Vô tư mua bán nhau thai
Nhau thai người không rõ nguồn gốc vẫn được mua bán khá dễ dàng mặc dù ngành y tế xác định đây là một loại chất thải nguy hại.
Mặt hàng nhau thai đang bị khuyến cáo tiềm ẩn nhiều nguy hại nhưng nhiều người vẫn vô tư thổi phồng công dụng và đẩy giá bán lên cao.
Theo quy định tại quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế thì nhau thai (hay còn gọi là rau thai) là loại chất thải lây nhiễm, một trong những dạng chất thải y tế nguy hại. Việc buôn bán nhau thai hoặc chuyển giao (có thể là cho tặng) là hành vi vi phạm pháp luật.
Bịch tử hà sa giá 300.000 đồng tại một cửa hàng trên đường Lương Như Học (quận 5)
Quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng nêu rõ hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại có thể bị phạt tiền 10-70 triệu đồng (tùy khối lượng hoặc tính chất).
Quy định như vậy nhưng việc mua bán nhau thai vẫn diễn ra khá công khai ở cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn TP.HCM.
Thời gian gần đây, người ta đang rộ lên việc đi mua nhau thai về tẩm bổ, chữa bệnh. Tại thị trường, nếu muốn mua nhau thai khô cũng có mà tươi cũng có.
Cần là có
Ông Tuấn, chạy xe ôm trước cổng Bệnh viện Từ Dũ, cho biết nhau thai người có hai loại tươi và khô.
Trong đó, hàng nhau thai khô sau khi được bào chế gọi là tử hà sa chỉ cần đưa tiền cho ông, ra quán ngồi uống ly cà phê đợi sẽ có người mang hàng tới tận nơi.
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC:
Tiềm ẩn nhiều nguy hại
Theo y học cổ truyền, nhau thai có công dụng bổ khí, dưỡng huyết, ích tinh, thường dùng để chữa các chứng bệnh suy nhược, gầy yếu, phụ nữ thiếu máu, muộn con, thiếu sữa sau khi sinh nở…
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh các công dụng nêu trên, ngoại trừ với chứng suy nhược thì nhau thai có thể giúp bổ dưỡng như thịt gà, thịt bò…
Theo tin đồn, tử hà xa còn có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường hoạt động tình dục. Theo các thầy thuốc đông y, việc tìm mua nhau thai để cải thiện tình trạng này là hoàn toàn sai lầm.
Tử hà sa bán trên thị trường không có nguồn gốc rõ ràng, có nguy cơ rất lớn mang mầm bệnh.
Nhau thai nằm trong một cơ thể sống, mà bất cứ cơ thể sống nào cũng có thể nhiễm các bệnh truyền nhiễm do siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này rất nguy hiểm vì có thể bị lây nhiễm các bệnh như HIV, viêm gan B và C…
Theo quy định của Bộ Y tế nước ta, nhau thai người cần phải được xử lý như chất thải trong nhóm chất thải y tế lây nhiễm cần đưa đi tiêu hủy.
Cho nên Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng nhau thai.
Người tiêu dùng cần nhận thức dùng nhau thai làm thuốc như điều kiện hiện nay là không an toàn, thực chất nhau thai không có công dụng như lời đồn.
Đối với nhau thai tươi, ông Tuấn không dám hứa vì phải chờ sản phụ vượt cạn, đồng thời phải quen biết bác sĩ, hộ lý mới tuồn ra được.
Ông Tuấn nói: “Muốn nhau khô thì bao nhiêu cũng có, đồng ý lấy hàng tôi mới kêu người ở phố đông y Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) đem tới. Tính luôn tiền hàng và tiền công đi mua là 500.000 đồng/cái”.
Ông này cho hay hiện nhau thai khô của sản phụ đang hút hàng. “Hàng hiếm đang bị cấm bán, nếu ông anh đồng ý thì tôi đi lấy cho” – ông này nói.
