Vô vàn “ác mộng” của Lái mới: Lùi chuồng, nhầm chân ga…
Có khá nhiều sai lầm mà người mới lái xe ô tô mắc phải như đi sai luật, sai đường, lùi tiến, xử lý tình huống bối…
Khi Lái mới bối rối
Lái mới khi đi xe ô tô thường không giữ được bình tĩnh, tự tin khi tham gia giao thông. Họ cũng chưa trang bị cho mình kiến thức đủ tốt về luật, thuộc biển báo…
Khi bước lên xe, lái xe cần phải thử động cơ, phanh, vô lăng, đánh đèn… Đảm bảo các chi tiết đều hoạt động ổn định trước khi cho xe chạy. Việc kiểm tra giúp giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn động cơ không hoạt động, phanh xe có vấn đề… nhằm giảm thiểu tai nạn không cần thiết.
Khi đã cầm vô lăng, lưu thông trên đường thì nhất định lái xe phải nắm rõ luật. Đặc biệt là khi bạn thiếu kinh nghiệm lái xe thì việc thuộc luật, thuộc biển báo, chỉ dẫn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để hòa mình vào dòng xe một cách an toàn.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn bạn cần đi xe với tốc độ chậm rồi tăng dần và đi đúng làn đường. Nên nhớ, chạy xe là bước sau cùng sau khi đã kiểm tra những thứ liên quan đến việc chạy xe.
Lái mới gặp nhiều sai lầm khi cầm vô-lăng.
Lái mới hay đi sai luật, sân si
Lái mới thường đi quá nhanh ở nơi phải chạy chậm và quá chậm ở nơi phải chạy nhanh. Rẽ ở nơi cấm rẽ và “Mình thích thì mình chạy thôi…”. Vì còn “ngây thơ, hồn nhiên” nên những “tấm bảng có hình và số” cấm bên đường trở nên vô nghĩa.
Dù “trình” chưa tới đâu nhưng khi bạn bè hay người khác tỏ ý xem thường khả năng lái xe thì lái mới thường tìm mọi cách chứng minh “tôi không lái yếu đâu nhé, xem tôi thể hiện này…”. Và hậu quả thường đáng sợ lắm…
Dù lái chưa bằng ai nhưng lái mới không cho phép ai hơn mình. Anh kia vừa chen ngang ngán đường, anh nọ vừa phóng vèo qua mặt, lái mới phải “ăn miếng trả miếng” cho bằng được vì dám sỉ nhục mình.
Lái mới và ác mộng lùi chuồng
Lái mới thường thiếu tự tin vì chưa có kinh nghiệm “trận mạc” nên rẽ sang phải, ôm cua trái, lùi vào “chuồng”, vượt xe trước, bước lên đèo, theo đường mới… luôn làm lái mới bối rối, lo sợ.
Hay mắc lỗi nhất là lùi xe để ghép song song vào chỗ đỗ. Chỉ cần đánh một vòng lái, xe nằm chéo theo góc vào đỗ, là tài mới đã bắt đầu loạn, vì khi nhìn qua gương không biết xe đang ở vị trí nào, còn cách tường, cách xe khác bao xa.
Để khắc phục lỗi này, không còn cách nào khác là phải tập luyện, sử dụng những kỹ năng chia sẻ về cách đỗ xe song song trên mạng để làm quen.
Video đang HOT
Lái mới quên không bật gương, hạ phanh tay
Vì chưa hình thành thói quen, phần khác vì quá tập trung vào việc “làm cho xe chạy”, mà tài mới quên không thực hiện những động tác trước tiên, cơ bản khi ngồi vào ghế lái như bật gương, hạ phanh tay. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra việc này tới khi người đi đường nhắc.
Để không quên, tài mới nên học cách lưu ý tất cả những điểm này trước khi cắm chìa khóa vào ổ. Bật gương, cắm chìa khóa, vào số, hạ phanh tay rồi mới bắt đầu di chuyển.
Nhìn chăm chú vào chiếc xe phía trước khi lái xe ô tô
Do tâm lý mới lái còn nhiều run sợ, hoặc đôi khi bạn bon bon trên trường nhưng lại chỉ tập trung chú ý vào chiếc xe phía trước. Điều đó làm bạn vô tình quên đi những thứ xung quanh.
Chính vì thế, khi bất chợt có điều gì bất thình lình hiện ra sau chiếc xe khiến bạn giật mình là có thể xảy tai nạn. Thay vào đó, hãy quét ánh nhìn qua lại hết bề ngang mặt đường, cố nhìn lên chiếc xe phía trước nó. Hoặc ít nhất là trong khoảng trống giữa những chiếc xe, do đó bạn có thể lường được những gì phía trước.
Ác mộng của Lái mới: Quay đầu trong phố hẹp
Quay đầu trong phố hẹp là ác mộng với tất cả các tài mới, đặc biệt là khi lái xe số sàn, không dám nhích chân ga, chân côn vì dòng xe cộ liên tục, sợ quá chân là đâm vào người khác, toát mồ hôi hột.
