Vô tư đứng nhìn người mù “vật vã” qua đường giữa dòng xe ở Hồ Gươm
Dòng người đi qua không ai mảy may quan tâm đến hai người mù đang khổ sở, loay hoay sang đường giữa dòng xe ken đặc bên Hồ Gươm.
Dòng người vô tình lướt qua không quan tâm đến hai người khiếm thị (Ảnh cắt từ clip)
Chúng tôi có mặt tại khu vực Hồ Gươm vào một buổi chiều cuối thu lành lạnh.
Lần này, chúng tôi tiếp tục làm một cuộc thử nghiệm ở một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng của Hà Nội là Hồ Gươm. Trong vai hai người khuyết tật với cặp mắt đã bị mù tìm cách sang đường, nhóm phóng viên đã được chứng kiến những cảnh tượng thật… đau lòng về sự vô cảm của con người trong xã hội hiện đại.
Thay vì tìm cách giúp đỡ, những người sáng mắt khi nhìn thấy hai người khiếm thị quờ quạng, lầm lũi sang đường giữa dòng xe ken đặc, chẳng mảy may quan tâm. Hãn hữu mới có người liếc xéo nhìn sang rồi lại nhanh chóng hòa vào dòng người vô tình khác.
Hai người khiếm thị, bàn tay nắm chặt nhau, tai nghe ngóng chờ nhịp xe thưa thớt rồi lại tiếp tục dò dẫm từng bước cùng nhau qua đường. Hai người khiếm thị trước đó đã đứng rất lâu trước vườn hoa Lý Thái Tổ để chờ một bàn tay ai đó dắt mình đi cùng. Nhưng cái họ nhận được chỉ là ánh mắt tò mò của những người xung quanh.
Khi thấy hai người khiếm thị đi ngược chiều mình với chiếc gậy khua khua để tìm cách sang đường an toàn, nhóm thanh niên trẻ tuổi vẫn vô tư cười nói. Thậm chí họ còn liếc mắt nhìn hai người khiếm thị như nhìn những “sinh vật lạ”. Họ nhanh chóng lại vô tư cười nói và quay đi bước tiếp. Những chiếc xe đang lao đến vẫn bấm còi inh ỏi để báo hiệu cho hai người khiếm thị biết đến sự xuất hiện của họ ở gần nhưng không chiếc xe nào dừng lại, có chăng họ chỉ tránh sang một bên đã là quá may mắn (!?).
Theo quan sát của nhóm phóng viên, rất nhiều người cũng đang liếc nhìn về phần đường mà hai người khiếm thị đang đi, biết họ cần giúp đỡ nhưng chẳng ai quan tâm vì còn đang… bận.
Hai người khiếm thị sau khi sang được đường phía bên Hồ Gươm, theo kế hoạch, tiếp tục cuộc hành trình của mình trước sự thờ ơ của những người xung quanh. Chúng tôi chỉ chờ một ai đó bước tới đơn giản chỉ để hỏi:”Hai chị đi đâu tôi dẫn đi. Đi như thế này nguy hiểm lắm…”, nhưng điều ấy có lẽ là điều “xa xỉ nhất” trong ngày. Vì ai cũng chỉ tìm cách tránh. Phải chăng, với họ đó là cách “nhường đường” và cũng là cách “giúp đỡ” người khiếm thị ???.
Video đang HOT
Khi thấy có người chuẩn bị sang đường cùng mình ở ngay đèn xanh đèn đỏ, đoạn đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện là một nhóm người cũng đang chờ tín hiệu đèn để qua đường, hai người khiếm thị lại dắt tay nhau cùng bước. Trong thâm tâm, nhóm phóng viên vẫn chờ sự giúp đỡ của ai đó dù chỉ trên đoạn đường ngắn.
Đặc biệt, có một người đàn ông đã lớn tuổi, tay giơ cao chiếc ô để báo hiệu xin đường. Nhìn qua, những tưởng ông đang che chắn cho hai số phận kém may mắn kia nhưng đi được một đoạn, hóa ra, cụ ông cũng chỉ dùng ô để ông che chắn cho chính sự an toàn của bản thân. Rồi ông cũng nhanh chóng đi nốt phần đường còn lại mà không để ý phía sau mình là hai người không thấy đường đang lần mò từng bước.
Nhóm người đối diện cũng bước đi như thế. Lạnh lùng và vô cảm với xung quanh mặc dù ánh mắt họ cũng đã liếc nhìn thấy hai người khiếm thị. Điều họ quan tâm chỉ là qua đường nhanh chóng.
