Vòi bạch tuộc từ châu Á
Trong khi các công ty châu Âu đang phải hết sức khó khăn vật lộn trong cuộc khủng hoảng nợ công bao trùm châu lục thì đây lại là cơ hội cho những đối tác Trung Quốc thực hiện các thương vụ “ thôn tính” với giá hời.
Một nhà máy điện do Công tyEDF-Energias de Portugal SA vận hành
Công ty hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc A Capital vừa công bố kết quả cuộc khảo sát cho thấy châu Âu là điểm đến hàng đầu của Trung Quốc thông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Theo đó, các đối tác “hầu bao rủng rỉnh” từ quốc gia đông dân nhất thế giới đang “nhắm” đến các khu vực chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài và những khó khăn kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để nắm bắt cơ hội đầu tư béo bở.
Video đang HOT
Số liệu điều tra cho thấy, trong năm 2012, các hoạt động M&A của Trung Quốc ở châu Âu tăng 21% lên 12,6 tỷ USD, chiếm 33% tổng đầu tư ước tính 37,8 tỷ USD trong lĩnh vực này. Các đối tác Trung Quốc tiến hành thâu tóm những lĩnh vực mà họ cảm thấy có lợi nhất song chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Trong năm qua, các nhà đầu tư Trung Quốc đã thâu tóm các công ty công nghiệp của Đức như Kion Group, Putzmeister Group… Quỹ đầu tư quốc gia China Investment Corp. (CIC) của Trung Quốc cũng đã nắm cổ phần trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như Heathrow Airport Holdings và Thames Water đều của Anh. China Three Gorges Corp, một công ty nhà nước khác của Trung Quốc, đã mua 21% cổ phần trong công ty điện EDP-Energias de Portugal SA của Bồ Đào Nha…
Cuộc khảo sát của Công ty hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc A Capital thêm một lần nữa minh chứng cho việc các công ty giàu có của Trung Quốc đang gia tăng mạnh hoạt động thâu tóm ở châu Âu thông qua hoạt động M&A. Việc các chính phủ lâm vào nợ công trầm trọng như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Cộng hoà Ireland… phải bán tháo tài sản quốc gia cho những đại gia của Trung Quốc đã làm dấy lên không ít mối lo ngại.
Cho dù người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc cách đây hơn 1 năm có lên tiếng trấn an rằng Trung Quốc “không có ý định và không đủ năng lực để mua đứt châu Âu”. Tuy nhiên, thực tế mà điển hình là cuộc khảo sát của Công ty hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc A Capital lại đang cho thấy điều ngược lại.
Lý giải cho việc doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng hoạt động thâu tóm tại châu Âu, Công ty hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc A Capital cho rằng các tài sản của châu Âu trở nên hấp dẫn hơn khi cuộc khủng hoảng nợ công kéo các thị trường chứng khoán châu lục này đi xuống. Trong khi đó, theo Trưởng điều hành A Capital Andre Loesekrug-Pietri, mọi thứ được bán ở châu Âu vẫn có sức cạnh tranh cao hay nói một cách khác là các đối tác Trung Quốc đã nhân khi doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn để mạnh tay thôn tính.
Việc các công ty Trung Quốc tăng cường đầu tư vào châu Âu còn diễn ra trong bối cảnh họ nhận thấy tốc độ tăng trưởng ở trong nước chậm lại nên muốn hướng ra bên ngoài để tìm kiếm các thương hiệu mạnh. Nhà kinh tế Mark Williams thuộc Capital Economics ở London (Anh) cho rằng các thương vụ M&A của doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Âu luôn được sự hậu thuẫn của nguồn tín dụng rẻ của các ngân hàng nước này.
Chính vì thế, việc có “bàn tay bí ẩn” hậu thuẫn cho các doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành các hoạt động M&A ở châu Âu càng làm dấy lên nỗi lo ngại rằng Bắc Kinh ngày càng có nhiều ảnh hưởng tại đây.
