Vợ vừa mở lời báo hết sữa đã bị mắng té tát “đàn bà vô dụng, làm mẹ cũng không nên hồn” và cái kết “cháy mặt” ai đó
Mới sinh con chỉ hơn 1 tháng chút nhưng Thanh Thanh (Hải Dương) tự nhận mình đã có cảm giác “muốn đánh chồng” vì những bức bối mà cô đang phải gánh chịu…
Từ ngày có bầu ốm nghén nên Thanh nghỉ ở nhà, sau sinh định bụng nuôi con cho cứng cáp 1 chút rồi sẽ đi làm lại sau. Thế nhưng, ai ngờ tất cả cũng vì cái việc ở nhà đó, Thanh thành kẻ ăn bám “chướng mắt” trong gia đình.
Mặc dù mới sinh mổ được 1 tuần nhưng Thanh đã đảm nhiệm hết việc nhà, nấu ăn, giặt giũ… Thanh lại không có nhiều sữa nên con phải uống sữa ngoài.
Không có tiền mua máy hút sữa, cô phải đi mượn được bạn chiếc máy, đang chuẩn bị dùng thì mẹ chồng réo rắt: “Cái gì có thì dùng, đi mượn mõ về mà hỏng đồ thì lấy cái gì mà đền. Có mỗi việc ở nhà nuôi con cũng không xong”. Nghe thế Thanh cũng muốn cãi lại nhưng vì mẹ chồng là người lớn nên cô cố nhịn cho qua, coi như mình không nghe thấy.
Thế nhưng, mẹ chồng là 1 chuyện, chồng Thanh cũng chẳng vừa. Tư tưởng của anh ta hệt như mẹ chồng luôn là vợ đang ở nhà chăm con nhưng gọi là ăn bám và coi như loại đàn bà vứt đi vì đến sữa nuôi con cũng không có.
Có lần chồng Thanh càu nhàu: “Em xem tìm các cách để kích sữa về đi, chứ cứ như thế này mà mẹ có nói gì anh cũng không đỡ nổi, bản thân anh cũng áp lực”. Thanh hỏi thẳng: “Thế anh nghĩ việc ít sữa, mất sữa là việc em quyết định được à? Ai cũng có thể nghĩ cách cho nhiều sữa hơn hay sao? Em ở nhà nhưng chăm con, cũng cực nhọc không kém mà anh còn như thể là đồ ăn bám. Không có em ai chăm con? Bản thân em sinh con cũng chưa khỏe hẳn lại mà anh không xót thương ư?”.
Chồng Thanh thản nhiên: “Không có em bà sẽ phải trông. Đằng nào em cũng có sữa đâu mà ở nhà chăm con. Anh cần em hỗ trợ cùng về kinh tế. Hoặc nữa, tìm cách cho có sữa đi”. Thanh ngạc nhiên tột độ, phụ nữ nghỉ thai sản cũng được 6 tháng theo luật lao động, ấy thế mà chồng cô chỉ muốn tống cô khỏi nhà như thế này. Thêm nữa thái độ còn coi cô như là tội đồ vì không có sữa nữa thật là quá quắt lắm. Cô đang làm 1 công việc toàn thời gian là làm mẹ nhưng không được ghi nhận, thậm chí bị nhiếc móc và thái độ.
Tuy nhiên, đỉnh điểm của câu chuyện này là đến 1 ngày Thanh phải lựa lúc mát trời, lúc chồng có vẻ vui để báo rằng con đã hết sữa nhưng chồng Thanh vẫn cau mày quát: “Đàn bà vô dụng đã ăn bám lại còn làm mẹ cũng không nên hồn”.
Video đang HOT
Thanh liền đáp lại luôn: “Ngoài kia có bao nhiêu bà mẹ vô sinh, cũng chẳng phải lỗi của họ luôn, nhưng nếu anh thấy vợ thuận lợi trong việc sinh đẻ phải lấy làm mừng. Chưa đầy 2 tháng việc mẹ chăm con là rất bình thường, con còn chưa đầy 2 tháng và em thì đang ở nhà chăm 1 đứa trẻ chẳng dễ dàng gì nhưng anh vẫn rủa là “đồ ăn bám”. Vậy được, tôi sẽ không bám anh nữa. Con tôi tôi tự nuôi cũng không cần sau này phải gọi anh là bố nữa. Mới đi làm chăm vợ con được vài tháng đã mệt mỏi vậy mẹ con tôi có cớ gì để nhờ cậy anh và có cớ gì ở thêm trong cái nhà này nữa. Chúng tôi sẽ đi luôn”.