Video đang HOT
Theo ghi nhận, tại khu phố đông y (quận 5) có nhiều cửa hàng chuyên cung ứng nhau thai khô của phụ nữ. Dù biết không được phép bán tử hà xa nhưng các nơi này vẫn vô tư giới thiệu.
Chiều 24/10, tại một cửa hàng trên đường Hải Thượng Lãn Ông, người bán báo giá tử hà sa 200.000 đồng/cái.
Hỏi nguồn gốc của hàng, ông này nói: “Nếu nhớ không nhầm thì phải hợp tác với Trung Quốc làm mới ra chứ Việt Nam chưa đủ trình độ”.
Ông này cho hay do là hàng cấm nên không có sẵn ở cửa hàng, nếu khách đồng ý sẽ lấy về.
Còn tại cửa hàng KD trên đường Lương Như Học khi vừa nhắc đến tử hà sa thì người phụ nữ bán hàng mau mắn kêu cô gái ngồi bên cạnh lấy trong tủ ra một bịch to bằng bàn tay.
Bịch này có ghi chữ nước ngoài không có nhãn mác phụ bằng tiếng Việt, bên trong có chứa bột ngả vàng đã đóng bánh lại.
Người bán hàng cho hay hàng của Đài Loan, loại đã qua bào chế, giá 300.000 đồng/bịch. Trong khi đó người đàn ông ở cửa hàng PS trên đường Lương Như Học ra giá tử hà sa 450.000 đồng/cái, trọng lượng mỗi cái khoảng 50 gram. Nếu người mua đồng ý ông sẽ đi lấy hàng.
Lấy lý do nhau thai người là hàng cấm bán, bà Kiều, người bán hàng trên đường Hải Thượng Lãn Ông hét giá lên tới 5 triệu đồng/cái.
Khi khách ngỏ ý muốn xem hàng thì bà Kiều nói: “Anh mua mới lấy, không cho xem, hàng cấm mà”. Người đàn ông đang bán hàng cùng bà Kiều góp lời: “Bây giờ bị cấm nên nó hiếm, nó đắt”.
Người đàn ông trên đường Triệu Quang Phục (quận 5) giới thiệu tử hà sa có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Khi thấy khách thắc mắc về giá cả “ sao mà cao thế?” thì bà Kiều bảo: “Không có loại nào mấy trăm đâu nha. Đi kiếm chỗ nào mấy trăm đi”.
Khi hỏi cách sử dụng thì bà Kiều buông một lèo: “Cái đó mua về anh thích làm sao anh làm, ai bày anh làm gì thì anh làm, ở đây không có biết. Ở đây chỉ bán ra thôi”.
Đa số xuất xứ từ Trung Quốc
Chiều 16/10, người phụ nữ bán hàng tại cửa hàng dược liệu Kim Long (quận 5) khẳng định: “Cái đó đắt lắm đó. Mấy trăm ngàn đồng một cái”.
Nói rồi bà này tiếp tục giơ bàn tay lên ví von: “Cái nhau thai nó lớn vậy nè, tròn, khô như bột gạo mình khô lại thôi”.
Theo bà này, đây là loại nhau thai khô từ Trung Quốc về, đàn ông hay phụ nữ đều sử dụng được, dùng để nấu cháo, chưng, hầm canh.
Sau khi gọi ba cuộc điện thoại, bà bán hàng quay lại nói: “Hàng đó giờ về không được, hàng giả quá trời, đâu dám về đâu”.
Bà này cho hay trước giá hơn 200.000 đồng/cái nhưng bây giờ hơn 300.000 đồng/cái mà không có hàng.
Còn ông Phương, người bán hàng ở cửa hàng dược liệu PD (trên đường Triệu Quang Phục, phường 10, quận 5), lấy trong tủ ra một bịch nilông chứa khoảng 50 gram bột ngả màu vàng.
Một bịch tử hà sa (nhau thai người) khoảng 50 gram được ra giá 250.000 đồng.
