Vô vọng tìm trầm: Tỉnh giữa rừng, thấy ngủ chung với rắn
“Hơn hai tuần, cả đoàn 21 người lang thang trong rừng tìm trầm mong “phát tài”. Thế nhưng 3 người bị sốt rét nặng, các thành viên trong đoàn thay nhau ốm… Cả đoàn phải ăn rau rừng chống đói” – Ông Mai Xuân Long kể lại.
“Bệnh tật thì ai cũng mắc”
Ông Mai Xuân Long (làng Sơ Ró – xã Sơ Ró – huyện Kông Chro – Gia Lai) kể lại: “Đầu tháng 9 năm nay, tôi nghe tin có người trúng trầm nên rủ thêm mấy anh em cùng đi tìm trầm. Nói đến lợi nhuận của trầm ai cũng hào hứng gia nhập đoàn. Thế là sau 2 ngày chuẩn bị dụng cụ cần thiết, thuốc men… thế là ngày 16/9 lên đường.”
Lương thực mang đi chưa đầy 6 ngày đã hết, cả đoàn phải hái rau rừng ăn chống đói. Một số anh em do sức khỏe yếu, cộng thêm muỗi rừng đốt, vắt cắn nên đã bị sốt rét. Dù đã trù liệu những bệnh này nhưng thuốc cũng hết, thấy tính mạng của thành viên nguy hiểm quá nên phải cử hai người khiêng về điều trị.
Bữa cơm của người tìm trầm có cá khô kho mặn và bát canh rau rừng là đã quá “thịnh soạn”
Đói khát, bệnh tật, những tai nạn không ngờ luôn rình rập. Có đêm, cả đoàn ông Long ngủ mệt, sáng ra không ai dám nhúc nhích vì đang ngủ chung với…rắn. Ấy là chưa kể thường xuyên phải chạy thục mạng trốn ong rừng.
Một căn lều của những người tìm trầm bỏ lại sau khi trở về quê.
Anh Phạm Văn Tùng (Quảng Ngãi) kể lại: “Tôi thấy trên báo nói có nhiều người trúng trầm trở nên giàu có. Gia đình tôi nghèo nên tôi quyết định thử vận may một chuyến. Mới tối hôm 28/9 này, khi đang ngủ thì bị con rắn cạp nia cắn vào đùi. May mà trong đoàn có anh Quân biết lá chữa rắn cắn chứ không thì tôi bỏ mạng trong rừng này rồi”.
Sau nửa tháng trời lang thang trong rừng, trầm không có lấy một mảnh, nhưng bệnh tật thì ai cũng mắc. “Đúng là tiền mất tật mang” - ông Long thở dài.
Video đang HOT
Vận may chưa thấy, về ôm theo cục nợ Nhóm của anh Nguyễn Văn Chung (Đức Phổ – Quảng Ngãi) tâm sự: “Nhóm có 8 anh em cùng quê nghe tin nhiều người trúng trầm có tiền tỷ nên 8 anh em tôi rủ nhau vào đây tìm kiếm mong sao “trời ban vận may”.
Lang thang trong rừng 17 ngày trời, đi hết rừng này đến suối kia, chặt cả trăm cây cổ thụ, đào cả mấy km đường những chẳng thấy trầm đâu. Nhóm anh Chung, người thì bệnh vì muỗi rừng, vắt rừng, người thì kiệt sức vì ăn uống kham khổ quá, sức khỏe không đảm bảo…”.
Nhóm anh Long trong căn lều tạm ở bìa rừng.
“Giữa chốn đại ngàn này ai cũng biết là rất nguy hiểm nhưng những người nông dân như chúng tôi thấy kiếm được tiền nhiều ai chẳng thích, cũng phải bất chấp nguy hiểm mà đi thôi” – anh Hoàng Văn Anh tâm sự.
Sau 17 ngày lưu lạc trong rừng, nhóm của anh Chung tập kết tại xã Sơ Ró để trở về quê. Mọi chi phí trong chuyến đi này các anh đều đi vay từ những người bạn trong xã. Khi trở về, đồ đạc dụng cụ như: mai, cuốc, xẻng, dao, xoong nồi… đều vứt cả lại trong rừng. Những dụng cụ này đều được người đi tìm trầm mua cả triệu bạc thế nhưng khi trở về thì chẳng còn ai đủ sức để mang theo bên mình.