Để quay đầu tốt trong phố hẹp, tài mới nên chủ động, nhích xe từng chút một chứ không chờ đợi, bởi dòng xe cộ trong phố hẹp sẵn sàng len lỏi bất cứ khi nào có khoảng trống. Chú ý luôn quan sát các gương, không chỉ ở hướng cần tới mà cả hướng đối diện.
Lái mới thường hoang mang khi đi vào ngõ hẹp.
Phanh trong khúc cua khi lái xe ô t
Một sai lầm nữa của những người mới tập lái đó là họ hay nhầm chân phanh và chân ga. Đặc biệt, trong những khúc của do luống cuống. Việc nhấn phanh khiến bánh xe khó kiểm soát hơn lúc vào cua vì lúc đó quán tính sẽ chiến thắng lực cản ma sát. Ngoài ra lúc cua bạn thường không để ý trên xe có chở đủ tải hay chỉ có mình bạn. Một lưu ý khi mới tập lái xe đó là bạn nền để ý trọng lượng xe lúc cua. Bởi vì nếu quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong khúc cua càng thêm nguy hiểm.
Lái xe vào điểm mù của xe khác
Duy trì việc đi song song cùng chiều với một xe là việc gây nên nguy cơ tai nạn khá cao. Cũng như khi vượt trái một chiếc xe tải lớn mà bạn không tăng tốc nhanh để vượt qua thì có thể gặp xe đối diện đi xuống.
Hoặc chiếc xe mà bạn đang vượt cũng lấn sang trái để vượt một xe khác hay né chướng ngại vật thì có thể gây va chạm. Tốt nhất là khi vượt xe thì bạn nên nháy đèn pha và bấm còi để xe phía trước bạn có ý định vượt và nhanh chóng thoát khỏi vùng điểm mù để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, việc đi song song với xe khác cũng gây cản trở giao thông khi các phương tiện phía sau muốn vượt qua nhưng không thể.
Chạy song song với xe tải
Đi song song với những chiếc xe tải có kích thước khổng lồ, tốc độ di chuyển chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ là điều tối kỵ nếu không ở trong tình thế bắt buộc. Để tránh gặp hoàn cảnh này, nếu đi cùng làn cần vượt xe tải ngay khi có cơ hội, không chần chừ làm ảnh hưởng thời gian cả cuộc hành trình, nhưng cũng không vội vã vì chỉ một sai lầm nhỏ sẽ trả giá lớn.
Đạp mạnh phanh khi xe bị nổ lốp
Đây là một sai lầm dễ mắc phải trong hầu hết các tình huống khẩn cấp, đó là đạp phanh thật mạnh trong tình huống nguy hiểm. Đối với trường hợp dùng phanh khẩn cấp thì khi bạn đạp phanh, hệ thống chống bó cứng ABS sẽ ngăn chặn việc trượt bánh vì vậy xe có thể dừng an toàn.
Tuy nhiên, trong trường hợp xe nổ lốp đột ngột thì việc đạp mạnh phanh sẽ làm mất ổn định của xe, hơn nữa khiến chiếc xe bị rung hình “đuôi cá” hoặc tệ hơn bị quay. Thay vào đó hãy đạp chân ga và từ từ giảm ga để đưa xe dừng lại ổn định có kiểm soát.
Rà phanh liên tục khi xuống dốc khi lái xe ô tô
Nhiệt từ má phanh truyền ngược lại khiến dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là mất phanh khi đến cuối chặng đèo dốc. Lúc đó tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không “ăn” thì vô cùng nguy hiểm. Trong những lưu ý khi mới lái xe ô tô rằng bạn không nên liên tục nhấn chân ga để xuống dốc.
Nhầm chân ga chân phanh là một ác mộng kinh hoàng của Lái mới
Trong những tình huống bất ngờ, thay vì đạp chân phanh, tài xế lại đạp chân ga. Thậm chí nhiều tài xế đang trong tình huống bình thường, chạy chậm để dừng lại, nhưng vẫn đạp nhầm chân.
Rất nhiều Lái mới nhầm chân phanh chân ga.
Để không nhầm, nên học thói quen để chân chữ V, giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ xoay gót để dùng mũi nhích chân ga. Bất cứ khi nào không ga, phải chuyển ngay sang đặt hờ ở chân phanh, khi đó nếu có bất ngờ thì phản xạ cũng là đạp thẳng, không bị nhầm.
Đi theo xe phía trước quá gần khi trời mưa
Bám đuôi là điều không nên làm với một lái xe trên đường cao tốc, đặc biệt trong điều kiện trời mưa. Những tác động kéo theo như tầm nhìn giảm, đường trơn, vội vàng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn hơn bình thường. Sẽ dễ dàng đâm đuôi xe trước nếu có sự cố bất ngờ phải phanh gấp.
Để tránh tình trạng này, cần giữ khoảng cách đủ để phanh trong cơn mưa, từ từ giảm tốc nếu gặp chướng ngại vật phía trước chứ không đạp phanh gấp, dễ bị trượt bánh. Ngoài ra sử dụng cần gạt nước để tạo điều kiện quan sát tốt nhất.