Chồng Thanh cũng chẳng vừa mà nói rằng nếu cô bước ra khỏi cái nhà này đừng có về lại nữa và con cũng để lại vì nó là dòng máu nhà anh ta. Thanh đáp cứng luôn: “Nếu anh nghĩ được như thế thì đã không nói lời cay đắng như trước đây. Không những con tôi có dòng máu của tôi trong người mà tôi còn mang nặng đẻ đau ra nó đấy. Người ta bảo muốn biết bộ mặt đàn ông hãy tới phòng sản thật không sai mà”. Nói rồi Thanh cũng chẳng chờ ai đồng ý, thu xếp quần áo 2 mẹ con rời đi mặc cho gã chồng đấm tay xuống đất lồng lộn như con thú bị thương, bà mẹ chồng thì tru tréo rằng con dâu bỏ nhà đi theo giai.
Hiện tại con của Thanh giờ đã 2 tuổi, sau khi về nhà đẻ cô cảm thấy đỡ stress, đợi con cứng cáp rồi Thanh đi làm và hiện tại công việc rất tốt, 2 mẹ con thoải mái về tinh thần và cả vật chất.
Thanh nói: “Nếu hôm đó mình không quyết tâm ra đi thì đời mình vẫn ngập trong sự coi thường như thế. Mà có khi trầm cảm mà làm chuyện gì không hay rồi cũng nên. Sau này bố của con mình có đến quỳ xuống xin lỗi và làm lành nhưng mình nhất quyết khước từ, đàn ông vợ ở cữ đã chả chăm còn dè bỉu thì có cớ gì mà làm chồng, làm cha.
Đến giờ mình không ân hận về quyết định lúc đó chút nào cả vì lòng dạ đàn ông bộc lộ hết lúc mình ở cữ rồi. Hiện tại, mình chỉ cần 2 mẹ con khỏe là vui rồi. Cuộc đời đâu có dài mà ở đó chịu đựng và nhẫn nhịn với những bất công và tư tưởng cổ hủ. Cũng may là anh ta còn bộc lộ sớm không để mình quá đắm đuối vào 1 cuộc hôn nhân sai lầm”.
Cặp đồng tính nhận con nuôi nhưng không được nhìn nhận là một gia đình
Dù xu hướng kết hôn đồng giới, làm phụ huynh đơn thân đang dần phổ biến trong xã hội, số đông vẫn tin rằng 'một cha - một mẹ' mới là mô hình gia đình phù hợp để nuôi dạy con cái.
Năm 2018, Ben Fergusson và bạn đời trở thành một trong những đôi LGBT đầu tiên tại Đức nhận con nuôi. Để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình họ hằng mơ ước, cả hai đã chuyển từ London (Anh) đến Berlin (Đức) từ 3 năm trước.
Dù là quốc gia có chế độ an sinh xã hội tiên tiến hàng đầu thế giới, xin nhận con nuôi vẫn là thủ tục không đơn giản tại Đức. Để có thể làm điều này, các đôi cần trải qua nhiều bước xác minh, trong đó có mục chứng nhận kết hôn hợp pháp - điều bất khả thi với cộng đồng LGBT nước này trước năm 2017.
Bởi vậy, lúc nhận được cuộc gọi từ trung tâm bảo trợ xã hội vào một chiều 2 năm trước, Ben và bạn đời vỡ òa trong niềm vui khi biết mình sẽ được làm cha.
"Họ nói rằng có một bé trai cần tìm mái ấm và chúng tôi có thể gặp bé ngay hôm sau. Nếu phù hợp, tôi có thể đón bé về nhà vào cuối tuần đó", Ben xúc động kể lại.
Ben Fergusson và cậu con trai tại Đức. Ảnh: The Guardian.
Kể từ ấy, gia đình anh bắt đầu trải nghiệm cuộc sống như bao cặp vợ chồng dị tính khác.
