Vợ tự chặt tay để… dằn mặt chồng
Chuyện đổi vợ, đổi chồng xảy ra tại một ngôi làng hẻo lánh của huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai khiến nhiều người không khỏi tò mò. Hai anh chồng trong câu chuyện vốn là đôi bạn thân từ thời còn… để chỏm.
“Tin bạn mất vợ”
Hỏi chuyện nhân vật chính, Nay Sa, 29 tuổi cười xuề xòa, ngượng ngịu kể lại: “Chuyện ấy có hỏi thì mình cũng chẳng biết nói sao đâu. Chỉ biết thấy thương, ưng cái bụng thì về làm vợ làm chồng nhau thôi. Người làng cũng biết, già làng cũng biết mà, nhưng thấy thương nên cho như thế đấy, nếu không phạt vạ nhiều lắm!”.
Sa kể lại rằng cả Sa và Siu Yung, 31 tuổi đều lớn lên ở làng, họ biết nhau từ hồi còn theo cha, theo mẹ tập đeo xà lét lên rừng hái lá đào củ về ăn cách đây mấy chục năm. Hai người thân và cũng thương nhau lắm, có chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, ngay cả khi đào được củ lớn, củ nhỏ cũng chia nhau, làm công thì đổi nhau không tính toán.
Thế rồi hai người cùng lấy vợ, là những cô gái làng. Sa thì lấy H’ral và sinh được một đứa con trai, còn Yung thì lấy B’lơn và sinh được 2 con gái. Cuộc sống gia đình của cả hai người đều hạnh phúc. Hai gia đình vẫn qua lại thân thiết với nhau nếu không có chuyện đổi vợ đổi chồng khiến cả làng chấn động.
Anh Sa, nhân vật chính của câu chuyện đổi vợ hi hữu này.
Kể lại nguyên nhân, Sa bộc bạch: “Lúc mình lấy vợ, nhà nghèo khó quá nên phải bỏ rẫy ở nhà cho vợ làm, còn mình thì vào rừng đốn cây, chặt củi. Mỗi chuyến đi như thế mất cả tháng trời, có khi vài tháng vì vào mùa mưa đường rừng núi không về được. Vì tin tưởng, mình có nhờ Yung ở nhà chăm sóc vợ, con mình. Yung cũng tốt cái bụng lắm, nó ở nhà chăm vợ mình còn hơn cả mình nữa nên mình yên tâm mà đi vào rừng kiếm tiền. Nhưng rồi chẳng hiểu sao cái bụng vợ mình lại thay đổi, nó không thương mình nữa mà lại đi thương Yung. Mình buồn lắm khi biết cái chuyện ấy nhưng vẫn tin Yung là bạn mình mà. Thế rồi chẳng hiểu sao mọi chuyện lại thành ra thế này!”.
Đến lúc Sa trở về nhà sau chuyến đi rừng nhiều ngày thì thấy ngôi nhà trống trơn, gọi vợ mãi nhưng không thấy, hỏi chuyện mọi người thì mới tá hỏa khi biết vợ mình đã cùng Yung bỏ trốn vào rừng để sống với nhau rồi. Sa giận lắm vì cái bụng Sa thật như thế, thương vợ như thế mà vợ không thương, lại đi thương Yung. Lúc này mọi chuyện mới vỡ lở, cả họ nhà Sa và nhà vợ chia nhau vào rừng tìm kiếm hai người khắp vùng núi Chư Păh. Sau mấy ngày tìm kiếm và thuyết phục, vợ của Sa cũng chịu quay về nhà chăm sóc con cái.
Dù rất tức giận nhưng Sa vẫn tha thứ cho vợ. Tưởng mọi chuyện chấm dứt ở đó nhưng một điều oái oăm lại xảy ra khi một tháng sau, người vợ nói với Sa là mình đã có thai với Yung. Đến lúc này, Sa không thể chấp nhận được và đã quyết định li dị vợ. Buổi xét xử li hôn do chính già làng làm chủ. Với tội lỗi do người phụ nữ gây ra, già làng xử người phụ nữ này phải ra khỏi nhà, không được mang theo bất cứ thứ gì, chỉ cho đeo một cái gùi trên lưng, tay cầm một cái rựa mà đi kiếm ăn. Tất cả tài sản đều thuộc về chồng và từ nay trở đi không còn là vợ của Sa nữa.
