Vợ uất ức vì chồng đưa tiền thưởng Tết nhờ mẹ giữ
Còn vài ngày nữa là đến Tết nhưng vợ chồng Khánh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Khánh không hiểu nổi Dương nghĩ gì mà tất cả tiền thưởng Tết, tiền lương và những khoản thu ngoài của chồng đều đưa cho mẹ giữ hộ.
20 Tết, Khánh hỏi chồng đưa tiền để cô sắm sửa Tết nhất và lo biếu nội ngoại hai bên thì bất ngờ Dương gắt: “ Sao lúc nào cô cũng hỏi tôi tiền, tiền. Tôi có phải là cái máy in tiền đâu” khiến Khánh điếng người.
Khánh vốn là kế toán cho một trường quốc tế, thu nhập ổn định, trong khi chồng cô làm phóng viên cho một tờ báo có tiếng. Lương của Khánh đủ lo hết mọi sinh hoạt trong nhà, lương của Dương – chồng cô hàng tháng để gửi tiết kiệm, thu nhập ngoài thì để dành cho việc lo hiếu hỉ và hai bên nhỡ có việc cần dùng đến.
Thế nhưng khi có chuyện gì đó cãi nhau, Dương đều cho rằng, Khánh chả làm được gì để tích cóp, được bao nhiêu tiền đều “vung tay quá trán” hết cả.
Ảnh minh họa.
Tuần trước vợ chồng Khánh cãi nhau vì kết quả học tập của con gái chỉ được học sinh tiên tiến. Sau khi đưa hết tiền cho mẹ ruột giữ hộ, Dương cũng ở luôn bên ấy, không chịu về nhà. Gần Tết, nhà cửa còn bao nhiêu thứ phải dọn dẹp, sắp xếp nhưng chỉ có mình Khánh lo liệu. Công việc kế toán cuối năm bận rộn mà ngày nào Khánh cũng phải đưa đón con.
Khánh gọi điện cho chồng thì anh kiên quyết không nghe máy, có buổi cô gọi cho mẹ chồng thì bà gắt lên: “Làm vợ phải biết nín nhịn, làm đẹp mặt chồng. Con làm gì mà thằng Dương nó bảo không chịu nổi nữa thế hả? Sống được với nhau thì sống, không thì dẹp hết”.
Video đang HOT
Khánh không hiểu chồng mình đã nói những gì với bố mẹ anh mà mọi chuyện thành ra như thế. Nhưng quả thực, hôm sau Khánh chở con sang nhà bố mẹ chồng, bà cứ đi ra nguýt, đi vào lườm làm Khánh thấy khó chịu vô cùng. Đã vậy, chồng Khánh không chịu bén mảng về nhà lấy nửa giờ đồng hồ, thành ra có muốn nói chuyện tử tế với nhau cũng không được.
Hôm 23 tháng Chạp rồi đi sắm Tết rồi qua cửa hàng quần áo với mấy chị đồng nghiệp mà Khánh thấy tủi thân. Tiền mang theo chỉ được hai triệu, mua bánh kẹo và bộ đồ cho con gái xong không đủ để mua cái áo giảm giá. Thấy Khánh cứ đứng “ngẩn tò te”, chị đồng nghiệp mới bảo: “Khánh lăn tăn làm gì, cứ mua đồ mà diện, mặc đẹp cho chồng sướng, tội gì” làm Khánh tí khóc.
Không ai biết Khánh đang lâm vào tình thế “dở khóc, dở cười” như này. Khánh đang chờ chồng mang tiền về để đi sắm Tết, nhưng dù nói kiểu gì Dương cũng bảo rằng, “Tết nhất thì chỉ phiên phiến thôi, cần gì cứ nói để mẹ tính toán rồi mẹ đưa cho. Tôi đưa cho mẹ giữ thì còn tiền chứ đưa cho cô có khác gì “gió vào nhà trống”".
Sau năm lần bảy lượt to tiếng đi lại, cuối cùng Dương cũng chịu về nhà để ăn Tết với vợ con như lời bố mẹ bảo. Anh mang theo 10 triệu và đưa cho Khánh một tờ giấy ghi rõ các món cần mua và cả giá cả đi kèm. Khánh dù uất ức nhưng không thể cầm tờ giấy và xấp tiền vứt vào mặt chồng, bởi dù sao, Tết cũng đang đến gần và cô không muốn có một cái Tết buồn bã vì gia đình ly tán.
Châu Anh
Theo giadinh.net.vn
Mạnh tay chi tiền để sắm Tết cho nhà chồng, tôi chẳng những không được khen mà còn bị mắng thế này
Nghe bố chồng mắng, tôi chẳng biết nói gì hơn bởi rõ ràng mua sắm cũng chỉ để cho trong nhà thôi chứ có phải cho mình tôi đâu.
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nhà tôi chỉ có một mình tôi là con gái lại con út nên từ nhỏ đã được cưng chiều. Thực ra gia đình tôi không phải quá giàu có nhưng kinh tế cũng không tệ, có thể nói rằng tôi được sinh ra và lớn lên trong nhung lụa bởi không chỉ bố mẹ mà hai anh trai cũng dành mọi thứ tốt nhất cho tôi.
Chồng tôi khó khăn hơn. Anh lớn lên từ một làng quê nghèo trong gia đình thuần nông có đông anh chị em. Tuy nhiên, chính điều này đã rèn luyện cho anh một ý chí kiên định hơn hẳn người khác. Có lẽ chính vì vậy mà tôi đã bất chấp sự ngăn cản của gia đình để lấy anh.