Bịch này có ghi dòng chữ Trung Quốc, không có nhãn mác phụ bằng tiếng Việt. Ông này khẳng định đây là nhau thai người và chốt giá 250.000 đồng/bịch.
Ông Phương chắc lời: “Cái này là tử hà sa, nhau người đó. Về mình nấu, chưng. Nấu xương nấu xúp mình bỏ vô một chút”. Theo ông Phương, đây là hàng Trung Quốc, có người giao hàng cho ông để ông bán lại.
Trong khi đó, một nữ nhân viên tại cửa hàng khác trên đường Hải Thượng Lãn Ông giới thiệu tử hà sa loại khô của Trung Quốc có giá tới 450.000 đồng/cái.
Nữ nhân viên này nói: “Cái này là hàng cấm bán. Nhà thuốc bán kèm thôi”. Lúc này, một người đang nằm ghế bố tại cửa hàng nói: “Nhìn giống như cơm cháy vậy đó” rồi nói thêm: “Mua 5-10 cái bớt chẳng được nhiều đâu, bớt tầm 15.000 đồng/cái”.
Theo nhiều chủ cửa hàng dược liệu ở quận này, tử hà sa hiện không được phép bán, nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc, hàng được đóng gói niêm yết không có nhãn mác ghi tiếng Việt.
Bà chủ cửa hàng dược liệu nói: “Mấy nhau từ Trung Quốc đưa qua không biết có được làm kỹ càng hay không, phải là hàng “sạch” không, nguy hiểm lắm”. Rồi bà cho rằng: “Toàn là hàng của Trung Quốc, hai trăm mấy một cái thiếu gì. Nhưng bảo đảm hay không thì không biết được”.
Ngày 9/5, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin hải quan Hàn Quốc phát hiện và tịch thu hàng nghìn viên sản phẩm “thuốc thịt người”. Lại có thông tin, tại một số nơi ở TP.HCM, mua nhau thai làm thuốc lúc nào cũng có…
Theo Tuổi Trẻ
Dân khổ sở xếp hàng tiêm vắc xin dịch vụ
- Người dân đang khổ sở xếp hàng để tiêm được vắc xin dịch vụ 5 và 6 trong 1. Trong khi đó, Cục Quản lý Dược khẳng định nguồn cung vắc xin dịch vụ không thiếu, hiện trong kho các công ty nhập khẩu còn tồn trên 140.000 liều vắc xin 5 và 6 trong 1.
Ôm con chạy khắp nơi "săn" văc-xin dich vu
"Cứ nghĩ chi tra mưc gia cao hơn đê con đươc chich văc-xin dich vu cho nhanh, chât lương. Vây ma giơ tôi phai ôm con chay đôn chay đao khăp nơi, xêp hang dai cô mà vẫn chưa có kết quả...".
Trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Văn Đông, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết hiện nay vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ đã liên tục được nhập khẩu về Việt Nam và phân phối cho các đơn vị tiêm chủng có dự trù trên cả nước.
Cụ thể: vắc xin 5 trong 1 đã được nhập khẩu 48.320 liều ngày 18/9, 12.000 liều ngày 25/8, 10.000 liều ngày 24/7. Vắc xin 6 trong 1 đã được nhập khẩu 205.430 liều ngày 20/8.
Cục Quản lý Dược cho biết hiện còn hơn 140.000 liều vắc xin 5 và 6 trong 1 trong kho của các công ty nhập khẩu
Các lô vắc xin trên đều đã được Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trên động vật thí nghiệm.
Ông Đông cho biết tất cả các đơn vị tiêm chủng có dự trù đều đã nhận được vắc xin để phục vụ nhu cầu của người dân.
Hiện nay, tại kho của các công ty nhập khẩu còn tồn trên 140.000 liều vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1.
Vì vậy, ông Đông khẳng định nguồn cung vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 hiện nay là không thiếu. Tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ hồi đầu năm 2014 cơ bản đã được giải quyết.
