Vô tư ngồi nhậu bên những quả ‘bom nổ chậm’
Vụ nổ bếp gas kinh hoàng tại Hà Nội sáng ngày 3/11 đã khiến nhiều người giật mình. Không ai thống kê được, Hà Nội đang có bao nhiêu quán bia, và mức độ an toàn của những quán bia đó như thế nào.
“Nhậu bên những quả bom nổ chậm”
Nhưng ngay sau khi vụ nổ bình gas sáng ngày 3/11 vừa xảy ra, nhiều khách nhậu mới “giật mình”: từ trước đến giờ mình vẫn “hồn nhiên” nhậu bên những quả bom nổ chậm.
Anh Phạm Đức Chính, làm nghề sửa chữa xe máy hoảng hốt: sự việc kinh hoàng xảy ra sáng nay, tôi không còn tâm trí nào để làm việc vì mải theo dõi những diễn biến của vụ việc xảy ra.
Cũng theo anh Chính, chỉ khi sự việc xảy ra người ta mới bàng hoàng vì từ trước đến giờ, rất nhiều người đang hồn nhiên sống ngay tại những “quả bom nổ chậm” mà không hề đề phòng.
Anh Chính cho biết: thói quen của phần đông người Hà Nội, sau một ngày làm việc thường rủ rê bạn bè tụ tập tại các quán nhậu. Những quán nhậu Hà Nội mọc lên nhan nhản, không ai dám chắc thống kê số lượng của nó, và càng không thể dám chắc độ an toàn của nó như thế nào.
Vẫn câu chuyện của anh Chính: có những hôm mình cùng bạn bè ngồi nhậu, nhân viên của quán thay bom bia, bình gas rầm rầm ngay bên cạnh nhưng chẳng ai có ý thức để phòng.
Thông thường, những quán nhậu ở Hà Nội thường chen chúc trong một phạm vi hết sức hạn chế. Quán nhậu nào cũng tranh thủ mặt bằng, diện tích để kê bàn cho khách ngòi nhậu. Chỉ còn một phần diện tích rất nhỏ để làm bép nấu ăn cho khách.
Vụ nổ bếp gas kinh hoàng tại Hà Nội sáng ngày 3/11
Mẫu số chung của phần đa các quán nhậu ở Hà Nội, phần bếp nấu đồ ăn phục vụ khách chỉ “tiết kiệm” trong khoảng không chỉ chừng chục m2. Để đảm bảo số lượng khách đông đảo, nhà bếp phải sử dụng bếp gas siêu tốc: bình gas cao chừng 1,2m có vòi dẫn thông với bếp. Đây là lý giải cho những nhà hàng trưng biển “gà 05 phút”…
Trung bình, thời gian để nấu chín một con gà mất chừng 30 phút. Thế nhưng, vì lượng khách đông, nhà hàng phải “giảm tải” bằng cách tăng cường độ của bếp. Một bếp ga siêu tốc “tự chế” như thế phải cùng một lúc chế biến hàng chục món ăn cho hàng chục bàn nhậu. Trong khi đó, nhân viên phụ trách bếp chỉ có vài ba người.
Video đang HOT
“Có những hôm đang ngồi nhậu, cả một xe tải chở bình gas loại trọng lượng vài chục kg đậu sát bên cạnh. Nhân viên chuyển gas huỳnh huỵch từ xe xuống vệ đường, rồi từ vệ đường vào trong bếp nấu ăn.
Người ta chỉ tháo vòi từ bình cũ chuyển sang bình mới, chứ không có bất kỳ một thiết bị nào khả dĩ an toàn. “Điếc không sợ sung”, nếu chọn về độ an toàn trong các quán nhậu ở Hà Nội, tôi dám chắc chẳng ai dám đi nhậu nữa” – anh Chính phân tích.
Đã có nhiều vụ nổ quán nhậu vì bếp gas
Những điều anh Chính lo lắng đã không phải chuyện hiếm ở Hà Nội.
Ngày 17/4/2009, người dân sống tại phố Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) giật mình khi nghe một tiếng nổ lớn phát ra từ quán bia hơi Long Bích (số 47, phố Quốc Tử Giám). Thực khách đến uống bia đứng nhốn nháo.
Từ trên tầng 2 của quán, một thanh niên mặt đầy máu, chảy ướt cả một bên áo được vài người khác dìu xuống, vẫy xe taxi đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn gần đó để cấp cứu.
