Với 500 triệu USD, Việt Nam sẽ mua những vũ khí nào của Ấn Độ?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 3/9 thông báo, quốc gia Nam Á này sẽ cấp thêm 500 triệu USD tín dụng quốc phòng cho Việt Nam.
Khoản tín dụng 500 triệu USD sẽ giúp cho nhiều vũ khí tối tân của Ấn Độ xâm nhập được vào thị trường Việt Nam
Được biết khoản viện trợ dành cho lĩnh vực quân sự này nhằm mục đích thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc phòng vốn đã khăng khít giữa hai quốc gia. Nhưng khác với gói tín dụng 100 triệu USD dùng để đóng 4 tàu tuần tra xa bờ, hiện vẫn chưa có thêm thông tin cho hay khoản viện trợ mới sẽ được sử dụng ra sao.
Thời gian qua đã có nhiều phân tích đánh giá về các vũ khí Ấn Độ có thể phù hợp với Việt Nam, trong đó những chủng loại sau đây được coi là ứng viên sáng giá nhất, nhiều khả năng nằm trong kế hoạch giải ngân của khoản vay 500 triệu USD.
Tàu hộ vệ tên lửa Talwar Dự án 11356 và tên lửa chống hạm BrahMos
Tàu hộ vệ tên lửa INS Trikand (F51) lớp Talwar
Tới thời điểm này có thể nhận định rằng gần như 100% Việt Nam sẽ mua tên lửa hành trình chống hạm BrahMos của Ấn Độ, nhưng do chúng ta chưa có phương tiện mang vác cũng như không có kế hoạch bổ sung cho lực lượng phòng thủ bờ biển mà phía bạn đã đề nghị cung cấp chiến hạm trang bị sẵn BrahMos, thay vì chỉ là các tổ hợp riêng lẻ.
Với chủ trương đưa hải quân tiến thẳng lên hiện đại, chắc chắn Việt Nam sẽ không mua lại khu trục hạm Rajput sắp bị loại biên mà sẽ lựa chọn một lớp khinh hạm hiện đại để giao vai trò kỳ hạm.
Trong các ứng viên tiềm năng còn lại, không ai thích hợp hơn lớp Talwar Dự án 11356, Hải quân Ấn Độ hiện đang vận hành 3 chiếc Talwar mang tên lửa BrahMos (F45, F50 và F51) cùng 3 chiếc mang tên lửa Klub (F40, F43, F44).
Video đang HOT
Quốc gia Nam Á không có ý định trang bị thêm lớp chiến hạm này do đã đủ so với nhu cầu, nhưng đứng trước thời cơ quá lớn khi Nga thanh lý 3 khinh hạm Đô đốc Grigorovich Dự án 11356M mà họ đã quyết định mua thêm.
Hạm đội bao gồm 9 chiếc 11356/11356M là dư thừa, vì vậy có khả năng bạn sẽ nhượng lại cho Việt Nam một tàu, đơn giá một chiếc Talwar đóng mới là trên 500 triệu USD, nhưng vì là hàng đã qua sử dụng cho nên nó sẽ không vượt quá hạn mức gói tín dụng, đặc biệt khi đây gần như là món hàng khuyến mãi đi kèm tên lửa BrahMos.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung MR-SAM
Xe mang phóng của tổ hợp tên lửa phòng không MR-SAM
Ứng viên sáng giá tiếp theo chính là hệ thống phòng không tầm trung di động MR-SAM – sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI) với Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Sức mạnh của MR-SAM nằm ở tên lửa đánh chặn Barak 8 tầm bắn 70 km và được dẫn bắn bởi radar EL/M-2084 MF-STAR. Phạm vi tác chiến của MR-SAM tương đương Buk-M3 của Nga nhưng nó lại có lợi thế là sử dụng chung một số thành phần với SPYDER.
MR-SAM kết hợp cùng SPYDER-SR/MR sẽ đảm bảo tạo lập ô phòng không tin cậy và đồng bộ cho các tầm ngắn, trung và trung-xa để phối hợp với tầm xa do S-300/400 đảm nhiệm. Cơ cấu này tỏ ra hợp lý hơn là “chen ngang” Buk-M2/M3 vào giữa. Ngoài ra giá thành vào khoảng 100 triệu USD của MR-SAM thậm chí còn rẻ hơn con số 120 triệu USD của Buk-M2.
Trực thăng vũ trang hạng nhẹ LCH
Trực thăng LCH trong một chuyến bay thử nghiệm
Vào tháng 6 năm nay, trang idrw.org cho biết, Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ đang tiến hành các cuộc đàm phán với Việt Nam để cung cấp trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH (Light Combat Helicopter).