"Các đơn vị có dự trù đều đã nhận được vắc xin theo đúng nhu cầu, nếu có điểm nào thiếu cục bộ là do lập dự trù chưa sát với nhu cầu thực tế" ông Đông nói.
Trao đổi với VietNamNet, bà Đặng Hồng Thúy, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy (đơn vị nhập khẩu và cung ứng vắc xin 5 trong 1 trên toàn miền Bắc) cho biết, vắc xin 5 trong 1(Pentaxim) đã được công ty cung ứng ra thị trường gần 23.000 ngàn liều trong đợt vừa rồi và có thể tháng 11 sẽ có thêm 30.000 liều về Việt Nam.
Có thể phối hợp các vắc xin đơn
Ông Đỗ Văn Đông cho biết Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn nhân viên y tế có thể tư vấn người dân sử dụng vắc xin tương tự trong Chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc phối hợp các vắc xin đơn giá sẵn có trong trường hợp thiếu một loại vắc xin tiêm chủng dịch vụ nào đó.
"Cả tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ đều được khuyến khích để đảm bảo trẻ em trong độ tuổi có khả năng tiếp cận cao nhất đối với vắc xin phòng bệnh" - ông Đông cho hay.
Tại Hội thảo về tiêm chủng vắc xin sởi - rubella diễn ra sáng 30/9 tại Hà Nội, khi trao đổi với báo chí, ông Kohei Toda, chuyên gia về văcxin của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết hiện nay cả vắc xin dịch vụ lẫn vắc xin tiêm chủng mở rộng đều có quy trình kiểm định như nhau và "không có loại vắc xin nào là an toàn 100%".
Tuy nhiên, việc dùng vắc xin dịch vụ hay vắc xin tiêm chủng mở rộng là quyền lựa chọn của người dân.
Xếp hàng lấy số tiêm chủng
Trong khi đó, hiện nay người dân vẫn tiếp tục chen lấn, xếp hàng để lấy được phiếu tiêm chủng vắc xin dịch vụ. Cảnh chen chúc, chờ đợi mấy tiếng đồng hồ lại tái diễn.
Tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, có những gia đình mang con từ các huyện ngoại thành lên để tiêm chủng dịch vụ cho "yên tâm".
Xếp hàng chờ tiêm chủng ở Viện vệ sinh dịch tễ TƯ
Chị Hiền - huyện Quốc Oai (Hà Nội) đem con lên Viện vệ sinh dịch tễ TƯ từ sáng sớm nhưng chật vật không lấy được số tiêm trong buổi sáng.
Không thường xuyên đọc báo, bản thân chị cũng không ngờ số người tiêm dịch vụ lại quá đông và tình hình vắc xin lại "căng" như vậy (trong khi giá mỗi mũi tiêm không hề rẻ).
"Cán bộ ở đây cho biết mỗi buổi chỉ được tiêm 50 cháu mà người chờ thì quá nhiều nên ai cũng sốt ruột. Hỏi ra tôi mới biết có người đi từ 3-4 giờ sáng xếp hàng vì sợ hết lượt" - chị Hiền nói.
Còn tại điểm tiêm phòng của Công ty Vắc-xin và sinh phẩm số 1, tuy không phải xếp hàng từ sáng sớm nhưng muốn tiêm chủng cho con, bố mẹ phải đặt lịch trước cả tháng.
Trong khi đó, tại TP.HCM, lượng phụ huynh đưa con đi chích vắc - xin miễn phí trong chương trình tiêm chủng quốc gia ở TP.HCM những ngày qua thấp hơn tới 3 lần so với chích vắc - xin dịch vụ.
Tại Khoa khám Trẻ em lành mạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, khi được hỏi, đa số phụ huynh đều trả lời đưa con tới chích vắc - xin dịch vụ chứ không chích vắc - xin miễn phí.
