‘Vòi bạch tuộc’ F88 – Bài 1: Thập diện mai phục
LTS: Cầm đồ là dịch vụ nhạy cảm, thường mang định kiến không mấy tốt đẹp. F88 ra đời, tự giới thiệu sẽ thay đổi quan niệm này, mang đến giải pháp mới về cầm cố tài sản để giúp đỡ những người khó khăn đang lâm cảnh túng quẫn, cần khoản tiền nhỏ để xoay sở trong cuộc sống.
Thế nhưng, sự thật lại chẳng như những lời quảng cáo ngọt ngào như mật của công ty cầm đồ này.
Ra đường gặp F88, đi chơi gặp F88, lên facebook gặp F88, mở tivi gặp F88…, khắp nơi là F88, khắp nơi là tiệm cầm đồ, cầm đồ mọc lên như nấm sau mưa.
F88 mọc lên như nấm sau mưa.
Lên sóng truyền hình
World Cup được xem là quãng thời gian bội thu của cá cược và mùa lên ngôi của các dịch vụ cầm đồ. Chính phủ liên tục phát đi cảnh báo nghiêm cấm cá cược và các hình thức tiếp tay cho cá cược bóng đá. Thế nhưng, một mẩu quảng cáo dịch vụ cầm đồ, vay tiền nhanh của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 lại thản nhiên xuất hiện trên sóng truyền hình Quốc gia. Mẩu quảng cáo này vấp phải sự phản ứng mạnh của cộng đồng, sau khi Ngày Nay phản ánh, phần quảng cáo F88 đã được cắt khỏi sóng truyền hình trực tiếp.
Với từ khóa “cầm đồ F88″, google lập tức hiển thị 1.200.000 kết quả tìm kiếm trong 0,42 giây, riêng “F88″ có đến 5.390.000 kết quả. Mới đây, F88 thông báo đã khai trương cửa hàng thứ 600, đánh dấu sự hiện diện trên khắp 63 tỉnh, thành cả nước.
Vào website của F88 thực hiện việc tìm kiếm các cửa hàng được đánh dấu trên bản đồ ở TP.HCM, biểu tượng địa điểm màu xanh lá cây với chữ F ở giữa xuất hiện ngập màn hình máy tính. Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, từ tỉnh địa đầu Tổ quốc là Hà Giang đến điểm tận cùng đất nước là Cà Mau đều có sự hiện diện của dịch vụ cầm đồ F88.
Nếu dừng lại ở thống kê này vẫn chưa đầy đủ bởi vào năm 2021, F88 và Thế giới Di động, Điện máy xanh đã bắt tay cùng nhau để triển khai cho vay tiền mặt mà không cần phải mua hàng hóa, sản phẩm. Với hơn 3.500 cửa hàng Thế giới Di động và 1.000 cửa hàng của Điện máy xanh trên cả nước, hiện, mạng lưới F88 hệt như một mạng nhện khổng lồ, giăng chằng chịt, phủ dày đặc từ thành thị đến nông thôn.
F88 xuất hiện dày đặc.
Video đang HOT
Đây là những con số biết nói về độ ăn nên làm ra của F88 trong những năm qua, cũng là phản ánh đời sống vật chất của người dân đang lâm vào khó khăn sau gần 3 năm xảy ra đại dịch, mất việc, thất nghiệp và phải tìm đến dịch vụ cầm cố để giải quyết các vấn đề tài chính tức thời.
Những lời quảng cáo đẹp đẽ như: F88 cung cấp dịch vụ cho vay siêu nhanh bằng ô tô/đăng ký ô tô, xe máy/đăng ký xe máy, điện thoại, laptop…, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích tài chính khác như: Bảo hiểm, chuyển tiền, chi hộ, thu hộ tiền điện, nước, internet…. Khoản vay từ 30 triệu đồng lên đến 2 tỷ đồng giải ngân trong vòng 15 – 30 phút, vay bằng đăng ký xe máy, không thế chấp xe, chỉ cần đăng ký xe ô tô, chỉ cần xe ô tô chính chủ. Đặc biệt là mức lãi suất cho kỳ hạn vay tối đa 12 tháng là 1.10%/ tháng như một thứ mật ngọt. Mà mật ngọt thì thường chết ruồi!
