Vợ Việt chồng “Tây” 20 năm lang thang bán vé số ở Sài Gòn
Hơn 20 năm nay, bà Bé cùng người chồng mang 2 dòng máu Việt – Pháp lang thang khắp ngóc ngách Sài Gòn để bán vé số mưu sinh, nuôi người con trai 25 tuổi bị thiểu năng.
Một buổi tối của 20 năm trước, khi bà Bé đi phụ việc ở chợ Phú Lâm – quận 6 – TPHCM thì vô tình gặp ông Trưng đang lúi húi dọn rác trước cổng chợ. Vì chưa đến giờ làm, bà Bé ngồi bắt chuyện với ông Trưng cho đỡ buồn. Từ hai người xa lạ, qua những câu chuyện, sẻ chia, họ dần trở nên thân thiết…
Rồi kể từ cái đêm “định mệnh” ấy, bà Nguyễn Thị Bé (nay đã 57 tuổi) và ông Nguyễn Trưng (hiện 68 tuổi) dọn về sống chung với nhau mà không có giấy hôn thú, không đám cưới nhưng vẫn bền chặt, gắn bó đến nay…
Bà Bé quê ở Bến Tre, khi bà còn rất nhỏ đã bị thất lạc gia đình sau một biến cố lớn. Một mình lang thang lên Sài Gòn, bà Bé làm đủ thứ nghề để tìm kế sinh nhai, hết bán vé số đến phục vụ quán ăn…
Còn ông Trưng là “Tây lai”, mang trong mình 2 dòng máu Việt – Pháp (mẹ ông là người Việt, cha ông là người Pháp đi lính ở Việt Nam). Khi chiến tranh kết thúc, cha ông Trưng về nước bỏ lại mẹ con ông bơ vơ giữa Sài Gòn. Hàng ngày, ông Trưng đi quét dọn rác ở chợ để nuôi mẹ nhưng được một vài năm mẹ ông mất. Từ đó, ông một mình cô độc bươn chải giữa dòng đời, tìm kế sinh nhai.
“Nhiều hôm ông ấy quét dọn rác xong lại chạy vào quán ăn phụ giúp tôi bưng bê những vật nặng. Thấy ổng hiền lành lại chăm chỉ nên tôi quý lắm. Nhiều người trong chợ cũng vun vén cho nên tôi quyết định dọn về sống chung với ông ấy” – bà Bé kể về mối lương duyên của mình.
Về chung một mái nhà, ông Trưng vẫn duy trì công việc quét dọn rác, bà Bé nghỉ hẳn phụ việc ở quán ăn về nhà đi bán khoai, chuối luộc để có thời gian vun vén cho gia đình.
Ông Trưng cao lớn, khỏe mạnh nhưng đầu óc khờ khạo, không biết chữ, ngay cả tiền cũng tính đếm không chính xác. Mọi việc lớn nhỏ đều do bà Bé chăm lo. Cứ thế, hai mảnh đời với “tuổi thơ dữ dội” đã tìm đến với nhau, nương vào nhau mà sống. Cuộc sống tuy có thiếu trước, hụt sau, có khó khăn, bệnh tật… nhưng hai người luôn thấy ấm lòng, hạnh phúc khi có nhau.
Sống với nhau một thời gian, họ sinh một cậu con trai kháu khỉnh. Ngày con chào đời, họ hạnh phúc lắm, đặt cho con cái tên Long với mong muốn con mạnh mẽ, học hành giỏi giang để giúp đỡ ba mẹ.
Nhưng số phận lại thử thách đôi vợ chồng này một lần nữa, ngày qua ngày Long có lớn mà không có khôn. Đến nay đã 25 tuổi, Long vẫn lang thang khắp nơi suốt ngày. “Thấy con trai như vậy, hai vợ chồng cũng buồn lắm, nhưng đã sinh con ra rồi phải ráng nuôi con nên người. Ngày xưa lo cho chồng khờ, nay phải gánh thêm đứa con dại nên nhiều lúc cũng cảm thấy bế tắc” – bà Bé tâm sự.
