Võ Trọng Phúc: ‘Có khi hát tiếng Việt lại bị hư hình ảnh’
Một tuần sau khi Việt Nam’s Got Talent kết thúc, Võ Trọng Phúc vẫn đi dạy bình thường, đi hát nhiều hơn chút. Có tuần ngày nào cũng có sô – chủ yếu ở các trường ĐH, và vẫn chỉ hát tiếng Anh.
Võ Trọng Phúc – Top 4 Việt Nam”s Got Talent trong đêm thi quyết định.
- Phúc nói hát tiếng Việt không được như tiếng Anh nhưng chắc cũng vẫn nghe được. Sao không thử?
- Chắc chắn là phải nghe được rồi. Mình người Việt mà. Nhưng tôi hát tiếng Anh nhiều rồi nên bây giờ hát tiếng Việt, có vẻ mọi người không đón nhận cho lắm. Khi hát tiếng Việt, cái âm không được tròn trịa như vậy.
Vì phát âm tiếng Anh, tiếng Việt khác nhau một tí. Tiếng Việt hát mình phải ngân nga, còn tiếng Anh không yêu cầu luyến láy nhiều quá.
- Về lâu dài, chẳng hạn nếu Phúc muốn ra đĩa thì phải ra bài tiếng Việt không?
- Tôi cũng định, nhưng ra đĩa làm kỷ niệm, tặng một số bạn bè thôi, chứ không có ý định kinh doanh nên chưa tính đến việc hát tiếng Việt. Có khi mình hát tiếng Việt lại bị… (cười) hư hình ảnh.
Tôi cũng hát tiếng Việt nhưng mà thi thoảng, khi đi chơi với bạn bè, lúc uống bia, ngà ngà rồi thì hát cho vui thôi. Còn lên sân khấu không bao giờ tôi hát tiếng Việt.
- Phúc có đường hướng dài hơi cho việc ca hát hay cứ để tự nhiên, khi nào hết “hot” thì quay lại bục giảng?
- Trước giờ, hai cái này vẫn song hành. Tôi vẫn dạy ban ngày. Chiều tối và khuya hơn tôi đi hát.
Tôi chưa có đường hướng nào cho việc đi hát. Khi nào cơ hội đến, nếu nó tốt và không ảnh hưởng tới việc dạy thì có lẽ tôi sẽ… suy nghĩ về cơ hội đó.
Còn bây giờ để nói đi tìm cơ hội cho âm nhạc thì cũng không biết tìm ở đâu. Nói chung lĩnh vực này tôi vẫn còn xa lạ vì thực ra tôi đi hát nhiều nhưng toàn hát quán bar chơi nhạc Mỹ ở Sài Gòn thôi. Showbiz là cái gì đó hơi xa lạ với tôi.
- Khi được nhạc sĩ Huy Tuấn khen là giọng hiếm có ở Việt Nam, anh cảm thấy thế nào?
- Ở những phòng trà mà tôi biết có những người hát rất hay và giọng rất lạ. Có điều họ chưa có cơ hội để mọi người biết đến.
Video đang HOT
- Phúc có hâm mộ thí sinh nào cùng thi với mình?
- Tôi nhắn tin cho rất nhiều bạn. Vì mọi người ủng hộ lẫn nhau. Tôi rất thích Hương Thảo. Nghe Hương Thảo từ vòng loại sân khấu, tôi đã rất ấn tượng.
- Phúc tiết lộ trên báo là có bạn gái rồi?
- Cái này mọi người hỏi thì mình thừa nhận thôi chứ tôi không tiết lộ.
- Bận rộn với công việc mới, với danh tiếng, liệu nhiệt huyết trên bục giảng của thầy giáo Phúc có suy giảm?
- Nhiệt huyết xuất phát từ đam mê. Mà tôi thì rất đam mê tiếng Anh. Mỗi khi giảng bài, mình rất nhập tâm. Không nhiệt huyết thì nói các bạn không nghe, dễ gây nhàm chán.
Âm nhạc và tiếng Anh song hành trong lớp học của tôi cũng lâu rồi. Trong giờ học tôi có thể hát cho các bạn nghe một ca khúc tiếng Anh nào đó, rồi phát cho tờ giấy ghi lời bài hát đó, để trống một số khoảng để các bạn điền vào.
- Anh có nghĩ đa số người hâm mộ anh là nữ và một trong những lý do hâm mộ là dễ coi?