Video đang HOT
Ngôi nhà mới của anh Sa bây giờ. Ảnh: N. Hiền
Lại được vợ nhờ… thương bạn
Trong lúc ấy, vì đã trót thương vợ bạn, lại thấy Sa và vợ đã ly hôn với nhau nên Yung cũng quyết định chia tay với vợ mình để đi theo người thương vào rừng sinh sống. Thế là chỉ trong vòng một thời gian ngắn, già làng phải đứng ra xử li hôn cho vợ chồng Yung. Cũng như vợ của Sa, Yung bị già làng xử phải ra khỏi nhà, chỉ được mang theo một cái gùi và một cái rựa. Tất cả tài sản đều thuộc về vợ là B’lơn.
Sau khi li dị, Yung theo tiếng gọi tình yêu đi tìm người thương và “rổ rá cạp lại” với người phụ nữ này. Vì luật tục không cho phép hai người được ở trong làng nữa nên Yung dựng căn nhà nhỏ ngay bên rìa làng gần con suối lớn đổ nước vào sông Sê San để sinh sống. Về phần vợ cũ của Yung, sau khi bị chồng phản bội, một thân phải lam lũ nuôi hai con gái nhỏ nên vừa đau khổ, vừa hận chồng mà sinh bệnh ốm đau. Tình cảnh của Sa lúc này cũng không khác gì. Vừa đau khổ vì sự phản bội của vợ, vừa vất vả nuôi con nhỏ, nên thấy B’lơn như vậy, Sa càng thương hơn. Là hai kẻ phải chịu nỗi đau bất ngờ nên hai người thi thoảng vẫn chia sẻ với nhau, thi thoảng Sa lại sang giúp người vợ cũ của bạn công việc đồng áng.
Lâu dần, thấy người phụ nữ này một mình nuôi con trong buồn tủi, Sa rất đau xót rồi cái bụng thương lúc nào không hay. Mỗi ngày anh đều đến an ủi B’lơn. Thời gian trôi qua, tình cảm của hai người càng gắn bó nên họ quyết định tổ chức đám cưới và cùng nhau nuôi dạy con cái trong sự vui mừng của dân làng và sự ủng hộ của hai gia đình.
Những đôi đũa hình như đã được về lại đúng vị trí của nó. Hơn một năm sau khi lấy nhau, cuộc sống của Sa và người vợ mới bây giờ rất hạnh phúc. Cả hai đều rất chăm lo làm ăn, kinh tế trở nên khá giả nhất làng với hơn 2 ha rẫy hoa màu, 7 sào lúa nước, một cái xe công nông, hai ngôi nhà. Nghề đi rừng của Sa mỗi tháng cũng kiếm thêm được 5-7 triệu đồng đủ nuôi mấy đứa con cả chung cả riêng. Bốn đứa con của cả hai người lúc về ở với bố mẹ, lúc về với ông bà ngoại. “Mình thấy hạnh phúc lắm, mình không còn nhớ chuyện cũ nữa. Giờ mình có người vợ này rồi thì mình không còn buồn chuyện cũ nữa đâu!”, Sa bộc bạch trong niềm vui sướng. Già làng Xóa cũng nói: “Thằng Sa thương và chăm sóc vợ mới chu đáo lắm. Bây giờ vợ chồng nó vừa giàu, vừa hạnh phúc. Còn vợ chồng thằng Yung vẫn nghèo nhưng Blơn không còn ốm như trước đây nữa!”.