Không thể đi buôn bán, bà Bé đành nhận vé số để dẫn theo chồng và con trai đi bán dạo kiếm sống qua ngày. Cuộc sống của 3 con người cứ luẩn quẩn không lối thoát. Những hôm thuận lợi, bán được kha khá vé số, bà Bé cũng nhẹ gánh cơm áo. Nhưng cũng có không ít ngày chỉ bán được vài chục nghìn, ông bà đành nhịn ăn để mua cơm cho con trai. Những lúc chồng ốm con đau mà trong nhà không có lấy một đồng bà Bé phải chạy vạy đi vay tiền nóng…
“Âu cũng là số phận ông trời sắp xếp rồi con ạ, mình giờ chỉ biết cầu trời cho sức khỏe để chăm lo cho hai người thôi”, bà Bé – trong dáng dấp đúng như cái tên của mình – ngậm ngùi chia sẻ. “Chồng tôi giờ yếu lắm rồi, lại mắc thêm bệnh tim nữa nên không biết sống được bao lâu. Chỉ mong ông cố gắng ở với mẹ con chúng tôi cho vui cửa vui nhà”, bà Bé ứa nước mắt.
Ở cái tuổi nhiều người được tận hưởng cuộc sống, vui đùa với con cháu thì nỗi lo của bà Bé chưa bao giờ dứt. Hết lo chồng ốm, con đau, lại nỗi lo cơm – áo – gạo – tiền. Bao nhiêu nỗi lo ập lên đôi vai gầy yếu của người phụ nữ mới gần 60 tuổi mà thoạt nhìn cứ ngỡ ở độ tuổi 70, khiến ai đã từng tiếp xúc cũng phải chạnh lòng thương cảm.
Bà Bé thuê một căn nhà trọ ở quận 6 để có nơi cho chồng con tá túc. Căn nhà trọ tuềnh toàng, đồ vật giá trị nhất là chiếc ti vi được người ta cho đặt ở góc nhà.
Hàng ngày, bà Bé dẫn chồng và con lang thang khắp nơi để bán vé số. Trong lúc cha mẹ đi mời khách, Long ngồi chơi ở quán nước vỉa hè chờ họ.
Đã hơn 20 năm, ông bà vẫn “nắm chặt tay nhau” trên mọi nẻo đường gian khó.
Video đang HOT
“Nhiều hôm cho chồng đi bán một mình, ông ấy lại đi lạc nên tôi không thể rời ông ấy ra được” – bà Bé tâm sự.
Căn nhà trọ chật chội, được kê gác làm chỗ chơi cho Long mỗi khi ông bà đi bán vé số buổi trưa.
Vốn đã nhỏ bé, nỗi lo cho chồng con khiến bà Bé ngày càng gầy yếu hơn.
Trong nhà bà Bé treo bức tranh phật lớn, với hi vọng mang bình an đến cho cả nhà.
Những chén cơm trắng, chén nước mắn là bữa ăn của cả nhà bà Bé. “Có tiền mua gạo nấu cơm là tốt rồi, nhiều bữa cả nhà phải nhịn đói” – bà Bé chia sẻ.
Đã 25 tuổi, nhưng Long không khác gì đứa trẻ. Mọi việc bà Bé đều phải phụ giúp Long.
Khuôn mặt khắc khổ, đầy nếp nhăn của bà Bé.
Hai con người đơn độc, họ dọn về chung sống với nhau với hi vọng chăm sóc nhau những lúc ốm đau. Nhưng rồi cuộc sống đầy trớ trêu khi chất hết mọi nỗi lo lên đôi vai người đàn bà nhỏ bé này.
Mỗi lần ông Trưng trở bệnh, bà Bé phải tự đi bán vé số một mình. Những lúc ấy, ông Trưng thường ngồi trước cửa ngóng vợ đi và chờ vợ về.
Hiện tại đã khó khăn, tương lai của gia đình họ còn khó khăn hơn nhiều. Bà Bé bây giờ cũng không biết mình muốn mong ước điều gì cả, vì tất cả mọi thứ gia đình bà đều thiếu.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Lang thang "bản tiên" Du Già ở Hà Giang
Du Già là một địa danh của tỉnh Hà Giang ẩn chứa những hoang mộc, kỳ thú đến man dại.
Du Già là một địa danh của tỉnh Hà Giang ẩn chứa những hoang mộc, kỳ thú đến man dại.