Dụng cụ, đồ đạc sắm bạc triệu khi về đành vứt lại giữa rừng sâu
Thế là trầm không tìm được, khi trở về nhiều người mang theo cả cục nợ mà với những người nông dân như họ là khó trả. Nhiều người sau khi đi tìm trầm thất bại trở về như anh Chung đều khẳng định một điều, ai tìm được trầm chỉ là do may mắn chứ khi đi tìm rồi sẽ thấy nó gian khổ và thất vọng như thế nào.
Anh Long bảo: “Từ nay mãi mãi tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện tìm “trầm” để mong đổi đời nữa. Tất cả những ai đang đi tìm trầm như tôi đây đều chỉ nghe tin đồn, mà tin đồn thì chẳng bao giờ có thật”.
Theo Bee
Những mảnh đời tang thương sau lũ
Mưa lũ làm 49 người chết tại miền Trung, hàng ngàn ngôi nhà bị sập và lũ cuốn trôi. Vợ sống trong cảnh vắng chồng, con mang kiếp mồ côi.
Trong đó thiệt hại lớn nhất cho đến lúc này là tỉnh Quảng Bình với 35 người chết, ước tính thiệt hại lên 10.000 tỉ đồng; tiếp theo là Hà Tĩnh với 8 người chết, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 850 tỉ đồng, riêng địa bàn huyện Hương Khê đã chiếm 1/2 số người thiệt hại toàn tỉnh.
Tang thương vùng lũ
Sáng ngày 3/10, nghe tin Trường mầm non xã Hương Thủy (huyện Hương Khê - Hà Tĩnh) nơi mình giảng dạy sắp bị nước ngập, chị Trần Thị Hoa đã nhờ chồng là anh Nguyễn Văn Trung cùng với anh Lê Trọng Thống (người cùng làng) khẩn trương ra trường dọn dẹp sách vở lên tầng hai kẻo bị ướt.
Trên đường đi phải vượt qua nhiều đoạn nước ngập qua đầu gối, anh Trung nói vợ quay trở về dọn dẹp nhà cửa. Nhưng cô giáo Hoa vẫn nhất quyết đi cho bằng được. Khi cả ba gần đến cầu Hối Hối thì gặp một dòng nước ngập chia cắt con đường làm đôi khiến cả ba phải lội qua, nước ngấm ướt hai phần ba người. Bất chợt một dòng nước chảy xiết từ đâu ập đến kéo ba người ra giữa dòng sông.
Anh Thông nhớ lại, "tôi may mắn bám được vào bờ. Vào đến nơi tôi hỏi anh Trung chị Hoa đâu thì lúc đó cả hai mới hốt hoảng ngụp lặn xuống sát đáy sông tìm kiếm. Một lát sau tôi thấy anh Trung hấp hối giữa dòng và lao ra cứu được anh".
Anh Trung và hai người con trước lúc đưa chị Hoa ra nghĩa trang
Đến 3 ngày hôm sau, người ta mới tìm thấy xác chị Hoa trôi dạt cách hiện trường gần 5km. Ngày đưa tang, trời không còn mưa nhưng bốn bề sóng nước. Nhìn cảnh hai đứa con thơ không còn được hơi ấm của mẹ và tiếng khóc xé lòng của anh Trung, những người có mặt không khỏi quặn lòng tê tái.
Phóng viên có mặt tại căn nhà mới được dựng lại sơ sài bằng gỗ và tranh lá của gia đình ông Nguyễn Văn Thịnh và bà Nguyễn Thị Hường ở xóm 5, xã Hương Liên (huyện Hương Khê) khi trời đã đổ về chiều. Kể từ ngày đưa tang con đến nay đã 3 ngày trôi qua, bà Hường cứ ôm lấy bàn thờ con khóc ngất trong .
Nhiều hàng xóm của gia đình này cho biết, Nguyễn Văn Thạch (16 tuổi) là người con ngoan, biết hỗ trợ gia đình công việc đồng áng và thường xuyên dắt trâu đi chăn vào mỗi buổi chiều. Ngày 4/10, Thạch đưa trâu ra cánh đồng làng. Chiều hôm đó trên đường trở về nhà, em đã bị đất sạt lở đè chết.