Sau khi kết hôn xong, chúng tôi vẫn ở lại thành phố nên nhận được sự giúp đỡ khá nhiều từ bên ngoại. Mua nhà cũng ông bà cho phần nhiều, hàng ngày cũng ông bà đỡ đần con cái,... Mặc dù vậy, bố mẹ tôi chẳng một lời khoe khoang hay kể công gì.
(Ảnh minh họa)
Về phần bố mẹ chồng, biết ông bà không có lương nên mỗi tháng vợ chồng tôi đều gửi 2 triệu để họ tiêu. Thỉnh thoảng bố mẹ chồng có gửi đồ ăn rau quả sạch từ quê lên cho nhưng lần nào ông bà cũng phải kể đi kể lại khoảng chục lần. Nghĩ đó là bệnh tuổi già nên tôi không nói gì, "đằng nào mình cũng có phải sống chung đâu mà sợ", tôi thầm nhủ.
Tết năm nay là năm thứ 2 tôi về nhà nội ăn Tết. Còn nhớ năm ngoái tôi đã mất mấy ngày mới có thể thích nghi với việc sử dụng đồ đạc trong nhà vì chúng đã quá cũ kỹ. Vì vậy năm nay, với số tiền thưởng kha khá, tôi đã quyết tâm chi mạnh để sắm sửa cho nhà chồng.
Từ hồi đầu tháng Chạp, tôi đã bàn với chồng mua cho ông bà 1 cái ti vi để thay cái cũ đang dùng và 1 cái tủ lạnh vì nhà chưa có. Tết nhất, đồ ăn nhiều mà không có tủ lạnh bảo quản thì dễ bị hỏng, nghe nói Tết năm nay còn nắng ấm nữa. Ban đầu chồng tôi không đồng ý mua ti vi vì anh cho rằng cái cũ vẫn dùng được và tiền thưởng Tết của anh cũng không nhiều.
Tuy nhiên tôi vẫn ra sức thuyết phục chồng: "Năm nay công ty làm ăn tốt nên thưởng của em chắc cũng cao, cứ để đấy em lo. 2 vợ chồng mình còn trẻ nên sắm sửa cho ông bà được cái gì hay cái đấy. Ông bà cũng sống được mấy nỗi nữa đâu". Tôi đã nói đến vậy nên chồng đành phải đồng ý, để tôi toàn quyền mua sắm.
Kết quả là tôi mua 1 ti vi, 1 tủ lạnh, 1 bộ bàn ghế ở phòng khách tất cả hết khoảng 20 triệu. Sau lễ ông Công ông Táo, tôi đi mua thêm 5 triệu tiền đồ ăn thức uống cho dịp Tết nữa. Tất thảy hết tầm 25 triệu.
Trái ngược với kỳ vọng của tôi, bố mẹ chồng không từ chối nhưng cũng chẳng tỏ vẻ hãnh diện. Dù mỗi lần người ta chở đồ đạc về là hàng xóm không khỏi xuýt xoa những lời đại loại: "Ông bà may mắn quá! Có cô con dâu biết chăm lo cho bố mẹ chồng thế này thì sướng phải biết!". Bố mẹ chồng như thế nhưng tôi cũng không cảm thấy phiền lòng nhiều bởi biết tính ông bà từ lâu.
Ai ngờ đến khi tôi đặt mua thêm cây mai cho đẹp nhà đẹp cửa thì bố mẹ chồng gọi 2 vợ chồng vào nói chuyện. Bố chồng tôi khó chịu ra mặt:
"Con dừng việc mua cái này cái nọ đi được rồi đấy. Các con còn trẻ, còn nhiều việc phải lo thế mà từ đầu tháng đến giờ bố thấy con chi tiêu hoang phí quá rồi. Hơn nữa con mua đồ đạc về cũng chẳng nói chẳng rằng với bố mẹ là thiếu lễ phép. Bây giờ nếu được con đem đi trả hết đi. Bố mẹ không cần dùng những thứ này đâu".
Càng nghe bố chồng nói, tôi càng ngỡ ngàng. Tôi quay sang nhìn chồng thì anh cũng chỉ biết cúi mặt và xin lỗi bố mẹ. Sau đó về phòng anh còn bảo: "Anh đã bảo rồi mà em không chịu. Bố mẹ không muốn như thế đâu, không muốn nhận đồ của bất cứ ai và lại càng không muốn mang tiếng ỷ lại cho con dâu đâu".
Theo tintuconline.com.vn
Lần này thì tôi bật khóc. Tôi thực sự không hiểu nổi chồng và bố mẹ chồng. Nếu đã không muốn như thế tại sao ngay từ khi tôi mua ti vi, tủ lạnh lại không từ chối đi? Để đến bây giờ khi năm hết Tết đến, mọi sự đã rồi thì ông bà mới trách mắng?
Chồng được thưởng Tết 80 triệu, tôi ngỏ ý biếu nhà đẻ 10 triệu nhưng bị chồng 'tạt một gáo nước lạnh' phũ phàng Mắt anh long lên dữ dằn rồi chỉ mặt mắng tôi té tát. Vợ chồng tôi cưới nhau được 7 năm nay và đang sống ở thành phố. Bố mẹ chồng tôi khá giả, nhà cửa sang trọng nhưng không muốn cho con cháu ở cùng. Hồi làm dâu một năm, tôi khóc cạn nước mắt vì bố chồng gây khó dễ để...