Đồ rằng, sau cả hàng trăm năm ẩn mình giữa lòng chảo núi đá tai mèo, Du Già đã trở thành cõi tiên nơi hạ giới. Từng gốc cây, ngọn cỏ đến những bờ rào đá giống môi ai khép hờ đã nuôi dưỡng những tâm hồn người Mông trong cõi thiên di. Để rồi, đến loài linh trưởng quý hiếm nhất thế giới cũng vấn vương ở lại.
Đường đến "bản tiên"
Ở Hà Giang, cái tên Du Già đã thành thân thuộc lắm rồi. Nhưng thân thuộc bao nhiêu lại càng xa ngái bấy nhiêu. Ô lạ chưa! Cũng bản đấy, làng đấy mà sao người ta mới chỉ nghe tên chứ chưa chạm chân đến một lần. Hỏi ra mới biết, Du Già là "bản tiên", chỉ dành cho tiên, không dành cho người.
Ruộng bậc thang ở Du Già.
Với lại, con lộ xưa xa quá, vượt cổng trời men theo sườn núi chênh vênh đến toác chân rỉ máu mới chỉ chạm đến ngọn đồi ngó xuống bản làng. Mà xưa, những con suối rong rêu vắt đỉnh núi đã ngăn bước chân người phàm. Kẻ lạ, mới chớm bước đến cửa rừng là mất mạng bởi thú dữ.
Ta nên xem đấy là truyền thuyết hay một câu giai thoại về Du Già mà thôi. Chứ cứ tính, trái đất này có chỗ nào mà con người không đặt chân tới được. Huống hồ, Du Già cũng chỉ là một bản nhỏ của huyện Yên Minh, có hơn những nơi khác chăng nữa là ở cái tên, cái tập tục lẫn những khoáng đạt của thiên nhiên.
Trời đang nắng, bỗng chốc khí lạnh tràn về. Tối đến trời đổ mưa, khí se lạnh, sương mù giăng trắng núi. Từ tảng sáng, chúng tôi đã lọ mọ ngược cổng trời Quản Bạ để ngắm những huyền thoại của tạo hóa.
Gùi ngô theo mẹ đi bán.
Đường lên cổng trời buổi sớm mai sương khói tựa con chằn tinh vắt mình qua đỉnh núi với một bên là vách thẳng, một bên là vực sâu hun hút. Chạm cổng trời cũng là chạm những áng mây bập bềnh.
Năm 1939, tại cổng trời này "vua Mèo" đã cho dựng một cánh cửa làm bằng phiến gỗ nghiến khổng lồ dày đến mét rưỡi ta. Để rồi, từ phía sau cánh cửa là một thế giới hoàn toàn khác với dốc Bắc Sum có núi đôi tựa bầu ngực cô gái mới lớn, cứ căng tròn và kiêu hãnh suốt mấy ngàn năm.
Hơn một trăm cây số trước khi đến bản Du Già là hơn một trăm câu chuyện gắn với sự tích để giải mã cho những địa danh, những cảnh đẹp. Để rồi, "bản tiên" Du Già nổi bật giữa khung cảnh của sắc màu rộn rã cùng những tiếng hú vang vọng của loài voọc mũi hếch đặc biệt quý hiếm.
Uống trà cổ nghe vượn hót
Du Già là một xã nhỏ của huyện Yên Minh, nhưng khu bảo tồn Du Già lại không hề nhỏ. Với trên 15 nghìn hecta đất rừng trải rộng qua ba huyện Yên Minh, Vị Xuyên và Bắc Mê đã biến Du Già trở thành khu bảo tồn đa dạng nhất, đẹp nhất và cũng hoang dã nhất nước ta.
Nhập gia tùy tục, ở Du Già khách lạ đến đều nên ra mắt vị trưởng bản đáng kính Vương Chá Lĩnh trước khi thong dong đâu đó trong bản làng khám phá những bí mật hay chiêm ngắm những sự tích lạ.
Trà cổ thụ ở Du Già.
Ngôi nhà của Vương Chá Lĩnh ngự cuối bản chênh vênh trên sườn đồi giáp khu rừng già. Trải chiếu cói cạp điều bên cạnh bếp lửa, vị trưởng bản đã bắc ấm đun nước và giới thiệu về loại trà cổ vài trăm năm tuổi mà tương truyền, ai được uống có thể "cải lão hoàn đồng".