“Vòng kim cô” kiểu vay cột điện
Cuối tháng 11/2022, anh N.T (ở TP.Thủ Đức) vừa lấy lại cà vẹt xe máy sau một năm mang đi cầm tại F88 để vay tiền. Năm ngoái, dịch bệnh càng quét, thu nhập bấp bênh, anh tìm đến một cửa hàng F88 để vay tiền. “Anh nghĩ nó là công ty tài chính, chứ không nghĩ nó là tiệm cầm đồ, đến khi đọc báo mới biết”, anh N.T tiếp tục kể.
Thủ tục tại F88 nhanh và đơn giản, chỉ cần đi xe máy ra cửa hàng, đưa cà vẹt xe máy và chứng minh nhân dân cùng tên là được duyệt vay. Anh thấy nó thuận tiện, lại đang cần tiền để xoay sở mấy thứ gấp nên vay hơn 15.700.000 đồng trong 12 tháng với thông tin lãi suất được nhân viên tư vấn rất thấp. Đến ngày trả tiền hằng tháng mới thấy những điều vô lý. Trong phần tiền lời của họ (F88) kê nhiều chi phí vay rất vô lý và cao khủng khiếp.
Lịch thanh toán của F88 với lãi suất 90%/năm.
Anh N.T cung cấp cho chúng tôi bảng thống kê số tiền phải trả hằng tháng. Cụ thể, kỳ trả tiền đầu tiên vào tháng 12/2021, tiền gốc phải trả chỉ là hơn 800.000 đồng nhưng chi phí vay lên đến hơn 1.200.000 đồng. “Lúc nhân viên tư vấn, anh hỏi chi phí vay là cái gì thì câu trả lời là tiền lời. Tính ra, tiền lời gấp 150% tiền gốc. Tháng tiếp theo, tiền lời là hơn 1.150.000 đồng, trong khi tiền gốc chỉ gần 900.000 đồng, lãi là 127%. Phần trăm lãi này sẽ giảm dần đến tháng cuối cùng còn 6,3%. Ban đầu anh cũng không để ý lắm, bây giờ lấy ra xem lại mới biết”.
Anh tiếp tục lấy ra các phiếu thu hằng tháng để chỉ rõ những thủ thuật rúc rỉa túi tiền người vay một cách tinh vi. Họ bảo lãi thấp nhưng thực chất là rất cao, nó thể hiện tất cả trong phần lý do nộp: “Đóng lãi vay cho hợp đồng số….”, trong đó bao gồm 4 khoản: Thứ nhất là Trả tiền lãi trong hạn. Thứ hai là Phí thẩm định điều kiện cho vay. Thứ ba là Phí quản lý tài sản cầm cố. Thứ tư là Thuế.
Anh N.T phân tích, so từng tháng, 4 khoản lãi phải trả này đều khác nhau. Như phiếu thu tháng 9 lần lượt là: 55.000 đồng, 70.000 đồng, 250.000 đồng và 35.000 đồng, tổng là 410.000 đồng. Sang tháng 10, tương ứng là: 36.000 đồng, 46.000 đồng, 167.000 đồng và 25.000 đồng, tổng là 274.000 đồng. “Tôi vay tổng là hơn 15.700.000, thực lãnh 14.000.000 đồng. Tôi phải trả hơn 24.500.000 đồng rồi. Tính ra, chênh lệch thực lãnh và phải trả là 11.500.000 đồng. Vượt xa mức lãi suất cho phép là 20%/năm. Nếu tính, theo trả góp và theo lãi suất của chính F88 đưa ra thì vượt quá 100%”, anh N.T nói rồi cảm thán.