Sau một thời gian sống trong rừng, khi Blơn sắp trở dạ thì được Sa đứng ra xin người làng, xin già làng cho vợ chồng được quay về làng sống trong ngôi nhà của bố mẹ Yung để lại. Bây giờ vợ mới của Yung cũng đã sinh thêm được một cô con gái rồi. Tuy không còn xấu hổ với làng xóm như trước đây, nhưng họ rất ít tiếp xúc với mọi người trong làng và từ chối nói chuyện mỗi khi ai đó hỏi về quá khứ. Tuy giận bạn nhưng Sa vẫn thương cảnh sống nghèo khó nên thi thoảng giúp đỡ Yung khi thì bao lúa, khi thì chút tiền bạc để cải thiện cuộc sống. Việc Sa làm khiến nhiều người dân làng Xóa cảm động. Còn Sa thì chỉ nói, cái bụng anh không giận ai lâu được, sống với nhau cả đời ở làng này không giúp đỡ nhau thì thấy không yên.
Theo Phapluatvaxahoi
Âm mưu thâm hiểm của mẹ chồng
Những tưởng mẹ chồng là người ăn chay niệm phật thì nhất định phải là người có tâm có đức nhưng thật không ngờ bà lại nhẫn tâm như thế.
Chỉ vì sinh con gái, tôi bị cả nhà chồng hắt hủi
Tôi lấy anh đã tròn 2 năm. Tuy không ở chung nhà nhưng tôi đã cảm thấy mệt mỏi khổ sở vô cùng với cảnh làm dâu. Những tưởng mẹ chồng là người ăn chay niệm phật thì nhất định phải là người có tâm có đức nhưng thật không ngờ bà lại nhẫn tâm như thế. Tất cả cũng chỉ bắt nguồn từ việc tôi không sinh ra cho bà được một đứa cháu trai.
Cũng như bao cặp vợ chồng khác, chúng tôi đến với nhau bởi từ một tình yêu. Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo giáp gianh với Hà Nội. Còn anh thì ở một huyện mà sau này người ta sáp nhập lại gọi nó là Hà Nội 2.
Cuộc sống của vợ chồng trẻ vốn đã khó khăn vất vả, lại luôn bị mẹ chồng soi mói, điều khiển từ xa khiến tôi vô cùng mệt mỏi.
Hồi mới yêu và thời gian đầu sau khi cưới, tôi rất được lòng mẹ chồng và gia đình chồng. Mọi người quý tôi bởi tôi thông minh nhanh nhẹn và tháo vát. Đặc biệt họ thích tính cách "ruột để ngoài da" của tôi. Họ nói: tính cách đó khó mà biết thù hằn ghen ghét ai.
Còn chồng tôi thì khác hẳn. Anh chín chắn hơn tôi, ít nói hơn tôi, hay trầm ngâm suy nghĩ hơn tôi và cực kì gia trưởng.
Vừa cưới nhau được 1 tháng, tôi rơi ngay vào cảnh thất nghiệp bởi trước lúc cưới, tôi đang làm cho môt công ty tư nhân, nhưng rồi do làm ăn thua lỗ họ giải thể. Trong lúc đang đi tìm việc khác thì phát hiện mình có bầu. Vậy là ý định tìm việc dập tắt. Tôi không thể xin được việc ở chỗ nào và cũng không ai muốn chứa chấp một đứa bụng mang dạ chửa như tôi.
Chồng tôi khi đó cũng khuyên tôi rằng :"Thôi em cố ở nhà dưỡng thai, khi nào sinh con xong thì xin việc trở lại". Tôi đành chấp nhận.
Với mấy triệu tiền lương của chồng, tôi phải cố gắng lắm mới xoay xở đủ với tiền sinh hoạt và tiền thuê nhà. Biết thân biết phận, tôi tiết kiệm tới mức tối đa, không cho phép mình được hoang phí. Thậm chí ăn cùng mâm cơm miếng ngon cũng dành cho chồng bởi chồng đi làm vất vả. Tôi không dám tẩm bổ một thứ gì hết, sữa không dám uống 1 giọt dù mình đang bụng mang dạ chửa.
