Vô tư xả thải: vịnh Cam Ranh đang thành… “biển thối”
Từ nhiều năm nay hàng trăm hộ dân sống ven vịnh Cam Ranh (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) hồn nhiên xả rác, chất thải xuống biển… khiến môi trường biển tại một số khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nhà vệ sinh có cũng như không
Giữa cái nắng tháng 5 như đổ lửa, chúng tôi dạo quanh những ngôi nhà làm bằng gỗ ngay trên các ao, đìa ở tổ dân phố Đá Bạc (phường Cam Linh) mà không thể không bịt mũi vì mùi hôi thối đến nồng nặc.
Thế nhưng, cũng giống như hàng chục hộ ở nơi đây, gần chục thành viên gia đình bà Lê Thị Phượng (59 tuổi) vẫn đang quây quần bên rổ ốc, hàu vừa luộc ngay trước nhà vệ sinh “dã chiến” một cách rất hồn nhiên. Bên dưới sàn nhà bà Phượng là một hồ nước tuy được thông ra biển bằng một con mương khá lớn, nhưng khi thủy triều rút đã để lại một màu đen đặc cùng với rác thải đủ loại đang bốc mùi đến khó tả.
Rác thải ngập ngụa, nước biển đen đặc ở tổ dân phố Lợi Hải (Cam Lợi)
Bà Phượng kể, gia đình bà đã sinh sống ở đây đã hơn 20 năm, chưa khi nào có được một cái nhà vệ sinh đúng nghĩa. Nhà vệ sinh của các hộ dân ở quanh đây được quây lại bằng vài tấm ván ép cho đỡ trống trải, rồi hàng ngày có nhu cầu thì “xả” ngay xuống ao, xuống biển. Đây cũng là điểm chung của đa số bà con sinh sống ven biển này.
Lý giải về việc không có nhà vệ sinh theo đúng nghĩa, bà Phượng nói: “Vì không có điều kiện và từ xưa đến nay ai ai cũng thế quen rồi!”. Và hàng chục hộ dân sống hai bên chân cầu Trà Long 1 (ở phường Ba Ngòi) và ở tổ dân phố Lợi Thủy, Lợi Hải phường Cam Lợi mỗi ngày vẫn vô tư xả thải như vậy.
Video đang HOT
Người dân sống và làm việc trong môi trường toàn rác thải
Hàng trăm ngôi nhà nhà sàn (nhà chồ) lấn biển được làm bằng gỗ khá kiến cố mọc lên trên quanh biển Vịnh Cam Ranh hầu như không có nhà vệ sinh và hệ thống xử lý thải hợp lý.
Bờ vịnh ngập rác thải
Giữa trưa, ông Nguyễn Văn Mỹ (45 tuổi, ở tổ dân phố Lợi Hải, Phường Cam Lợi, TP Cam Ranh) vén chân chậm rãi bước qua vùng nước biển đen đặc, ngập rác thải ven bờ vịnh Cam Ranh ở phường Cam Lợi để ra sơn, sửa lại chiếc xuồng đánh cá nhỏ.
Ông cho biết: “Ngày trước khu vực này là một bãi cát dài trắng xóa, tối ra ngủ được và nước biển thì trong veo. Vậy mà, trong những năm gần đây, dân đông lên, ngày càng nhiều hộ cất nhà lấn biển. Rồi trong quá trình sinh hoạt, ngoài việc đi vệ sinh xả ra môi trường, người ta còn xả rác thải sinh hoạt ra biển biến khu vực này thành vùng biển thối”. Thuyền đánh cá của ông Mỹ trước chỉ loanh quanh bờ là đã có chút tôm cá đủ ngày chợ, nhưng giờ ông phải đi xa ra ngoài vịnh còn trong bờ này không có loài nào sống nổi với rác và chất thải.
Đâu đâu cũng thấy rác và… rác
Ông Nguyễn Quân (78 tuổi, trú tổ dân phố Lợi Hải) sống nhiều năm ở đây chia sẻ: “Nhiều người có ý thức họ gom rác lại đưa lên bờ để nhân viên của công ty môi trường đô thị đưa đến tập kết tại bãi rác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người hễ có cái gì là họ lại tiện tay vứt ra biển đã khiến môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng”.
Chỉ tay về những ngôi nhà lấn biển, ông Quân cho biết: “Ở khu vực này, những ngôi nhà kiểu như vậy sẽ ngày một tăng thêm, chính vì vậy rác thải sinh hoạt sẽ chẳng bao giờ có hồi kết”.
