Với 160 triệu đồng, vợ chồng trẻ liều mình mua nhà 3 tầng Hà Nội khiến ai cũng sửng sốt và đây là trọn bộ bí quyết
Mặc dù chỉ có 160 triệu trong tay, vợ chồng anh Phong, chị Lâm vẫn liều vay mượn để mua nhà 3 tầng ở Hà Nội.
Anh Trương Ngọc Phong (1991) và chị Đào Thị Hồng Lâm (1992) kết hôn từ năm 2013. Với mức thu nhập hiện tại khoảng 30 triệu/tháng nhưng chi phí ăn, ở, thuê nhà, nuôi con tốn kém nên sau 5 năm kết hôn 2 vợ chồng chỉ tiết kiệm được 160 triệu.
“Mình ấp ủ kế hoạch mua nhà từ khi còn là sinh viên. Lúc đấy thấy chị gái mình mua chung cư, mình thực sự đã đặt mục tiêu cho bản thân nhất định sẽ mua được nhà khi 27 tuổi. Sau khi lấy chồng mình bắt đầu truyền động lực đó cho chồng mình. Sau khi sinh con xong, chúng mình càng có động lực hơn” – Chị Hồng Lâm chia sẻ.
Gia đình chị Hồng Lâm và anh Ngọc Phong.
Rồi hai vợ chồng bắt đầu trò chuyện với nhau, tưởng tượng ngôi nhà của mình mua sẽ ra sao, cần khoảng bao nhiêu tiền… Dù khi ấy vợ chồng không có xu nào trong tay cả nhưng hễ thấy bạn bè hay ai có nói chuyện về nhà cửa là về kể lại với nhau để nuôi nấng động lực kiếm nhà.
Đến thời điểm năm 2017, 2 vợ chồng chị Lâm chính thức bắt tay vào tìm hiểu, tham khảo giá chung cư cũng như nhà đất ở nhiều khu vực. Cả 2 cũng xác định tiền ít nên sẽ tập trung ở các khu vực ngoại thành, khu ven đô…
“Vợ chồng mình tìm và tham khảo về nhà đất từ năm 2017 đấy. Giá thì cao, toàn nhà 1,4 – 1,6 tỷ thôi mà còn xa (khu Thanh Trì, Hà Trì, Đa Sỹ, Hà Đông)… Cả nhà đất và chung cư vợ chồng mình đều xem xét cả nhưng không ưng cái nào. Bọn mình cũng xác định nếu ở chung cư thì mua căn nào tầm 1 tỷ, có sẵn đồ đạc chủ cũ để lại thì mua. Còn không tầm 1,2 tỷ là tìm mua nhà đất.”
Sau đến cuối năm 2018, qua tìm hiểu thì chị Lâm biết đến 1 căn nhà đất ở La Phù – Hoài Đức rất ổn nên tới xem. Và đây cũng chính là tổ ấm hiện tại của gia đình nhỏ.
Ngay khi ưng ý về căn nhà ở Hà Đông, chị Lâm cùng chồng đã quyết mua. Kể về hành trình gom tiền, nhận nhà, chị Lâm cho biết: “Khi đó, hai vợ chồng cũng chỉ có 160 triệu. Chúng mình xin bố mẹ mỗi bên 100 triệu, vay thêm 100 triệu. Chị gái mình cho luôn 40 triệu, bạn thân cho mượn 50 triệu không lãi. Vậy là có 650 triệu. Vay ngân hàng 15 năm 550 triệu nữa là tròn 1,2 tỷ. Bên chủ đầu tư bao sang tên.
Thủ tục mua từ chủ đầu tư cũng rất ổn. Chia 4 lần trả tiền. Lần 1, cọc 20 triệu giữ nhà trong 1 tuần, lần 2 cọc thêm 80 triệu để đủ 100 triệu cọc mua nhà. Sau 25 ngày tiếp, chúng mình dồn tiền, vay ngân hàng và vay người thân thì thanh toán nốt cho đủ 95% giá trị căn nhà, đồng thời sang tên sổ đỏ để thế chấp ngân hàng tiếp. 5% còn lại sẽ thanh toán khi nhận nhà hoàn thiện. Vậy là mình có tầm 1,5 – 2 tháng để chuẩn bị tiền và hoàn tất việc mua nhà sang tên.”
Căn nhà chị Hồng Lâm mua 1,2 tỷ khi đang xây thô.
Sau khi chia sẻ kinh nghiệm mua nhà được đăng tải lên 1 group đông đảo thành viên, chị Hồng Lâm nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em. Nhiều người tỏ ra ngưỡng mộ, một số lại không tin.
Video đang HOT
“Ôi trời, thế mà giật cái tít là 160 triệu mua được nhà. Chả phải vay loạn lên đấy thôi.”