Chị Nguyễn Thị Thơm, ngụ tại phường Bến Nghé, Q. 1 cho biết: "Ở trạm y tế phường tổ chức tiêm ngừa miễn phí, và ngay tại bệnh viện cũng thế. Tuy nhiên tôi không yên tâm khi cho con chích vắc - xin đó vì sợ thiếu an toàn. Nghe tin bệnh viện mới có lại vắc - xin 6 trong 1, tôi liền bế con đi chích ngay."
Một phụ huynh khác đang bế con, chờ chích ngừa tại Phòng khám trẻ em, Bệnh viện Từ Dũ cũng cho hay: "Nhà tôi ở Biên Hoà (Đồng Nai). Có thể chích ngừa miễn phí tại địa phương nhưng tôi sinh cháu ở Bệnh viện Từ Dũ, tiện thể đưa con đi khám sức khoẻ định kỳ, rồi cho cháu chích dịch vụ luôn. Thực ra giá thành vắc - xin dịch vụ cũng chỉ hơn 100 ngàn đồng/liều. Nếu chất lượng tốt, an toàn thì ta chẳng nên tiếc."
Theo ghi nhận của phóng viên, Bệnh viện Từ Dũ có 2 phòng chuyên chích ngừa vắc - xin dịch vụ và một phòng chích vắc - xin miễn phí theo chương trình.
Khu vực chích vắc - xin miễn phí vắng tanh, còn nơi chích vắc - xin dịch vụ cho tới gần 4 giờ chiều vẫn nườm nượp phụ huynh bế con xếp hàng.
Nữ cử nhân - hộ sinh Huỳnh Thị Mai Lan, Phòng khám trẻ em, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, tính trong tháng 9 vừa qua, trung bình mỗi ngày bệnh viện mình có 200 bé tới chích vắc - xin dịch vụ và chưa tới 70 bé chích vắc - xin miễn phí.
Việc phụ huynh ồ ạt bế con đi chích vắc - xin dịch vụ đã khiến cho các cơ sở y tế rơi vào tình trạng "cháy hàng".
Đại diện Bệnh viện FV TP.HCM cũng cho biết tình hình cung cấp vắc - xin dịch vụ hiện nay thực sự không thể đáp ứng được nhu cầu đang tăng cao của bệnh viện.
Vắc - xin được ưu tiên cung cấp trước cho các bệnh viên công và các trung tâm y tế công cộng (các đơn vị này thường tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng mua số lượng vắc - xin lớn). Vì vậy những bệnh viện nhỏ như FV (so với các bệnh viện công khác) chỉ được nhận một số lượng vắc - xin giới hạn hơn.
Ngay cả khi số lượng vắc - xin được nhập về nhiều thì cũng phải mất 2 tuần để các cơ quan chức năng kiểm tra và đánh giá chất lượng.
"Thường thì chúng tôi nhập thuốc dựa theo nhu cầu của bệnh nhân (khoảng 1 - 2 lần/tuần, đồng thời luôn dự trữ lượng thuốc đủ dùng trong 2 tuần. Đơn cử như năm 2013, hằng tuần chúng tôi nhập khoảng 30 đơn vị vác xin Infanrix (6 trong 1). Trong những tình huống khó khăn trong năm 2014, chúng tôi đã cố gắng nhập nhiều nhất có thể nhưng hoàn toàn bị động và phải phụ thuộc vào nhà cung cấp.", đại diện Bệnh viện FV chia sẻ.
Cẩm Quyên- Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Bé trai một ngày tuổi bị mẹ ruột bóp cổ đến ngưng thở? Theo thông tin từ BV, trước đó hai ngày, sản phụ N.T. sinh non bé trai (32 tuần thai) nặng 1,9kg, nhưng không biết vì sao sản phụ này bóp cổ con. Bé trai một ngày tuổi bị mẹ ruột bóp cổ đến ngưng thở? (ảnh minh họa) Ngày 24/7, bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện (BV)...