- Trên diễn đàn mạng dành cho người hâm mộ, tôi thấy có cả nữ cả nam, hầu hết là các bạn sinh viên. Việc có ngoại hình ưa nhìn đương nhiên là lợi thế của bất cứ ai.
Ví dụ một ca sĩ có ngoại hình dễ nhìn thì dễ thu hút người khác hơn, nhưng bên cạnh đó mình cũng phải làm được cái gì đó để mọi người thích. Nếu chỉ có ngoại hình thì không tạo được cái gì đó lâu dài và sâu đậm cho lắm.
Võ Trọng Phúc – Top 4 Việt Nam’s Got Talent – sinh 1986, đang làm Thạc sĩ Sư phạm Anh văn và lên lịch chuẩn bị học một khóa về thanh nhạc. Phúc có một cậu em trai dạy tiếng Anh chung trường, cũng chơi ghi ta và hát.
Theo Tiền Phong
"Bóc mẽ" vở diễn mang tên VN's Got Talent
Các nhà sản xuất nước ngoài chắc cũng phải "há hốc mồm thán phục" nhà sản xuất Vietnam's Got Talent. Bởi ngay trong mùa đầu tiên phát sóng, chương trình đã có lượng rating cao kỷ lục (theo đánh giá của VTV) trong các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam, cộng với doanh thu khủng có được từ những hợp đồng quảng cáo.
Giám khảo nhạt, MC nhảm, thí sinh đuối
Tất cả những nhân tố cần thiết để làm nên thành công của một cuộc thi là thí sinh, giám khảo và MC. Nhưng càng xem Vietnam's Got Talent, khán giả càng mất đi những kỳ vọng mà mình đã đặt vào chương trình ở vòng loại sân khấu.
Đi đến vòng bán kết, chung kết và đến đêm cuối cùng Gala trao giải, không khó để nhận thấy giám khảo ngày càng nhạt, MC nói ngày càng... nhảm và thí sinh tỏ ra lúng túng vì đã hết tài năng. So với vòng loại, khán giả theo dõi vòng bán kết, chung kết Vietnam"s Got Talent cảm thấy thiếu vắng hẳn những cảm xúc thổn thức, phút giây lặng người, giọt nước mắt lăn dài vì xúc động hay tràng cười sảng khoái khi xem các thí sinh biểu diễn trên sân khấu.
Sau đêm bán kết 1, nhiều khán giả tỏ ra thất vọng bởi các tiết mục dự thi không thú vị như họ mong đợi. Cả 7 thí sinh và nhóm thí sinh đều tỏ ra đuối sức, thể hiện tài năng kém hơn hẳn so với chính họ ở vòng loại. Đêm bán kết 2, sự thất vọng lại tiếp diễn. Và quá tam ba bận. Cho đến đêm bán kết 4, Vietnam"s Got Talent bất ngờ "tung" ra toàn tiết mục "đinh". Thí sinh Nguyễn Phương Anh, chàng popping Dương Mạnh Hòa, nhóm Mix nhảy trên giày cao gót, Nguyễn Đặng Đăng Khoa nhảy Michael Jackson, Vũ Phạm Ngọc Tân làm ảo thuật, giọng hát Trần Hoàng Hà, Nguyễn Ngọc Gia Bảo đều khiến khán giả thích thú. "No dồn đói góp", từ đêm bán kết 5 trở đi, khán giả lại tiếp tục rơi vào trạng thái chán nản khi chứng kiến các màn thi thố tài năng ngày càng kém của thí sinh Vietnam's Got Talent.
Sau vòng loại sân khấu, cư dân mạng đã có nhiều ý kiến chỉ trích các giám khảo về việc họ đã khen thí sinh một cách thái quá và chưa có những nhận xét sắc sảo, mang tính chuyên môn. Tuy nhiên, các nhà cầm cân nảy mực vẫn không khắc phục được nhược điểm này ở vòng bán kết mà còn có phần "phát huy" khi đưa ra những nhận xét chung chung, những lời khen ngợi tràn lan thiếu thuyết phục cho đến tận đêm chung kết và gala trao giải. Có lẽ, bệnh nhạt là căn bệnh trầm kha của các vị giám khảo tại Vietnam's Got Talent.