Ben chia sẻ: "Ban đầu chúng tôi cũng bị sốc vì có quá nhiều điều mới mẻ: những đêm thức trắng trông con ngủ, những ngày vò đầu bứt tai không biết nên cho bé ăn gì... Nhưng giờ cả hai đã quen với những việc đó rồi".
Một trong những trăn trở lớn nhất của cộng đồng LGBT khi nhận con nuôi chính là phản ứng của mọi người nơi công cộng. Khi dạo bước trên phố, gia đình Ben thường thu hút nhiều ánh nhìn từ người lạ, thắc mắc vì sao hai người đàn ông lại đẩy xe nôi trên đường vào thời điểm những ông chồng đều đang đi làm.
Theo Ben, những người xung quanh không tò mò vì cả hai đều là nam. Họ không nhìn nhận anh và bạn đời như một gia đình mà cho rằng hai người là những ông chồng đang cố san sẻ công việc nuôi con với vợ mình.
"Mọi người luôn nghĩ vậy khi nhìn vào gia đình tôi. Trong một lần đi mua sắm, lúc con trai tôi đang bập bẹ 'yum yum' khi nhìn thấy bánh ngọt, người ta lại tưởng rằng cậu bé đang nhớ mẹ".
Ben và bạn đời thường bị lầm tưởng là những ông chồng đang cố thay vợ mình chăm con. Ảnh: The Guardian.
Trên thực tế, phụ nữ vẫn được kỳ vọng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc con cái. Vì vậy, khi nhìn thấy các đấng mày râu "đánh vật" với đống tã giấy hay loay hoay dỗ con ăn nơi công cộng, mọi người thường dành cho họ những ánh nhìn khích lệ, tán dương vì đã biết đỡ đần nửa kia.
Qua câu chuyện của Ben Fergusson, có thể thấy dù là phương Tây hay phương Đông, một gia đình truyền thống với đủ cả bố và mẹ vẫn là tiêu chuẩn của xã hội mà ở đó, người chồng đóng vai trò "phụ tá" và để bạn đời đảm nhận phần lớn trách nhiệm trong việc nuôi con. Tuy nhiên, quan điểm này đang ảnh hưởng đến khoảng 40% hộ gia đình "không truyền thống" tại Anh và Đức.
Theo số liệu từ Gingerbread - trang web dành cho các bậc phụ huynh đơn thân, có khoảng 1,5 triệu người tại Đức và 1,8 triệu người tại Anh đang nuôi con một mình, trong đó có hơn 180.000 người là nam giới. Bên cạnh đó là những người góa vợ/chồng và gần đây là những cặp đồng tính đã và đang nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước.
Làm cha, làm mẹ đơn thân đang là con đường được nhiều người lựa chọn. Ảnh: @kyliejenner.
Bộ trưởng Bộ giáo dục Đức Anja Karliczek từng gây xôn xao dư luận khi nêu lên quan ngại về việc có nên để các cặp đồng tính nhận con nuôi dù đã được luật pháp thông qua. Một trong những luận điểm được bà đưa ra là: đàn ông và phụ nữ, người cha và người mẹ có tác động khác nhau đến cuộc sống của một đứa trẻ; sự thiếu vắng của một trong hai người sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của chúng.
Tuy nhiên, Ben lại không đồng tình với quan điểm của bà Bộ trưởng.
Anh bộc bạch: "Với hệ thống giáo dục hiện hành của Đức và Anh, con tôi và biết bao đứa trẻ khác sẽ được dạy dỗ bởi rất nhiều giáo viên nữ - nhóm nhân lực chủ yếu của ngành. Đã có lúc tôi nghĩ trẻ con cần được ấp ôm trong vòng tay mẹ, nhưng nhìn con tôi xem, trông nó hạnh phúc đến thế nào khi được ở cùng chúng tôi", Ben nhìn sang con mình và nói.
Nếu bạn sở hữu ánh mắt này, tiền đồ chắc chắn sụp đổ Nếu đặt ánh mắt quá cao, bạn sẽ chẳng nhìn thấy được những thứ sâu sắc của vấn đề. Tiền đồ rất dễ sụp đổ. Ánh mắt quá cao Muốn mở mang kiến thức, trước tiên phải mở rộng tầm mắt, mới nhận thức được sự rộng lớn của tri thức thế gian. Tầm mắt đặt cao và xa, tất có thể vạch...