“Chị ấy có nói sai gì đâu? Vốn dĩ 2 vợ chồng chỉ có trong tay 160 triệu thật còn gì? Nhưng quyết tâm mua nhà nên họ đứng ra vay mượn, rồi xin bố mẹ đấy chứ. Chẳng phải mỗi gia đình chủ thớt, giờ hầu như vợ chồng trẻ nào mua nhà chả được ông bà hỗ trợ ít nhiều. Quan trọng là kinh nghiệm của chị ấy chia sẻ kìa, mọi người đừng bắt bẻ nhiều.”
“Hay quá mom, em cũng thích nhà đất nhưng muốn tự xây thay vì mua của chủ đầu tư.”
“Cảm ơn mom, kinh nghiệm chọn nhà khá hay. Trước em cũng hay ngại mấy người môi giới mà không hay biết rằng họ chính là một đầu mối rất tốt đấy chứ.”
“2 vợ chồng 5 năm để được 160 triệu là ít đó mom. Nhưng thôi, nỗ lực để trả nợ tiền nhà cũng là giỏi rồi.”
“Rất dũng cảm mom ạ. Nhưng mình cũng chung quan điểm, chỉ cần có 100 – 200 triệu thôi là mua được nhà rồi. Chỉ cần cố gắng thôi ạ. Chứ để đến lúc có tiền 1 khoản lớn thì giá nhà nó cũng tăng lên rất nhiều rồi, lại thiếu. Cứ chạy mãi vậy không nổi đâu. Chúc mừng gia đình bạn nha.”
Đặc biệt, chị Hồng Lâm cũng đưa ra 5 gợi ý chung cho những người nào đang tham khảo muốn mua nhà:
1. Tiện ích đi kèm: Để ý xem có gần UBND, trường mầm non, trường tiểu học, chợ, siêu thị, bệnh viện, công viên,… không. Nhất là đừng ngại đi xem nhà vào những ngày mưa bởi vì đường Hà Nội hay ngập, phải đi vào những ngày đó mới xác thực được khu này có nên mua không.
2. Đường sá: Nếu nhiều nước bẩn, phân chó mèo thì né ra vì ở đây động vật thả rông nhiều, hàng xóm thiếu ý thức giữ gìn chung. Những khu ngập lầy, nhiều muỗi, nhiều bọ, bãi tha ma… cũng không nên chọn.
3. Đất diện tích từ 30m2 trở lên: Vì như vậy mới đủ rộng cơ bản để sinh sống, hẹp quá rất bất tiện. Mua nhà đất từ chủ đầu tư tiện hơn việc mình mua đất nền không rồi về tự xây. Vì việc xây còn phải xem tuổi, xem ngày, lo lắng rất nhiều thứ.
4. Tìm hiểu về chủ đầu tư và mảnh đất: Tìm hiểu xem chủ đầu tư có vấn đề gì không, có thể thông qua hàng xóm để biết tại sao miếng đất đó bị bán, đất ở đó từng có chuyện gì không? Tiện thể xem hàng xóm là người như thế nào? Xem hướng nhà có “hợp tuổi” chồng không, nếu các căn trước đó đã bán hãy hỏi xem chủ nó là ai để biết hàng xóm tương lai của mình nữa.
5. Sổ đỏ: Nếu sổ mà đang ở ngân hàng thì không phải lo đất tranh chấp… Sổ đỏ phải ghi rõ đất ở lâu dài thì chuẩn đất thổ cư.
6. Ngân hàng đã thẩm định: Xem ngân hàng nào đã thẩm định đất ở đó thì vay họ luôn đỡ mất tiền thẩm định.
7. Tìm nhà thì tìm trên facebook, web bất động sản, môi giới: Đừng ngại môi giới, ngược lại nên gặp nhiều môi giới sẽ càng biết nhiều thông tin giá trị về bất động sản.
Hiện tại, vợ chồng chị Lâm đã chuyển vào căn nhà nhỏ sinh sống. Tuy nội thất còn khá đơn giản nhưng có một chỗ an cư, anh cũng cũng yên tâm “lạc nghiệp”.
Do kinh tế còn khó khăn nên căn nhà của vợ chồng chị Lâm bài trí khá đơn giản, chưa có nhiều nội thất.
Theo Helino
Bị kêu thiếu vốn cho bất động sản, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định, ngân hàng không thiếu vốn đối với bất động sản nhưng chỉ cho vay với những chủ đầu tư đủ năng lực tài chính, những dự án bất động sản đủ điều kiện hồ sơ, pháp lý rõ ràng.
Nguồn tiền mua nhà hiện nay vẫn dựa nhiều vào vay ngân hàng (ảnh minh họa).
Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố Dự thảo sửa đổi Thông tư 36, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã kiến nghị trực tiếp tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tỏ quan điểm lo lắng về ảnh hưởng xấu của Thông tư tới thị trường và nền kinh tế trong trường hợp được sửa đổi theo dự thảo.
VNREA đánh giá, nếu điều chỉnh Thông tư 36 theo hướng giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%), chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản.