Theo ANTD
Những điểm sáng le lói
Sự ảm đạm của kinh tế toàn cầu tiếp tục được cảnh báo trên mạng tin "Project syndicate", thể hiện trong một bài phân tích khẳng định thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức lớn cho dù đã có những dấu hiệu tích cực tại một số quốc gia.
Sự phục hồi của kinh tế Mỹ tạo triển vọng cho kinh tế toàn cầu
Trước hết là khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Bất chấp nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các khó khăn cơ bản của liên minh tiền tệ này như tăng trưởng thấp, suy thoái tiếp diễn, mất sức cạnh tranh, gánh nặng nợ công và nợ tư nhân khổng lồ vẫn còn hiện hữu. Sự mệt mỏi với chính sách "thắt lưng buộc bụng" thể hiện rõ nét qua các cuộc bầu cử tại Italia vừa qua, các cuộc biểu tình lớn tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Giờ đây là bất ổn tại Cyrus liên quan đến việc giải cứu các ngân hàng bằng cách áp thuế tiền gửi tại quốc gia Địa Trung Hải này.
Nhìn sang nền kinh tế thứ hai thế giới - Trung Quốc, sự lạc quan có phần giảm đi. Mấy năm nay, Trung Quốc luôn là "điểm sáng", giúp bức tranh kinh tế toàn cầu bớt u ám. Tuy nhiên, mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc đang bộc lộ những điểm yếu, đó là tính không ổn định, mất cân bằng, thiếu sự phối hợp và không bền vững. Đất nước này vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như sự mất cân bằng giữa các khu vực ven biển và trong nội địa, giữa nông thôn và thành thị, tình trạng bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu - nghèo ngày càng tăng, môi trường xuống cấp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm...
Trong môi trường kinh tế toàn cầu ảm đạm đó, giới nghiên cứu nhận định Mỹ là một điểm sáng khi đang chứng kiến những xu hướng kinh tế tích cực: khu vực nhà đất đang phục hồi, dầu và khí đốt đá phiến sẽ giảm chi phí năng lượng và tăng sức cạnh tranh, việc làm đang nhiều lên do chi phí lao động tăng tại châu Á, và việc nới lỏng định lượng đang hỗ trợ cả nền kinh tế thực lẫn các thị trường tài chính. Các chuyên gia nhận định kinh tế Mỹ có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay.
Nhật Bản dưới sự chèo lái của Thủ tướng S. Abe cũng đang tạo ra hy vọng. Kể từ khi lên nắm quyền hồi cuối tháng 12-2012, ông S. Abe đã nhiều lần nhấn mạnh đến chính sách kinh tế "3 mục tiêu" được các chuyên gia gọi là "Abenomics" gồm: Nới lỏng tiền tệ tích cực, chi tiêu ngân sách linh hoạt và tập trung đầu tư cho khu vực tư nhân. Mục tiêu là từng bước đưa xứ sở "mặt trời mọc" quay lại quỹ đạo tăng trưởng vốn có. Theo dự báo mới nhất, Nhật Bản sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm tài chính 2013-2014. Nếu điều đó trở thành hiện thực, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1997, Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát GDP.
Những điểm sáng khác đang được chú ý là các nền kinh tế đang nổi lên như Malaysia, Philippines và Indonesia ở châu Á Chile, Colombia và Pêru tại Mỹ Latinh Kazakhstan, Azerbaijan và Ba Lan tại Đông Âu và Trung Á. Nếu không có trở ngại bất ngờ, các nền kinh tế trên có thể đạt những bước tiến bất ngờ, giúp cải thiện bức tranh chung của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 3,5% trong năm nay (cao hơn so với mức tăng 3,2% năm 2012) như hy vọng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay không thì vẫn là điều chưa chắc chắn
Theo ANTD
"Thiên đường" đã mất Cyprus từng được mệnh danh là một "thiên đường rửa tiền" nhờ những chính sách thông thoáng, song giờ đây "thiên đường" này đã mất sau khi Chính phủ nước này áp dụng hàng loạt biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng. Người dân Cyprus đổ xô đi rút tiền tiết kiệm sau khi các ngân hàng mở cửa trở...