“Họ ác lắm! Mình ở thành phố lớn, cũng gọi là có chút kiến thức nhất định mà còn bị họ hút kiểu này. Người ở quê hay người dân túng quẫn khác, cứ nghĩ vay tiền lãi suất thấp như họ nói thì cuối cùng phải trả một khoản quá lớn. Có thể vài triệu đồng là nhỏ với những người có tiền, nhưng người nghèo, vài trăm nghìn đã là rất lớn. Họ làm vậy khác nào chị Dậu bán con, bán chó nhưng bị Nghị Quế ăn chặn trên đầu trên cổ, đẩy người dân vào cảnh bần cùng?!”.
Để làm rõ những góc khuất bên trong dịch vụ tài chính ẩn dưới vỏ bọc cầm đồ, Phóng viên đã nhập vai thành người đi vay tiền nhanh tại F88.
Theo danh sách các tổ chức tín dụng mà phía Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho Ngày Nay, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 không phải là tổ chức tín dụng được cấp phép.
Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 (Công ty F88) được thành lập năm 2013, do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép hoạt động, trụ sở chính đặt tại Tòa nhà N01A, số 275 Nguyễn Trãi, P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội. Ông Phùng Anh Tuấn (SN 1984) là Tổng Giám đốc, đại diện pháp luật. Vốn điều lệ tính đến tháng 10/2022 là hơn 566 tỷ đồng. Loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần chưa đại chúng. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính là: Dịch vụ cầm đồ.
Đùa vô duyên 'cắm sổ đỏ', 'nhảy cầu' mùa World Cup coi chừng vi phạm pháp luật
Sau mỗi trận đấu World Cup, nhiều người hay đùa sẽ cầm cố tài sản hoặc đề cập đến chuyện không hay như "nhảy cầu" và tưởng chừng đây chỉ là những câu nói vu vơ nhưng vô tình lại tạo nên một lối nghĩ tiêu cực.
Hai câu đùa vô duyên trong mùa World Cup này.CHỤP MÀN HÌNH
Đùa nhưng không vui
Thời gian gần đây, sức nóng của các trận cầu World Cup 2022 luôn là tâm điểm hàng đầu của nhiều người, bên cạnh những bàn luận về những tình tiết đặc sắc, cầu thủ ấn tượng... thì đời sống bình thường lẫn trên mạng xã hội lại có những câu đùa như "cắm sổ đỏ" hay sau mỗi trận đấu sẽ có những bình luận như "Cầu X là địa điểm hot", "Mọi người xếp hàng trên cầu đừng chen lấn", "Cầu chỗ X đông rồi, anh em qua cầu Y nhé" hoặc tệ hơn là chụp ảnh đứng ở cầu với đôi dép để lại rất phản cảm.
Thường hay bắt gặp những câu đùa vô duyên như thế này, Võ Thị Kiều Oanh (19 tuổi), ngụ tại đường Tân Lập, P.Đông Hòa, TP.Dĩ An (Bình Dương) chia sẻ: "Những lúc đi qua cầu Sài Gòn, mình hay nghe người ta nói: 'Coi kết quả xong thì nhớ đăng ký chứ không là cầu kín chỗ' hoặc 'cầu Sài Gòn nè, địa điểm thu hút nhất mỗi mùa World Cup'. Ngoài ra. Lúc ở trong quán cà phê xem bóng đá thì cũng nghe đại loại là 'Mày đặt đội nào, tao chắc đội này thắng nè, không tin tao thì có nước cắm sổ đỏ' hoặc là 'Cược đội đó là cắm sổ đỏ đi là vừa'".
Bảng giá "nhảy cầu" và các chia sẻ đùa cợt trên mạng xã hội.CHỤP MÀN HÌNH
Còn đối với Trịnh Hoàng Giang (21 tuổi), ngụ tại khu phố 6, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức (TP.HCM) thì hay bắt gặp những câu đùa ấy trên mạng. "Không chỉ World Cup mà bất kỳ giải bóng đá lớn nào mình cũng nghe những câu như vậy. Tuy nhiên, trên mạng thì rất nhiều, nhất là ở các bài đăng về tỉ số của một trận bóng nào đó, đặc biệt là trận đấu có sự tham gia của những đội bóng lớn, được đông đảo người Việt Nam hâm mộ", Hoàng Giang cho hay.