Theo dõi chương trình, nhiều khán giả thấy khó hiểu khi có những tiết mục kém hấp dẫn nhưng vẫn được giám khảo khen nức nở không tiếc lời. Chẳng hạn ở vòng loại sân khấu, có một màn kinh điển, giám khảo Thúy Hạnh khóc lóc sướt mướt khi nghe thí sinh nhí Vũ Song Vũ hát bài My Heart Will Go On. Người ta ngơ ngác vì sao Thúy Hạnh lại "nước mắt đầm đìa" đến thế? Bởi khi xem qua truyền hình, những gì Vũ Song Vũ thể hiện cho thấy còn kém hơn đoạn cậu bé này hát trên YouTube. Ngay hôm sau, vị nữ giám khảo này bị "ném đá" tơi bời vì cho là đã diễn kịch thái quá.
Giám khảo Thúy Hạnh luôn thể hiện quá nhiều cảm xúc đối với nhiều phần thi của thí sinh
Và đi suốt chặng đường 6 tháng cùng Vietnam's Got Talent, Thúy Hạnh luôn tỏ ra là một vị giám khảo sẵn sàng "nhận đá" nhất. Gần như tuần nào cũng có chuyện để nói về Thúy Hạnh. Lúc thì cô "tranh chòi" cướp quyền ấn chuông của các giám khảo còn lại. Lúc lại thấy cố tỏ ra quá tự tin vào trình độ của mình. Đặc biệt là trong các tiết mục hát, cô luôn giành lời để phân tích kỹ về giọng hát cũng như cách xử lý tác phẩm của mỗi thí sinh. Trong khi đó, việc này cô không thể có chuyên môn bằng nhạc sĩ Huy Tuấn. Thậm chí có khi, cô còn tỏ ra "khôn" hơn Huy Tuấn với những màn phản phảo liên tục về những lời chê của nhạc sĩ này dành cho các thí sinh... Ấn tượng về sự nhạt nhẽo của Thúy Hạnh lên đến đỉnh điểm khi ở rất nhiều tiết mục cô chỉ biết nhận xét lặp đi lặp lại: "Tôi thích tiết mục này của bạn. Tôi đồng ý".
Thành Lộc đôi khi "diễn" thái quá những trạng thái cảm xúc của mình trên ghế nóng. Sự quá đà này của anh khiến công chúng không còn dám tin vào những gì anh đang trải nghiệm là thật. Và cũng từ đó mà họ không còn dám tin vào những nhận xét của anh. Bởi hầu hết chúng đều mang tính khích lệ, thiếu tinh thần góp ý để những thí sinh cầu tiến có thể khắc phục được điểm yếu của mình. Với Thành Lộc, hầu hết các tiết mục đều là "hoàn hảo và tuyệt vời".
Yếu tố còn lại, MC, lại là điều khiến không ít khán giả cảm thấy khó chịu. Hẳn là Vietanm's Got Talent muốn đến gần với mọi tầng lớp khán giả, đặc biệt là khán giả ở nông thôn. Nên chương trình đã chọn diễn viên Quyền Linh, MC nổi tiếng của chương trình Lục lạc vàng, chuyên trao bò giống xóa đói giảm nghèo trên ti vi.
Sự lựa chọn này xem ra không mấy phù hợp bởi Quyền Linh có ngoại hình quá... già, cách dẫn chậm chạp không phù hợp với một chương trình sôi động như Vietnam"s Got Talent, ăn mặc lôi thôi. Chính sự suồng sã quá độ trong cách ăn mặc cũng như ăn nói của Quyền Linh khiến khi xem Vietnam's Got Talent người ta thấy anh giống một anh... xe ôm lên sân khấu hơn là một MC.
Ngoài chuyện ngoại hình xấu, không hợp với sân khấu Vietnam's Got Talent, Quyền Linh còn khiến người xem khó chịu với những màn pha trò gây cười kém duyên của anh. Ở vòng loại sân khấu phía Bắc, trong phần trình diễn của thí sinh Trần Thu Hiền 30 tuổi đến từ Hà Nội, tiết mục được đánh giá cao vì mức độ dở khủng khiếp, Quyền Linh và Chi Bảo đã trực tiếp chạy ra uốn éo nhảy cùng với thí sinh và cười sằng sặc trên sân khấu khi thí sinh bị ban giám khảo truất quyền trình diễn tiếp.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường TNS, tính đến thời điểm ngày 25/3, Vietnam's Got Talent có lượng người xem (rating) cao nhất so với các chương trình truyền hình thực tế khác của VTV3 trong ba năm 2010, 2011 và 2012
Sự quá đà trong cách dẫn của Quyền Linh được lặp đi lặp lại khiến công chúng nhiều phen thở dài ngao ngán. Trong đêm bán kết thứ tư, khi giám khảo Thúy Hạnh đang do dự chưa biết lựa chọn thí sinh Nguyễn Đặng Đăng Khoa hay Dương Mạnh Hòa vào chung kết thì Quyền Linh hối thúc chị bằng câu nói: "Rất khó lựa chọn nhưng chị phải đưa ra quyết định. Đừng căng thẳng quá, lỡ chọn Quyền Linh thì Quyền Linh vào chung kết luôn". Cho đến đêm cuối cùng, đêm gala trao giải, "hạt sạn" mang tên MC vẫn thật khó nhằn. MC Quyền Linh liên tục nói sai tên thí sinh. Khi gọi tên thí sinh được đi tiếp hay bị loại, anh quy tất cả các thí sinh về họ "Nguyễn": Nguyễn Đình Tri Giao (tên thật là Vũ Đình Tri Giao), Nguyễn Trọng Phúc (tên thật là Võ Trọng Phúc),... Đáng "nể" hơn là MC này không ngại phong Vũ Đình Tri Giao là "thiên thần hoang dại", một cụm từ vô nghĩa và không đúng với cô bé này trên sân khấu Vietnam's Got Talent.
