 100.000 quả mỗi tháng vào cuối năm 2025. Tháng 3 vừa qua, EU công bố rằng mục tiêu của khối là tăng công suất, sản xuất được 2 triệu quả đạn mỗi năm trong cùng khoảng thời gian với Mỹ.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga hôm 25/5, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sản lượng đạn dược sản xuất nội địa đã tăng gấp 14 lần, sản xuất thiết bị bay không người lái tăng gấp 4 lần và việc lắp ráp xe tăng cùng xe bọc thép cũng tăng gấp 3,5 lần kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát tháng 2/2022.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ và đồng minh chuyển vũ khí và đạn dược cho Kiev sẽ không ngăn Nga đạt được các mục tiêu quân sự của mình. Moskva đồng thời dự đoán điều này sẽ chỉ kéo dài cuộc giao tranh và có thể làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO. Theo các quan chức Nga, việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện quân đội Ukraine cho thấy các quốc gia phương Tây trên thực tế đã trở thành bên tham gia cuộc xung đột.
Chuyên gia đánh giá tác động ban đầu cuộc xung đột Israel - Palestine mới bùng phát Cuộc tấn công của Hamas khiến các cơ quan tình báo Israel hoàn toàn mất cảnh giác, trong khi Mỹ dường như cũng không hề biết rằng một cuộc giao tranh sắp xảy ra. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Cuộc tấn công chưa từng có mà lực lượng Hồi giáo Hamas người Palestine phát động nhằm vào Israel ngày 7/10 đã khiến Thủ tướng...