Giang cũng cho biết thêm dù có nhiều câu đùa có thể vô hại nhưng có những điều thật sự không nên đùa vì liên quan đến việc tự làm hại bản thân như "nhảy cầu". "Khi nghĩ đến điều đó thì mình thấy nó thật sự không hay, mà vấn đề này hiện nay cũng đang rất nhạy cảm và không nên xem đó là một đề tài để đùa cợt được", Giang nói.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều tài khoản và thậm chí một số fanpage lớn nhỏ đều đăng các hình ảnh, câu chữ liên quan đến vấn đề nhảy cảm trên. Thậm chí có trang còn đưa ra bảng giá "nhảy cầu" và địa điểm để cổ súy theo các câu đùa trên, điều này vô hình trung tạo nên một lối nghĩ không hay.
"Ban đầu, mình thấy bình luận vậy cũng bình thường, nhưng để đùa thì hơi quá thật. Mình nghĩ không nên nói điều như vậy vì sẽ làm mọi người có cái nhìn xấu vào mỗi mùa World Cup khi thay vì nghĩ rằng đây là mùa bóng đá phục vụ đam mê của mọi người thì khi nghe đùa như vậy quá nhiều, nhiều người sẽ nghĩ World Cup là mùa của nợ nần và tiêu cực", Kiều Oanh bày tỏ.
Tránh trường hợp cổ súy tiêu cực
Nói về vấn đề này, luật sư Trương Quốc Hưng, Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Bình Dương (BIAC), cho biết: "Khi vào mùa World Cup trên các mạng xã hội có nhiều người chế ra nhiều chủ đề vui để hưởng ứng và nếu không nhằm mục đích xấu thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên việc chia sẻ các thông tin cũng phải trong khuôn khổ pháp luật".
Luật sư Hưng cho hay những câu đại loại như "cắm sổ đỏ" liên quan đến việc cầm cố tài sản để đánh bạc, cá độ bóng đá, hay cụm từ "nhảy cầu" có thể hiểu là việc một người lựa chọn tự tử để kết thúc những "khủng hoảng" từ việc cá độ, đánh bạc.
Luật sư Trương Quốc Hưng cảnh báo việc đùa quá mức trên mạng xã hội có thể vi phạm pháp luật.NVCC
"Nếu việc chia sẻ các thông tin có dấu hiệu kích động cho hành vi đánh bạc, chia sẻ các thông tin giả mạo, sai sự thật có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ (sửa đổi bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ) với mức hình phạt từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng", ông Hưng cho hay.
Vị luật sư này cũng cho biết, trẻ con là đối tượng dễ bị tổn thương và bắt chước những câu từ trêu đùa của người lớn và sẽ rất tai hại nếu đó là thông tin độc hại đối với trẻ như miêu tả các hành vi tự tử hoặc các hành vi rùng rợn trên không gian mạng. Xa hơn, một số hành vi chia sẻ có thể cổ súy, manh nha cho các hành vi đánh bạc, tử tự hoặc các hành vi xấu khác trong xã hội.
"Có nhiều vụ việc là 'tin giả' nhưng lại gây ra 'hậu quả thật'. Do vậy khi vui đùa trong mùa World Cup, trước khi chia sẻ các thông tin lên mạng xã hội, bản thân mỗi người nên tự kiểm chứng thông tin và không nên chia sẻ các thông tin 'quá đà' vui đâu chưa thấy nhưng dẫn đến các hậu quả đáng tiếc và vô hình chung có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật", luật sư Hưng bày tỏ.
Đối tượng dùng dao cứa cổ chủ hiệu cầm đồ ở Lai Châu bị bắt sau 1 giờ gây án Do bực tức vì câu nói và mâu thuẫn từ trước, Vàng Như Tình (SN 2006, trú tại bản Sang Ngà, xã Phúc Than, huyện Than Uyên, Lai Châu) đã cầm dao cứa vào cổ nạn nhân là một chủ tiệm cầm đồ. Sáng 18/11, lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lai Châu thông tin, ngày 17/11, trên địa...