Không chỉ có tình trạng rác thải sinh hoạt tràn ngập dưới sàn nhà, nhiều hộ dân nuôi lợn (heo), nuôi gà ngay trong khu dân cư cũng xả trực tiếp ra biển đã khiến cho vấn đề ô nhiễm ở các tổ dân phố ven Vịnh Cam Ranh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhà vệ sinh” dã chiến” của người dân nơi đây
“Đã có những biểu hiện xấu về sức khỏe do tác động của ô nhiễm môi trường xung quanh, tuy nhiên, cuộc sống của chúng tôi vốn đã quen như vậy nên phải chấp nhận. Chúng tôi chỉ mong chính quyền địa phương có biện pháp khắc phục tình trạng này để có cuộc sống tốt đẹp hơn, chứ ai muốn cuộc sống như vậy” – bà Lê Thị Phượng nói.
Có làm nhưng… chưa tốt
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, các hộ dân trên địa bàn TP Cam Ranh trong nhiều năm qua đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chương trình như nước sạch, làm nhà vệ sinh, tuy nhiên vẫn còn nhiều người dân không tiếp cận được nguồn vốn này, các hộ dân lấn chiếm biển để làm nhà là một trong những trường hợp đó.
Ông Nguyễn Văn Ngôn – Trưởng Phòng tài nguyên môi trường TP Cam Ranh cho biết, đối với các hộ lấn chiếm biển để làm nhà thì không có nguồn vốn nào của nhà nước hỗ trợ. Năm 2012, UBND TP Cam Ranh đã cấp vốn cho 7 phường ven vịnh Cam Ranh như: Cam Nghĩa, Cam Phú, Cam Linh hay Ba Ngòi, mỗi phường 30 triệu đồng để thực hiện thu gom rác thải, nhưng chỉ có phường Cam Lợi thực hiện được. Việc thống kê đã có bao nhiêu các hộ dân đã làm nhà, lấn biển đang ngày đêm xả rác xuống biển gây ô nhiễm môi trường biển vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Những đứa trẻ ở tổ dân phố Đá Bạc đã quen sống trong cảnh ô nhiễm nặng nề?
Theo ông Ngôn: “Thành phố đã có những bước để kiểm tra, xử lý việc xả rác ra môi trường nhưng việc làm này là chưa triệt để. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy việc ô nhiễm nước biển trong vịnh Cam Ranh là chưa nhiều”.
Việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ven Vịnh biển Cam Ranh theo UBND TP Cam Ranh, trong thời gian tới, chính quyền địa phương cấp kinh phí, hỗ trợ ngân sách cho các đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước vì trước đó, thành phố có làm nhưng chưa tốt nên đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Rời Cam Ranh trong tiếng nói cười rộn rã của trẻ thơ bên bờ vịnh, chúng tôi không khỏi băn khoăn. Bao giờ các em được sống trong môi trường biển trong lành mà cha ông các em đã từng được sống? Hi vọng các cấp, các ngành và người dân cùng đồng thuận thay đổi ý thức sống, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ được chứng kiến một Cam Ranh cất cánh mà vấn đề ô nhiễm sẽ được khắc phục triệt để.
Theo ANTD
Giữ nghiêm trật tự xây dựng giai đoạn chuyển đổi
Ngày 15-5, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu tiếp tục siết chặt quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Theo đó, từ hôm qua, 15-5, nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành xây dựng có hiệu lực, chấm dứt việc thí điểm tổ chức thanh tra xây dựng quận, huyện, phường, xã tại Hà Nội và TP.HCM. Để bảo đảm duy trì việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, UBND TP yêu cầu quận, huyện, phường, xã, các ngành chức năng tổ chức lực lượng quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, đặc biệt trong thời gian chuyển đổi mô hình hoạt động, không để tồn đọng, phức tạp gây bức xúc.
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đôn đốc, hỗ trợ các quận, huyện thực hiện nghiêm việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Cơ quan công an, cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước phối hợp với UBND các cấp thực hiện việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
Theo ANTD
Sẽ có làn ưu tiên xe buýt trên Quốc lộ 1 Văn phòng Dự án hỗ trợ kỹ thuật cải thiện giao thông công cộng tại Hà Nội (TRAHUD II) vừa kiến nghị UBND TP phê duyệt phương án thí điểm ưu tiên xe buýt trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn từ ga Hà Nội tới Cầu Giẽ. Đây là giải pháp giao thông mới (xe buýt với làn đường và đèn tín hiệu...