Lái mới thiếu kinh nghiệm khi đi mưa, đi đường dài.
Sử dụng đèn pha bừa bãi
Đèn pha xe ô tô giúp người lái có tầm nhìn xa tốt hơn, có thể chiếu sáng ở tầm cao nhất định như biển báo, chướng ngại vật, tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe xử lý trên đường. Nhược điểm của đèn pha là tầm chiếu sáng hướng thẳng vào mắt người đi ngược chiều, khiến những người đi ngược chiều bị chói mắt. Chính vì thế, nếu không biết cách sử dụng đèn pha hợp lý khi tham gia giao thông, chúng sẽ là tác nhân gây nguy hiểm.
7 mẹo chống buồn ngủ hiệu quả khi lái xe ôtô
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp cánh tài xế tránh được những cơn buồn ngủ khi lái xe ôtô, đảm bảo an toàn cho cá nhân và mọi người.
Ngủ đủ giấc trước khi cầm lái
Với lái xe đường dài, giấc ngủ cực kỳ quan trọng giúp bạn lái xe an toàn. Theo các chuyên gia khuyến cáo tài xế nên ngủ đủ giấc hoặc ít nhất là 6 tiếng để giữ được sự tỉnh táo khi cầm lái.
Thêm vào đó, tài xế cũng không nên lái xe ôtô đường dài liên tục trong nhiều ngày bởi sẽ dẫn đến kiệt sức, không đảm bảo sức khỏe.
Chợp mắt vài phút khi cảm thấy quá buồn ngủ
Trong trường hợp tài xế quá buồn ngủ và không thực sự tỉnh táo để kiểm soát tay lái cũng không nên cố lái xe. Điều này dễ dẫn tới tình huống tài xế ngủ gật, buông tay lái, chệch làn đường và gây tai nạn đáng tiếc.
Vì vậy, tài xế có thể dừng lại bên đường, chợp mắt khoảng 15-20 phút trước khi tiếp tục hành trình.
Không lái xe liên tục suốt 4 tiếng
Nếu lái xe suốt 4 tiếng, khả năng tập trung của tài xế sẽ giảm sút do bộ não phải làm việc quá tải và hao tốn nhiều năng lượng. Do đó, khi lái xe đường dài, đặc biệt là xe tải, hầu hết các lái xe đều cần người lái thay phiên.
Vì vậy, nếu hành trình của bạn dài hơn 4 tiếng hãy có quãng thời gian nghỉ ngơi để thư giãn và lấy lại sức thay vì chạy xe liên tục.
Không nên lái xe ôtô khi quá buồn ngủ (Ảnh: SFM)
Hạ cửa kính xe để gió lưu thông
Trên thực tế, lái xe trên một quãng đường dài dễ khiến tài xế nhàm chán và buồn ngủ. Những lúc như vậy, tài xế có thể hạ một phần cửa sổ xuống để không khí lưu thông trong xe, tăng sự tỉnh táo và tập trung.
Tuy nhiên, nên hạ 1/3 cửa kính để tránh các tác động xấu của ngoại cảnh và tuyệt đối không được để tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể ra ngoài cửa kính khi đang lái xe.
Mang theo kẹo cao su yêu thích
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẹo cao su có thể khiến tài xế tỉnh táo hơn bởi hương bị mát lạnh, thông thoáng đầu óc. Bên cạnh đó, khi nhai kẹo cao su, cơ miệng hoạt động liên tục cũng giúp người nhai không bị nhàm chán, không dễ lịm theo cơn buồn ngủ.
Mặc dù không hẳn là một phương pháp triệt tiêu hẳn cơn buồn ngủ nhưng nhai kẹo cao su cũng góp một phần nhỏ giúp tài xế tỉnh táo trong trường hợp không thể dừng hành trình ngay lập tức.
Bật nhạc hoặc radio
Thực hiện điều này sẽ giúp tài xế có thể thư giãn đầu óc hơn thay vì chỉ lái xe trong sự yên lặng và buồn tẻ. Đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm, khung cảnh tối xung quanh sẽ làm cho tài xế có cảm giác buồn ngủ nhiều hơn, do đó, đây cũng là một mẹo nên cân nhắc.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên bật nhạc hoặc radio quá to vì điều này có thể khiến tài xế không nghe được tín hiệu cảnh báo của phương tiện xung quanh hoặc tín hiệu cảnh báo từ hệ thống trong trường hợp xe xảy ra sự cố hoặc trục trặc kỹ thuật.
Người cao tuổi lái xe an toàn hơn người trẻ? Theo nghiên cứu của Viện Bảo hiểm An toàn Đường bộ Hoa Kỳ, tỷ lệ tài xế gây tai nạn ở độ tuổi từ 70 đến 79 sẽ thấp hơn những người trẻ hơn. Tỷ lệ tài xế cao tuổi gây tai nạn ngày càng giảm Một số người nghĩ rằng, những lái xe có tuổi cao (ngoài 70) sẽ đi chậm và...