Hai người khiếm thị lại tự mò mẫm trên con đường mình đang bước, không có được bàn tay của người sáng mắt can thiệp, thậm chí sự nhường đường cũng không. Dòng xe vẫn tiếp tục lưu thông. Điều đáng nói là hai thanh niên đứng đối diện đó vẫn vô tư ăn kem rất ngon lành mặc cho chiếc gậy hết khua bên trái lại sang bên phải để định vị đường và nhận biết vật cản. Theo quan sát của phóng viên, cô gái trẻ tuổi còn giục chàng trai bước đi khi hai người khiếm thị bước tới sát vị trí họ đang đứng. Chúng tôi tự đặt câu hỏi: “Nếu người thân của họ chính là những người khiếm thị trong một khoảnh khắc nào đó phải tự đi qua đường nguy hiểm như vậy họ sẽ nghĩ thế nào trước thái độ vô cảm của cộng đồng???”.
Theo xahoi
Người đàn ông khiếm thị và tình yêu âm nhạc vô tận
"Với tôi cuộc sống này được ôm cây đàn và hát là vui lắm, vì đó là niềm đam mê. Hơn nữa, có thể giúp tôi tự chủ được phần nào cuộc sống của mình chứ không hoàn toàn lệ thuộc vào người khác".
Đó là chia sẻ của người đàn ông khiếm thị Võ Minh Hâu, anh được biết đến là một người khiếm thị đa tài biết chơi nhiều loại nhạc cụ, vừa đàn vừa hát rất hay. Có lẽ vì thế mà hầu hết trong giới văn nghệ sĩ ở thành phố Quy Nhơn chẳng mấy ai mà không biết về anh.
Là con thứ 5 trong một gia đình có 7 anh em ở thị trấn Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Đinh. Cũng như bao đứa trẻ bình thường khác, tuổi thơ của Hậu cũng rất bình yên nơi đồng quê, ngày ngày cùng lũ trẻ trong xóm đi chăn trâu, bắt bướm. Nhưng rồi Hậu phải sớm giã từ tuổi thơ như mơ ấy khi năm lên 9 tuổi, anh Hậu mắc phải căn bệnh teo thần kinh thị giác, dù cha mẹ đã đưa anh đi chữa trị nhiều nơi nhưng không có kết quả gì. Từ đấy Hậu chỉ nhìn thấy mọi vật mờ mờ và mù hẳn vào năm 12 tuổi.
Anh Hậu đang chơi đàn cho khách du lịch nghe khi tham quân Trung tâm khuyết tật Nguyễn Nga.
"Đó là khoảng thời gian thật là kinh khủng đối với mình, đang bình thường mình trở thành đứa trẻ vô dụng đi đứng, sinh hoạt phải do cha mẹ anh chị chăm sóc, nên đã nhiều lần mình muốn tìm đến cái chết để được giải thoát nhưng ba má, anh chị em đã luôn ở bên, động viên rồi mình tiếp tục sống đến ngày hôm nay" giọng chầm chậm, nặng trĩu nỗi buồn anh Hậu kể lại.
Tuổi thơ đang như mơ bỗng thành một đứa trẻ vô dụng, không còn được chạy nhảy tung tăng cùng bạn bè, tuổi thơ không được trọn vẹn nên nhiều lúc anh đã nghĩ đến cái chết để giải thoát cuộc sống tăm tối, chẳng có ý nghĩa đó. Nhưng chính chỗ dựa gia đình và thừa hưởng được dòng máu yêu văn nghệ của ba má, sớm được tắm trong âm nhạc từ nhỏ đó là cú hích để Hậu tiếp tục sống.
Âm nhạc quả là có sức lôi cuốn kì dịu, nó đã giúp Hậu lấy lại trạng thái cân bằng trong tâm trí và tìm thấy niềm vui của mình. Sẵn nhà có các người anh là nhạc công Hậu bắt đầu học chơi nhạc.
Anh Hậu cho biết: "Lúc chưa mù mình đã có tập trống sơ sơ, vọc qua các nhạc cụ nên những hình ảnh về nó vẫn còn trong đầu, chính vì thế việc tập của mình có phần đỡ vất vả hơn những người bị mù bẩm sinh. Tuy nhiên, thời gian đầu cũng rất khó khăn. Bộ trống có 3 cái, nên cứ đánh trật hoài. Đối với đàn Ghitar thì vất vả hơn nhiều, vì sáu dây đàn rất nhỏ và khoảng cách cũng rất gần nhau nên vô cùng khó khăn cho việc gãy phiếm và bấm nốt, hợp âm. Hơn nữa, vì không nhìn thấy được bản nhạc nên anh cần phải hết sức luyện tập cho sự nhạy bén của đôi tai và trí óc để ghi nhớ những âm thanh mà mình nghe được".