Mẹ chồng tôi ở quê thỉnh thoảng lên thăm con gái thì tiện vào thăm vợ chồng tôi. Bà chứng kiến cảnh tôi ở nhà không đi làm thì khó chịu ra mặt. Bà mắng tôi là lười cho dù tôi có giải thích thế nào đi chăng nữa. Bà nói: "Tay chân đầy đủ sao không tự đi làm kiếm tiền nuôi bản thân mà lại dựa dẫm vào chồng như thế? Ngày xưa thời của chúng tôi, chửa vượt mặt mà còn phải vác bụng ra đồng rồi đẻ luôn ngoài đồng kia kìa. Chưa gì chị đã hành hạ con tôi". Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng.
5 giờ sáng hôm sau, bà đứng chống nạnh đầu giường bắt tôi dậy nấu cơm ăn cho chồng đi làm mặc dù lúc đó mùa đông trời còn đang tờ mờ tối, rét căm căm. Bà dạy tôi không được phép sống theo kiểu ở thành phố, sinh ra ở quê thì phải theo nề nếp ở quê.
Vậy là dù còn đang buồn ngủ díp mắt nhưng tôi vẫn phải lóc cóc dậy sớm để cơm nước phục vụ chồng. Phải nói thêm rằng, hồi mang bầu tôi bị ốm nghén liên tục, nôn mật xanh mật vàng nên không ăn uống được gì, đêm thì mất ngủ, trông người cứ gầy xơ gầy xác. Nhưng với mẹ chồng, bà luôn cho rằng tôi sung sướng.
Mẹ chồng ra chơi, tôi đi chợ mua thêm chút thức ăn gọi là cải thiện chứ không ít quá thì sợ không ai dám gắp. Nhưng không ngờ mẹ lại nhíu mày khi thấy tôi dọn mâm. Sau bữa đó, mẹ gọi tôi lại và bắt tôi ghi sổ chi tiêu hàng tháng, thỉnh thoảng mẹ sẽ kiểm tra.
Tôi thấy sốc vì đề nghị của mẹ, bởi chưa thấy một bà mẹ chồng nào quản lý con dâu như thế nhưng rồi cố nhịn và làm theo ý mẹ để cho êm cửa êm nhà, vả lại tôi nghĩ ghi sổ sách thế cũng là cách để mình quản lý chi tiêu tốt hơn. Vậy là tôi răm rắp làm theo.
Thu nhập của chồng không cao, công việc lại bấp bệnh nên việc chi tiêu trong gia đình đối với tôi quả thực là một sự khó khăn. Tôi phải dè xẻn từng tí một. Nhiều lần đến tháng mà chưa có lương tôi đành phải vay mượn bạn bè hoặc thi thoảng được anh trai dấm dúi cho chút ít để chi tiêu. Thế nhưng mẹ chồng tôi không hiểu, lúc nào mẹ cũng nghĩ rằng chồng tôi kiếm ra tiền và tôi đang ăn không ngồi rồi trên sức lao động của con bà. Nhìn bảng chi tiêu bà cứ mắt tròn mắt dẹt bởi với bà nó quá nhiều so với ở quê.
Rồi đứa con gái của tôi cũng ra đời. Nhưng buồn thay nó lại không được chào đón như những đứa trẻ khác.
Cái Tết đầu tiên tôi cho con về thăm ông bà nội cũng là cái Tết thấm đầy nước mắt. Chồng đi chơi với bạn bè, đi chúc Tết họ hàng thâu đêm suốt sáng, để mặc 2 mẹ con đánh vật với nhau từ sáng tới đêm. Con quấy khóc mà chẳng ai đỡ đần. Ông bà thấy cháu khóc quá chỉ ngó nghiêng dăm câu bà điều rồi đi thẳng. Đến bữa ăn, cả nhà ăn cơm trước, còn tôi vừa ôm con vừa ăn sau. Nhiều lúc tủi thân phát khóc.
Trời rét, thấy tôi cẩn thận bao bọc cho con bà ngứa mắt và lôi con bé ra giữa sân tắm lúc 5 giờ chiều. Bà mắng tôi vẽ chuyện. Bà bảo: "Cho nó ra ngoài cho dạn nắng dạn gió". Trong khi đó con bé nhà tôi mới được có 5 tháng. Tôi buốt hết ruột nhìn con mà không biết kêu ai, kêu chồng chồng cũng chẳng nói gì.