Đây là chiếc trực thăng vũ trang rất tiên tiến, đã được “quy hoạch” làm phương tiện yểm trợ hỏa lực dành cho cả Lục quân lẫn Không quân Ấn Độ. Nhờ thiết kế hiện đại đề cao tính tàng hình, được tích hợp nhiều trang thiết bị điện tử đến từ các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, năng lực chiến đấu của LCH tỏ ra không hề thua kém Mi-28 (Nga) hay Z-10 (Trung Quốc).
Lục quân Việt Nam đang trên đà hiện đại hóa, ngoài xe tăng T-90MS thì trực thăng vũ trang là mảnh ghép khác không thể thiếu nhằm xây dựng một lực lượng mạnh toàn diện. Sở hữu nhiều tính năng ưu việt trong khi đơn giá chỉ có 20,2 triệu USD, rẻ bằng một nửa Mi-28, LCH tỏ ra là một đối thủ nặng ký trong cuộc đua giành vị trí trực thăng tấn công thế hệ mới của Việt Nam.
Bên cạnh các ứng viên nêu trên còn một số chủng loại vũ khí khác của Ấn Độ cũng gây được ít nhiều chú ý, đó là tiêm kích hạng nhẹ Tejas, tên lửa đạn đạo Prithvi hay pháo phản lực phóng loạt Pinaka-II… Mặc dù hiện tại nhu cầu của Việt Nam không thực sự lớn do đã có hàng thay thế tốt hơn tuy nhiên cơ hội của chúng vẫn chưa hoàn toàn khép lại.
Vấn đề thu hút sự quan tâm còn lại có lẽ là thời hạn giải ngân gói tín dụng trên, hy vọng rằng điều đó sẽ diễn ra không quá lâu sau thời điểm bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” kết thúc.
Theo Soha News
Mỹ tiếp tục kêu gọi tuân thủ phán quyết từ PCA
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, phán quyết từ PCA là phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines.
Reuters ngày 31/8 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và nói rằng, sẽ không có giải pháp quân sự cho tranh chấp ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra khi ông đang có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Ấn Độ và đồng chủ trì Đối thoại Thương mại và Chiến lược giữa hai nước.
Ngày 12/7, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đã ra phán quyết cho rằng, Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố "quyền lịch sử" đối với những tài nguyên biển trong cái gọi là "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh đơn phương vẽ ra ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ nói với các sinh viên ở New Delhi: "Mỹ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế - đó là phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên".
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích ở Biển Đông - nơi có tuyến đường giao thương hàng hải "bận rộn" bậc nhất trên thế giới.
Bắc Kinh thậm chí còn đe dọa sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tuyên bố chủ quyền phi pháp của họ ở Biển Đông và rằng, những hành động mà họ tiến hành ở Biển Đông, bao gồm cả việc cải tạo đảo quy mô lớn là vì mục đích hòa bình.
Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh trong khu vực, chẳng hạn như Nhật Bản và Australia đang "đổ thêm dầu vào lửa" làm căng thẳng trong khu vực gia tăng.
Mỹ và Nhật Bản không ít lần tuyên bố rằng, họ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng đứng về phía luật pháp quốc tế và ưu tiên hàng đầu là bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trong tuyên bố được đưa ra khi có mặt ở Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục khẳng định sự ủng hộ đối với các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
"Chúng tôi quan tâm đến việc không thổi bùng ngọn lửa xung đột mà thay vào đó khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp cũng như yêu sách của mình dựa trên khuôn khổ luật pháp quốc tế và thông qua con đường ngoại giao", ông Kerry nói.
Trước đó, trong tuyên bố chung Mỹ - Ấn Độ được công bố ngày 30/8 sau các cuộc hội đàm về an ninh giữa quan chức của hai nước, Mỹ và Ấn Độ tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng, các quốc gia nên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, kiềm chế và tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực./.
Theo VOV
Ấn Độ lộ mật tàu ngầm, vì sao một loạt quốc gia khác chấn động? Vụ rò rỉ dữ liệu thiết kế của tàu ngầm Scorpene khiến chính quyền Ấn Độ phẫn nộ và nhiều quốc gia khác vô cùng lo ngại. Theo Đài RFI (Pháp), vụ rò rỉ dữ liệu liên quan đến thế hệ tàu ngầm mới của Ấn Độ đã cho thấy rõ hơn cuộc chiến tàu ngầm đang trở thành trọng tâm trong cuộc...