Anh Hậu được mời hát trong một dịp chào mừng năm mới tại một công ty ở TP Quy Nhơn.
Tuy nhiên, với nghệ thuật không chỉ có luyện tập chăm chỉ là sẽ thành công mà còn phải có năng khiếu âm nhạc. Đối với người bình thường đã khó nhưng với người khiếm thị như anh còn khó hơn. Vì vậy, trong khoảng thời gian ấy, đã có lần anh có ý nghĩ là sẽ từ bỏ tất cả để cam chịu quãng đời còn lại trong bóng tối. Nhưng rồi sức hút của âm nhạc, cộng với sự giúp đỡ của anh em, lại một lần nữa anh đứng dậy chăm chỉ tập luyện.
Sau năm tháng miệt mài tập luyện, nhạc cụ mà anh tập và chơi thành thạo đầu tiên đấy là trống, sau là Ghitar rồi đến Orgall. Sau này, anh được dành hẳn một cây Orgall để thuận tiện hơn trong quá trình tập và chơi đàn. Kể từ đó, vết thương trong lòng đã dần liền sẹo, anh thấy cuộc sống bắt đầu có nghĩa trở lại. Hậu nhận ra, cuộc đời con người không hoàn toàn phụ thuộc vào đôi mắt mà chính là nghị lực và lòng quyết tâm.
Năm 18 tuổi, cái tuổi mà ai cũng có biết bao hoài bão và dự định cho tương lai của mình, Hậu cũng thế, anh ước mình được ôm đàn hát trước mọi người mỗi ngày. Ước mơ cũng thành hiện thực, lần đầu tiên anh biễu diễn âm nhạc trước nhiều người trong chương trình Hội diễn văn nghệ quần chúng ở thành phố Quy Nhơn.
Những năm 2006, trong một lần xuống Quy Nhơn anh gặp rồi tìm được niềm vui của mình ở Trung tâm khuyết tật Nguyễn Nga. Tại đây, anh đã mang tiếng đàn và giọng ca của mình để kết nối bao mảnh đời cùng cảnh ngộ, giúp họ tìm thấy được niềm vui và bước qua mặc cảm để hòa đồng vào cuộc sống.
Niềm vui lớn nhất của anh Hậu là được ôm đàn chơi và hát nhạc.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, giám đốc Trung tâm khuyết tậ Nguyễn Nga tâm sự: "Hậu dễ hòa đồng, nhờ những lúc Hậu ôm đàn hát mà mọi người thấy gần gũi hơn..."
Từ đó, Hậu tự tin tham gia nhiều chương trình văn nghệ như: Năm 2007, anh được vinh dự mời tham gia biểu diễn văn nghệ khắp cả nước trong gần hai năm trời do Trung ương Hội bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức tham gia cuộc thi Tiếng hát Karaoke năm 2009 do Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức và lọt vào Top 10. Giải nhất đơn ca trong Hội trại Lý Công Uẩn do Câu lạc bộ Hoành Pháp Trẻ tổ chức tại khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) năm 2010,...
Không dừng lại ở đấy, anh rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, tham gia các hoạt động văn nghệ từ thiện ở chùa, các trung tâm trẻ mồ côi... Trong đó, nhiều chương trình, văn nghệ, anh không những là nhạc công, giọng ca chính mà anh còn phụ trách luôn phần tập những ca khúc phật giáo cho các ca sĩ Quy Nhơn trong nhóm đi hát chung của anh.
Ngoài ra, anh Hậu còn được một chủ quán quán cà phê tốt bụng mời về chơi ghitar cho chương trình ca nhạc của quán mình mỗi đêm, đến chơi nhạc trong các đám cưới hỏi khi có người mời.
Bước sang cái tuổi 38, chia sẻ về cuộc sống hiện tại và dự định tương lai, anh Hậu tâm sự: "Với tôi cuộc sống này được ôm cây đàn và hát là vui lắm, vì đó là niềm đam mê. Hơn nữa, có thể giúp tôi tự chủ được phần nào cuộc sống của mình chứ không hoàn toàn lệ thuộc vào người khác".
Có lẽ chính niềm vui mỗi ngày được ôm đàn hát cho mọi người nghe nên tiếng đàn giọng ca đó sẽ còn mãi trong lòng những người đã từng một lần nghe anh biểu diễn.
Theo Dantri
Những người có 'mắt' trên đôi tay Lớp học massage này không có sách vở hay giáo trình. Chỉ nghe thấy tiếng giảng bài của giáo viên, và học viên lưu lại kiến thức bằng chức năng ghi âm của những chiếc điện thoại - đôi lúc được treo hẳn trên tai cho tiện. Lớp học massage - bấm huyệt dành cho người mù được tổ chức ở chùa Kỳ...