Chưa hết, ngay từ đầu chương trình, Quyền Linh và Chi Bảo khiến người xem "ngớ người" khi hai MC này phát ngôn linh tinh với những câu pha trò vô nghĩa: "Và bây giờ là phần trình diễn của... BGK". Khán giả ồ lên, tưởng ban giám khảo đêm Gala sẽ có phần ra mắt ấn tượng, nhưng họ chỉ ra sân khấu rồi sau đó trở về hàng ghế nhận xét của mình.
Chỉ tìm tài năng không chuyên nghiệp?
6 tháng với hàng chục đêm thi cuối cùng mùa đầu tiên của Vietnam's Got Talent cũng khép lại. Để đi tới đêm cuối cùng, các thí sinh chắc chắn không phải "người thường" khi phải vượt qua 10.000 thí sinh. Nhưng để gọi họ là những tài năng của Việt Nam, e vẫn còn nhiều gượng gạo.
Điểm lại 14 gương mặt xuất sắc nhất ở vòng chung kết Vietnam's Got Talent mùa đầu tiên. Có lẽ không ai dám vỗ ngực tự xưng mình là "tài năng". Bởi hàm lượng "tài" của họ quá thấp. Với mặt bằng tài năng như thế, chịu khó đi lượm ở các câu lạc bộ, hay lớp năng khiếu, đầy rẫy.
Để lấp liếm đi sự non kém trong công cuộc tìm kiếm tài năng của mình, Vietnam's Got Talent biết cách để "mua sự thương cảm" từ phía khán giả. Chuyện không phải mới ở phiên bản Việt. Nhưng, cũng chỉ có ở phiên bản Việt, người ta mới thấy, trẻ con được mang ra làm... tấm bia đỡ đạn nhiều đến thế.
Bỏ qua sự tranh cãi về tài năng của cặp đôi nhí Đăng Quân - Bảo Ngọc. Bởi khi được hỏi cặp nhảy này có phải tài năng xuất chúng và sẽ làm nên chuyện sau cuộc thi hay không, kiện tướng dancesport Khánh Thi, từng là cô giáo của Đăng Quân cho biết: "Các cháu nhỏ học khiêu vũ trong làng dancesport bây giờ có nhiều cháu cũng rất nhanh nhẹn và tài giỏi lắm, không chỉ có riêng Đăng Quân và Bảo Ngọc. Các cháu đó không đi thi thôi! Đừng đánh đồng một sân chơi riêng với những cuộc thi chuyên nghiệp!". Nghe vậy đủ biết tài năng của cặp đôi quán quân Vietnam's Got Talent mùa đầu tiên tới đâu rồi. Khỏi cần bình luận thêm!
Đăng Quân, Bảo Ngọc được xem là sự lựa chọn an toàn của VN"s Got Talent
Hai gương mặt nhí nữa cũng được đưa ra làm "bia đỡ đạn" cho sự non kém về trình độ tìm kiếm tài năng của Vietnam's Got Talent là Vũ Song Vũ và Nguyễn Thị Thanh Trúc. Công bằng mà nói, hai thí sinh nhí này hát ở mức độ khá. Với Vũ Song Vũ, khi hát My Heart Will Go On trên sân khấu Vietnam's Got Talent, đã làm lộ ra chất giọng "xoàng" chứ không nuột như bản hát trong phòng thu trước đó của cậu bé này. Càng tiến sâu vào vòng trong Vũ Song Vũ càng được các vị giám khảo ưu ái dành tặng những lời khen. Nhưng với hai ca khúc dân gian đương đại Bà tôi (ở vòng bán kết) và Ông tôi (ở vòng chung kết), Mái đình làng biển (đêm Gala tranh giải), người ta khó thỏa mãn khi gọi Vũ là tài năng ca hát. Đơn giản, bởi cậu hát luôn sai tông, sai nhạc, thậm chí là rất phô trong các đoạn chuyển giọng.