Từ ngày con mất, chị Hường không đêm nào ngủ ngon giấc
Cái đói, cái khát sau lũ
Ngày 7/10, chúng tôi đã theo Đoàn công tác của Chính phủ vào xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), đây là 1/10 địa bàn đang bị cô lập bởi nước lũ. Từ nhiều ngày nay, người dân sống trong cảnh không điện, không nước sạch, nguồn sống duy nhất là những gói mì tôm hoặc lương khô cứu tế."
Sách vở của cháu bị nước cuốn trôi hết rồi chú ơi, đến ngày đi học không biết lấy sách đâu. Lần trước có một đoàn công tác lên cho một thùng mì tôm, nhưng do nhà đông người nên bố con chị em chia nhau ăn, mà phải ăn dè vì sợ hết không có gì để ăn. Không có cơm ăn, nước uống, phải dùng nước sông..." - Nguyễn Thị Hà Giang (9 tuổi) - trú xóm 4 kể lại với khuôn mặt bơ phờ vì đói.
Cháu Nguyễn Thị Hà Giang
Là một người dân trong xã, sống nhiều năm cảnh mưa lụt, anh Hồ Đức Tịnh - trú xóm 3, thôn Mỹ Thượng chia sẻ: "Sau mỗi trận lụt, thiệt hại về người và tài sản kể không hết, sập mái, sập nhà hoàn toàn hoặc bị lũ cuốn trôi. Hiện nay toàn bộ số cây trồng gieo sạ đã bị ngập úng kéo dài làm hư hỏng 100%. Trước mắt các cấp lãnh đạo cần xem xét hỗ trợ về giống lúa, ngô để bà con tiếp tục tham gia sản xuất. Sau đó hãy khảo sát địa bàn, về lâu dài, chính quyền cần quan tâm hỗ trợ mặt bằng cho bà con di chuyển lên vùng cao".
Hiện tại dịch bệnh trên địa bàn chưa có dấu hiệu diễn biến phức tạp, nhưng hầu như tất cả các hộ dân đều bị ngứa chân do bị đục nước ăn. Trước mắt, ngày 8/10, huyện Hương Khê chỉ đạo các cơ quan chuyên môn mang thuốc men xuống cơ sở để tiến hành phun độc, khử trùng. Tránh để tình trạng dịch bệnh bùng phát.
Chính phủ cứu trợ khẩn cấp Hà Tĩnh và Quảng Bình 200 tỷ đồng, 2000 tấn gạo Ngày 7/10, Phó Thủ tướng Chính phủ - Hoàng Trung Hải đã dẫn đầu Đoàn công tác tới thị sát và động viên 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình khắc phục hậu quả mưa lũ. Trước mắt, Chính phủ hỗ trợ Hà Tĩnh và Quảng Bình mội địa phương 1.000 tấn gạo, 100 tỷ đồng để ứng cứu khẩn cấp cho bà con; sau đó sẽ xem xét và hỗ trợ thêm.
Hơn bất kỳ lúc nào, người dân miền Trung đang rất cần những tấm lòng của đồng bào cả nước. Để chung tay hỗ trợ với người dân nơi đây, với sự sẻ chia sâu sắc của mình, độc giả có thể chuyển tiền vào tài khoản: Quỹ từ thiện cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam, số tài khoản: 81162829, ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Kỳ Hòa, địa chỉ 109, đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM. Nếu muốn trực tiếp quyên góp quần áo, lương thực thực phẩm, độc giả có thể liên hệ chị Nguyễn Ngọc Linh, văn phòng Zing, tầng 3 tòa nhà Trung Yên 1, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: (84 4) 3786 8866, số máy lẻ 7146. hoặc gửi về Trần Đình Bảo - văn phòng Zing - lầu 2 tòa nhà Big V, 268 Tô Hiến Thành, Quận 10, TP HCM.
Theo VTC
Đói khát giữa biển nước lũ Khi vừa nhận thùng mì ăn liền từ tay Chủ tịch UBND tỉnh, cháu Nguyễn Thị Nhật con chị Lệ ở xóm 5, Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh đã mở ngay gói mì ăn ngấu nghiến. Hàng nghìn ngôi nhà ở Hương Khê, Vũ Quang chìm trong lũ. Chúng tôi rời TP Hà Tĩnh lên vùng lũ với bà con nhân dân...