Lực lượng Công an phường Văn Chương cũng nhanh chóng có mặt. Nguyên nhân được xác định là do bình ga của một bếp ga du lịch đột nhiên phát nổ.
Khoảng 4h sáng 19/8, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại quán bia Hải xồm
Bàn nhậu “đen đủi” này gồm một nhóm 5 thực khách. Ngoài thanh niên bị thương do một vật nhọn văng vào trán, hai người khác cũng bị thương nhẹ hơn. Trong đó có một người bị đáy bình ga nổ văng trúng ngực, một người khác bị hất văng vào tường.
Một vụ nổ quán nhậu kinh hoàng khác vừa mới xảy ra đầu năm 2011. Khoảng 4h sáng 19/8, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại quán bia Hải xồm (nhà G, phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội), khiến nhiều đồ đạc bị “thổi” tung. Một người bảo vệ bị thương nhẹ.
Vụ nổ xảy ra lúc rạng sáng đã đánh thức tất cả người dân khu vực. Mọi người túa ra khu vực ngõ 6 phố Vĩnh Phúc, bàng hoàng khi thấy nhà hàng bia Hải xồm nằm ở tầng 1 của khu tập thể bị vỡ nát toàn bộ.
Hiện trường vụ nổ quán bia hơi Hải Xồm số 38 ngõ 6 Vinh Phúc, Hà Nội ngày 19/8/2011 – Ảnh: VietNamNet).
Tại hiện trường, toàn bộ bàn ghế, biển bảng, bếp nướng và các bể kính chứa hải sản… đều bị vỡ tung. Nhiều bàn ghế và biển quảng cáo của nhà hàng này bị “thổi”, bay cắt ngang phố Vĩnh Phúc, lao thẳng sang nhà dân bên đối diện.
Nhà chị Nguyễn Kim Đức (số 38, ngõ 6 Vĩnh Phúc) nằm cách nhà hàng Bia Hải xồm đến 40m song sức ép của vụ nổ vẫn “đập vỡ” toàn bộ kính cửa từ tầng 2 đến tầng 4.
Rất may, vụ nổ xảy ra vào lúc rạng sáng nên quán không có khách cũng như người đi đường.
“Chỉ thấy quan tài mới nhỏ lệ. Từ trước đến giờ, cả bản thân mình cũng không nghĩ đến việc an toàn quán nhậu như thế nào. Chắc sau vụ này, mình cũng phải băn khoăn khi quyết định ra quán uống bia” – anh Chính cho biết.
Theo VietNamNet
6 tiếng thất bại cứu 2 trẻ nhỏ: Câu hỏi lớn về cứu hộ
Sau cái chết quá thương tâm của hai cháu bé Trần Ngọc Tâm (14 tuổi) và Trần Duy Anh (6 tuổi) liên quan đến vụ nổ gas tại ngôi nhà 2 tầng ở tổ 51 phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội), hàng loạt các câu hỏi liên quan đến công tác cứu hộ của lực lượng cứu hộ đã được đặt ra. Vì sao, phải mất đến 6 giờ đồng hồ lực lượng chức năng mới hoàn thành việc kéo hai đứa trẻ thập tử nhất sinh ra khỏi đống đổ nát? Và hai đứa bé đáng thương đã ra đi mãi mãi sau đó chỉ mấy phút...
Khi đứa trẻ đầu tiên trong vụ nổ ga được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi hiện trường, quấn một chiếc chăn bông màu đỏ và được đưa đi cấp cứu, hàng triệu trái tim người Việt Nam như trút được gánh nặng. Không ai bảo ai, nhưng tất cả đều cầu nguyện trong lòng, cầu mong cho cháu sẽ tai qua nạn khỏi. Người dân chứng kiến tại hiện trường, lực lượng chức năng tham gia cứu hộ và cánh báo chí đứng chờ tin càng mừng hơn khi lực lượng chức năng xác nhận cũng đã nhìn thấy Ngọc Tâm, mặc dù đang bị cầu thang đè trên người.
Nhưng, lòng ai cũng như chùng xuống khi hay tin tại bệnh viện Việt Đức, bé Duy Anh đã trút hơi thở cuối cùng trong sự bất lực của các bác sỹ. Đã có rất nhiều người muốn khóc, nhưng tất cả đều có kìm nén ở trong lòng, mọi người chỉ cùng thốt ra miệng: Tội nghiệp quá, thương quá! Hy vọng bây giờ hướng trọn về bé Ngọc Tâm. Ngồi tại toà soạn, khi nhận được thông tin từ phóng viên hiện trường báo về bé Ngọc Tâm đã được đưa ra ngoài, và vẫn sống, mọi người trong toà soạn ai nấy đều hồ hởi. Nhưng chỉ 5 phút sau, thông tin bé Ngọc Tâm không qua khỏi đã khiến tất cả chúng tôi và cả những đồng nghiệp có mặt tại hiện trường bàng hoàng...