Nguyễn Thị Thanh Trúc, quán quân Đồ rê mí 2010, cho thấy sự dạn dĩ và bản lĩnh hiếm có trên sân khấu. Cũng giống trường hợp của Vũ Song Vũ, Thanh Trúc được "suy tô"n lên làm "tài năng" với những lời khen ngợi không tiếc lời từ phía giám khảo. Nhưng xem lại, khi bỏ đi sự dễ dãi của góc nhìn dành cho một đứa trẻ, Thanh Trúc là giọng hát không hiếm. Trúc giọng mỏng, hát phô và luôn phải gang cổ ra "gào" các bài hát quá sức với giọng của mình như Con cò và Về ăn cơm.
Việc đưa các thí sinh nhí ra làm bia đỡ đạn đã khiến cho khán giả phần nào bớt sự thất vọng về chương trình. Bởi người ta dễ dàng bỏ qua và không làm khó cho một đứa trẻ. Hẳn đó là điều mà Vietnam's Got Talent quá hiểu. Và vì hiểu nên họ đã tận dụng tối đa. Thậm chí là quá tay khi chọn cặp đôi nhí Đăng Quân - Bảo Ngọc làm quán quân mùa đầu tiên. Việc một thí sinh nhỏ tuổi đăng quang quán quân ở các phiên bản Got Talent khác trên thế giới là không có tiền lệ.
Nhưng biết sao được khi năng lực tìm kiếm tài năng của Got Talent phiên bản Việt chỉ dừng lại ở đó. Nên việc chọn Đăng Quân - Bảo Ngọc được xem là giải pháp an toàn cho chương trình.
Bởi nhìn vào những tài năng có tuổi và quá tuổi, người ta còn lắc đầu ngao ngán hơn. Võ Trọng Phúc, anh chàng từng gây sốt với khả năng hát tiếng anh và chơi đàn guitar tại Vietnam's Got Talent, có lẽ chỉ nên dừng lại là một giọng hát nghiệp dư hơn là một một tài năng ca hát. Số người có thể chơi đàn và hát tiếng Anh như Phúc không quá hiếm tại những quán bar Tây khắp Sài Gòn, Hà Nội.
Nguyễn Hương Thảo, thì xứng đáng hơn với 2 từ: "hiện tượng". Cô gái này mang đến một màu sắc mới lạ cho sân khấu Vietnam's Got Talent. Nhưng phần nhiều sự thú vị ấy cũng xuất phát từ việc cô là một "nhà khoa học hát". Chứ về khả năng hát nhạc kịch, Hương Thảo khó bề so sánh với các sinh viên thanh nhạc đang được đào tạo bài bản trong các trường nghệ thuật chuyên nghiệp.
Dù được cho là một hiện tượng của VN"s Got Talent nhưng Hương Thảo vẫn thua xa những sinh viên thanh nhạc được đào tạo bài bản
"Tiêu chí của cuộc thi không phải để cung cấp, giới thiệu một "ngôi sao chuyên nghiệp" cho thị trường giải trí." - giám khảo Thành Lộc phản pháo lại ý kiến cho rằng tài năng của Vietnam's Got Talent kém chất lượng. Ô hay! Đáng ra trước mỗi tập phát sóng Tìm kiếm tài năng Việt, tên tiếng Việt của Vietnam's Got Talent, chương trình nên chạy khuyến cáo: Chúng tôi không tìm kiếm tài năng chuyên nghiệp.
Thật đáng ngẫm, bởi tài năng phải đích xác là tài năng. Không ai lại dùng khái niệm "tài năng không chuyên nghiệp" cho các thí sinh của mình.
Theo VNN
Hậu trường độc VN's Got Talent Cùng xem một số hình ảnh vui của các thí sinh VN"s Got Talent phía sau ánh đèn sân khấu đêm gala do chúng tôi ghi lại. Tối 6/5 vừa qua thực sự là một đêm đáng nhớ đối với cặp đôi nhí Đăng Quân - Bảo Ngọc khi cả hai trở thành Quán quân của Việt Nam"s Got Talent mùa đầu tiên....