Xem cái cung cách chuyên trà và pha trà của trưởng bản, hẳn biết ông giống như đạo nhân. Sau khi chuyển trà cho quý khách, ông kể: "Bản này là bản Mông lâu đời nhất của Hà Giang. Đây vốn đất tiên ở nên thiêng lắm. Trước, những cây cổ thụ chưa bị đổ thì bản làng không cần làm nhà. Người người sống dưới những hốc cây lớn thông thiên với nhau. Hổ báo trước cũng sống cùng người, nhưng giờ chúng không còn nữa. Chỉ còn vượn trời nữa thôi".
Trưởng bản Vương Chá Lĩnh chưa nói dứt lời thì tiếng vượn hót đâu đó vọng lại nghe lanh lảnh. Thực ra, đó không hẳn là tiếng hót của vượn mà là của loài voọc mũi hếch, một trong 25 loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm của thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Trong căn nhà trình tường ấm áp với ánh lửa bập bùng, hương trà cổ thụ thơm ngát bốc lên cùng những làn khói loãng lơ lửng như được cộng hưởng bởi tiếng hú man dại của loài linh trưởng trên núi cao, đã cho Du Già một sức sống không đâu có được.
Những cung bậc xứ tiên
Cõi tiên Du Già có những cung bậc rộn ràng đúng với nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Đứng trên một ngọn núi cao nhất, phóng tầm mắt bao quát mới thấy những gấp khúc, những thứ bậc, những điểm xuyết của ruộng bậc thang mùa lúa chín.
Sắc vàng rộn rã nổi bật trải dài khắp từ ngọn đồi này đến chân đồi kia. Ánh nắng ban trưa chiếu xuống càng làm sắc vàng óng ả hơn, nó tựa như những dải nhựa sánh mật hoặc tựa như một đồng hoa cúc quỳ mà không một bức tranh nào đẹp hơn, thắm hơn và lãng mạn hơn thế.
Một vùng dân cư thưa thớt, hẻo lánh quanh năm không biết đến người lạ nhưng nhờ đường cái quan mới mở dẫn vào khu bảo tồn mà người dân cũng biết bán mua vài thứ lặt vặt. Bên vệ đường, hai chị em gái bán thứ hoa gì màu vàng. Hỏi ra mới biết không phải là hoa, đó là thứ rau cải đặc biệt có thể ăn sống, vừa giòn lại ngọt.
Chợ phiên ở Du Già.
Từ rừng Du Già đi ra một nhóm phụ nữ hái thuốc, miệng cười tươi nói về bữa tối có bát ăn cho đứa con nhỏ. Và cũng một em nhỏ từ đó đi ra đứng bên vệ đường với mẹ mà lưng vẫn đem một gùi ngô để bán cho khách lạ.
Bên trong bản, những khói lam chiều đã bắt đầu nghi ngút dưới tán hàng báng súng. Dọc đường bản có những cây rơm giống những cây nấm khổng lồ. Nếu như ở nhiều nơi, rơm rạ đã không còn là thứ cần cho đun đốt thì ở Du Già, rơm rạ là quà tặng của thượng đế trao ban để sưởi ấm con người suốt ba tháng đông lạnh.
Vương Chá Lĩnh nói với khách: "Muốn "cưỡi ngựa xem hoa" cho hết Du Già cần phải ba tháng. Muốn tỉ mỉ từng hang hốc, gốc cây, con suối cần đến cả đời".
"Du Già là nơi mà hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng. Các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm như: Thông đỏ bắc, trai lý, sưa bắc, voọc mũi hếch và sơn dương nâu là của báu trời cho", ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Trần Hòa
Theo_Kiến Thức
"Tôi bệnh thế này mà cô ấy không chịu chia tay" Sau 2 năm yêu nhau, đến ngày sắp cưới thì anh Bé Chính đổ bệnh. Căn bệnh suy thận mãn nhanh chóng vắt kiệt sức khỏe, kinh tế gia đình nên anh chủ động chia tay người yêu. Nhưng bạn gái anh không chịu, vẫn theo anh đến cùng và bảo đó là số phận. Ông Nguyễn Văn Năm, SN 1938 (ngụ ấp...