Trong "vòng vây" của lực lượng cứu hộ, bé Duy Anh đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, chưa kịp mừng, lòng người đã phải trùng xuống vì tin bé đã lìa bỏ thế gian...
Không phải nghe tin người thân mất mà ai nấy đều bủn rủn khắp người, đầu gối như muốn sụm xuống và không có tâm trạng để làm gì, thậm chí ăn cơm, vì lúc này đã quá trưa rồi. Tôi rời bàn phím, đứng lên đi lại một cách vô định. Cái chết của hai đứa trẻ đáng thương làm mòn mất nhiệt huyết của tôi.
Đến thời điểm này, vẫn chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân tử vong của hai bé Tâm, Duy Anh, nhưng theo suy luận của nhiều người có mặt tại hiện trường thì chính việc bị đè dưới bức tường trong khoảng thời gian quá lâu đã khiến cho các em ít có cơ hội được sống.
Chị đồng nghiệp uất ức quá kêu lên, vì sao lực lượng chức năng đã phải mất 6 giờ cho việc tìm kiếm thi thể 2 cháu nhỏ bị vùi lấp sau vụ nổ bình gas?
Tại hiện trường, theo tìm hiểu của phóng viên VnMedia, vụ việc xảy ra lúc 5giờ 45 phút, nhưng hơn 7 giờ lực lượng chức năng mới có mặt để thực hiện công việc cứu hộ của mình. Rất lâu sau đó, lực lượng chức năng mới đưa máy xúc vào, quyết định phá vỡ bức tường để tham gia cứu hộ. Để rồi 1 giờ 30 phút sau công việc này mới hoàn thành.
Quan sát tại hiện trường, phóng viên khẳng định con đường dẫn vào ngôi nhà này không quá nhỏ. Nếu lực lượng quyết tâm phá một bức tường nhanh hơn để tiện cho máy móc cùng vào can thiệp có lẽ sự việc đã không kéo dài như thế!
Để tiếp cận hiện trường, một bức tường đã được ủi đi.
Có rất nhiều câu hỏi nghi ngại đặt ra về việc xuất hiện quá muộn của máy ủi, cần cẩu để tham gia vào việc cứu hộ.
Nhiều ý kiến cho rằng, với 1 căn hộ nhỏ 15m2 như thế chỉ cần 6 công nhân, 2 máy khoan phá hạng trung, 2 máy cắt thép cầm tay có lẽ chưa đầy 2 tiếng đồng hồ là có thể di chuyển hết khối bê tông và vữa sang bên cạnh mà không gây các xung động lớn có thể ảnh hưởng xấu đến các cháu.
Nhưng phải mất đến 6 tiếng đồng hồ lực lượng chức năng mới hoàn tất công tác cứu hộ. Có lẽ bởi kiểu cứu hộ đầy thủ công thế này...
Thậm chí, nếu không có sự can thiệp của máy móc, với ngần ấy con người tham gia cứu hộ tại hiện trường, nếu có một tổng chỉ huy tốt, rất có thể công việc cứu hộ đã được thực hiện nhanh hơn rất nhiều. Và nếu nhanh hơn, biết đâu bé Tâm và Duy Anh hiện vẫn đang được cấp cứu một cách tích cực tại bệnh viện!?
Kể cả khi đưa nạn nhân ra ngoài, lực lượng cứu hộ cũng không có những công cụ hỗ trợ hiệu quả hơn.
Nếu nhìn vào hiện trường vụ cứu hộ thế này, rõ ràng có thể nghi ngờ về chất lượng cứu hộ!
Theo VNMedia
Cảnh báo 'bom nổ chậm' từ bình gas Vụ nổ khí gas xảy ra sáng sớm nay tại một gia đình ở Hà Nội khiến hai bé tử vong, còn bố mẹ các em bỏng nặng, khiến không ít người đau xót và cũng đầy hoang hoang về việc sử dụng bình gas an toàn trong gia đình. Thực tế, đây không phải là tai nạn đầu tiên liên quan đến...