Ngay cả việc tôi muốn cho con dùng chậu rửa mặt riêng với chậu đựng tã lót, vệ sinh cũng bị mẹ chồng lườm nguýt.
Hôm vừa rồi mẹ chồng gọi điện cho mẹ đẻ tôi nói rằng muốn mua một căn nhà nhỏ cho chúng tôi đỡ phải đi thuê nhà. Nhưng bà nói bà chỉ có 200 triệu. Còn lại bên nhà tôi phải lo hết. Mẹ tôi sững sờ trước đề nghị đột ngột này của bà. Mẹ tôi cũng tâm sự: "Giờ 2 vợ chồng tôi cũng già cả rồi, lương hưu cũng chẳng có, toàn phải sống dựa vào 2 thằng con trai. Giờ tôi lấy đâu ra số tiền lớn để mua nhà cho con gái đây. Ngay cả 2 thằng con trai tôi cũng chưa lo gì được cả." Nghe thấy thế bà mẹ chồng tôi có vẻ bực mình rồi cúp máy. Kể từ đó bà lại đối xử với tôi càng thêm khắt khe.
Cưới em gái chồng, bà bắt vợ chồng tôi phải mừng em chục triệu bởi nhà chỉ có mỗi cô em út bé bỏng. Rồi bà liên tục bắt tôi phải trả nợ bà số tiền đã đầu tư vào việc học hành của chồng tôi khi chưa cưới trong khi hoàn cảnh tôi thì đang vô cùng khó khăn, tiền ăn phải tính từng bữa.
Tôi cảm thây vô cùng mệt mỏi, đã phân tích lại để bà thấu hiểu thì bà cho rằng tôi láo, tôi dám cãi lại bà, rồi tôi ki bo, hẹp hòi. Cuộc sống cứ thế trôi qua, tuy không ở cùng nhưng những cuộc điện thoại những lời nói đay nghiến của bà khiến tôi vô cùng khổ tâm. Chồng tôi thì lại nhu nhược và chỉ bênh mẹ, kể từ khi có con anh cũng chẳng quan tâm đến mẹ con tôi nữa, anh bảo anh thấy mệt mỏi. Có lần nói nhiều anh còn điên lên tát tôi mấy cái.
Giờ đây tôi đang phải chịu rất nhiều áp lực, tôi đã đề nghị anh nếu không sống được thì li dị. Anh đồng ý ngay lập tức. Hóa ra mẹ con anh đã cố tình bàn tính để đẩy tôi vào thế này. Anh cũng nói luôn: Để tôi nuôi con thêm vài tháng nữa cho cứng cáp thì sẽ bắt con về nuôi. Tôi không ngờ nhà chồng tôi lại đối xử với tôi như vậy. Thảo nào có lần bố chồng đã nói: "Nếu không đẻ được con trai thì cho thằng Hùng đi kiếm bên ngoài".
Giờ tôi mới biết ban đầu họ vun vén cho con trai lấy tôi là bởi tuổi tôi hợp với tuổi con trai họ và họ xem bói rằng tôi sẽ đẻ ra con trai, nhưng không ngờ đó lại là con gái. Dù sao cháu của bà thì bà vẫn muốn nuôi và muốn tôi phải ra đi tay trắng. Giờ tôi muốn ly hôn nhưng tôi sợ sẽ không được quyền nuôi con bởi tôi không có việc và không có nhà ở Hà Nội. Tôi biết phải làm sao?
Theo VNE
Trời ơi, tôi chịu hết nổi rồi! Chồng tôi vẫn giở thói Chí Phèo như cũ. Trời ơi, tôi hết chịu nổi rồi, tôi bị ức chế lắm rồi. Tốt nhất là tôi phải thủ sẵn một con dao nhọn, cùng đường tôi sẽ liều với anh ta chớ tôi hết chịu nổi rồi. ảnh minh họa Chị trưởng phòng tổ chức bực bội bảo tôi: "Cô về thu xếp...