Hơn thế, theo hiệp hội sẽ là bước đi ảnh hưởng xấu đến các nỗ lực và các thành quả đã được Chính phủ, trong đó có công sức của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản tạo dựng trong tiến trình phục hồi thị trường bất động sản.
Dẫn số liệu tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản đã giảm từ năm 2017, hiệp hội này cho hay: "Tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản đã giảm từ năm 2017. Số liệu cho thấy, năm 2016, tín dụng chung tăng 12% thì bất động sản gấp rưỡi 18% nhưng sang tới năm 2017, con số này ngược lại, tín dụng chung tăng 18% nhưng bất động sản chỉ được 12%. Năm 2018, tín dụng chung 12%, bất động sản còn có 5% và tới quý IV/2018 thậm chí tín dụng bất động sản còn giảm 0,8%. Dòng vốn vào thị trường bất động sản với chiều hướng như vậy sẽ rất khó khăn".
Trước những kiến nghị này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng không có nghĩa ngân hàng hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này.
Việc hạn chế rủi ro của ngân hàng được kiểm soát bằng cách lựa chọn dự án hiệu quả, chọn chủ đầu tư đủ năng lực mới xem xét giải ngân vốn.
Theo ông Hùng, hoạt động cho vay bất động sản hiện nay chia làm hai loại, một là cho vay trực tiếp với các chủ đầu tư để kinh doanh bất động sản, hai là cho vay thông qua tiêu dùng, phục vụ người dân mua, sửa nhà.
Nếu tính ở cả hai loại hình này, đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng liên quan tới hoạt động bất động sản đã tăng tới 31,7%.
Trong đó, dư nợ đối với kinh doanh bất động sản được hạn chế, nhưng cho vay phục vụ người dân mua, sửa nhà vẫn được đẩy mạnh.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy nguồn tiêu thụ cho các dự án bất động sản hiện nay. Thậm chí, các ngân hàng sẵn sàng bảo lãnh nhà hình thành trong tương lai để phục vụ nhu cầu thực tế của người dân.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước.
Về thay đổi tỷ lệ an toàn vốn trong Dự thảo sửa đổi Thông tư 36, trong đó có việc kiểm soát dòng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, ông Hùng cho biết đây là định hướng của Chính phủ và phù hợp với kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, quy định này áp dụng cho toàn bộ lĩnh vực chứ không riêng bất động sản. Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, quy định nhằm hướng dòng tín dụng vào hình thức cho người dân vay tiêu dùng của lĩnh vực bất động sản. Điều kiện tín dụng vào phân khúc 1-3 tỷ đồng/căn hộ nhằm tạo điều kiện để chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ. Đây là loại sản phẩm trên thị trường đang thiếu và góp phần thúc đẩy chủ đầu tư cung cấp mặt hàng này. Ngoài ra còn tạo điều kiện để người dân có thể vay tiền ngân hàng mua căn hộ phục vụ cuộc sống.
Ông Hùng cho hay, lĩnh vực bất động sản đang mất cân đối khi các chủ đầu tư đều xây dựng nhà ở thương mại cao cấp, khu du lịch, nghỉ dưỡng nhưng thiếu nguồn cung với nhà thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội cho người lao động.
Ngoài ra, hiện nay ở một số tỉnh, thành phố lớn, đặc biệt là TP.HCM và các tỉnh ven biển việc điều chỉnh quy hoạch đất đai, hoàn thiện hồ sơ xây dựng không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.
"Khi không đáp ứng được yêu cầu thì ngân hàng không thể cho vay. Trong khi đó, với các dự án đã đầy đủ thủ tục, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay với cả chủ đầu tư và khách hàng mua. Với dự án có đất sạch, chủ đầu tư đủ năng lực và khả năng sinh lời, ngân hàng sẽ giải ngân vốn. Do quỹ đất sạch bị ảnh hưởng do chưa có quy hoạch rõ ràng nên ngân hàng chưa thể giải ngân vốn", ông Hùng nhấn mạnh.
Thế nên việc sửa đổi Thông tư 36, ông Hùng cho biết nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và đưa về tỷ lệ 30%. Tỷ lệ sử dụng vốn này áp dụng với tất cả lĩnh vực của nền kinh tế.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước chia sẻ về tăng trưởng tín dụng.
An Hạ
Theo Dân Trí
Mua nhà đang nợ đầm đìa mẹ chồng còn kiếm cớ xin thêm, túng quá tôi phải nói ra sự thật mới khiến bà bỏ ý Tôi không cần mẹ chồng phải cho tiền vì biết ông bà ở quê nên cũng chẳng dư dả. Thế nhưng, chí ít trong lúc chúng tôi nợ đầm đìa thì bà hãy cảm thông và thôi đòi hỏi chứ. ảnh minh họa Tôi với Thành đều là con nhà quê lên Hà Nội học tập rồi ở lại làm việc. Hiểu hơn...