Vợ tôi, tôi chiều, ai nói kệ ai!
Tôi chiều vợ tôi, ai nói mặc ai, nếu họ thích nói tôi là kẻ sợ vợ cũng được, tôi nhận… Thế thôi!
Tôi, thân là đàn ông nhưng nhiều khi thấy, mấy ông cùng giới với mình thật sự là lắm chuyện. Các ông tự cho mình cái quyền được nhậu nhẹt, ăn chơi, được tụ tập bạn bè, được rượu chè trong khi vợ các ông ở nhà đầu bù tóc rối lo chăm con, chăm chồng, làm việc nhà. Cái đó tôi có thể thông cảm, không sao. Nhưng khổ cái, các ông lại không chấp nhận việc mình cũng phải thông cảm với những sở thích, thú vui của vợ…
Có những người, thời son trẻ xinh đẹp mỹ miều, ăn diện, sành điệu nhưng từ khi lấy chồng, đặc biệt là khi sinh con, họ đã thay đổi hoàn toàn diện mạo. Họ kém xinh đẹp hơn, họ tiều tụy hơn, họ lôi thôi hơn và nhìn có khi họ còn già hơn chồng vài tuổi. Chỉ vì, ngày họ đi làm, kiếm tiền, tối họ về nấu cơm, chăm con, cho con ăn. Nhà có vài người nhưng mà lúc nào họ cũng phải là người ăn cơm sau cùng, vì còn trông con. Đấy, thế mà nhiều ông chồng còn không biết thông cảm, cứ chửi vợ, nói vợ là không biết ăn diện, lôi thôi, bôi nhếch. Nếu nghĩ được vậy, các ông nên tìm cách để vợ đẹp đi, vợ sang đi, hay giúp đỡ vợ mấy công việc vặt đi, cho vợ nhàn hạ…
Các ông tự cho mình là trụ cột trong gia đình, cho mình có trọng trách kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. Nói thật, nếu các ông là trụ cột giỏi thì vợ đã chẳng phải đầu bù tóc rối như thế. Vợ có thể nhàn hạ hơn, ít gánh nặng kinh tế hơn, cũng không bị áp lực tiền bạc từng đồng một để lo tiền mua sữa cho con…
Các ông tự cho mình là trụ cột trong gia đình, cho mình có trọng trách kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. (ảnh minh họa)
Tôi không phê bình đàn ông khi họ đi chơi, nhậu nhẹt này nọ. Tôi nói việc này ra là nhân cái sự, hôm rồi tôi đi chơi, ngồi cùng bàn nhậu với mấy tay cùng giới, hắn nói chuyện như không quan tử chút nào…
Có ông thấy tôi đang &’chém gió’ mạnh trên bàn nhậu nhưng khi nhận được điện thoại của vợ thì nhẹ nhàng, ra ngoài nghe, rồi nói thủ thỉ, ông ấy cười ha hả. Khi tôi vào bàn nhậu, ông ấy loa lên &’hóa ra cha này sợ vợ. Đời sao phải khổ, ngồi đây mà nghe này, nói cho vợ biết là tao đang nhậu, đang ngồi với mấy ông bạn, còn lâu mới về. Ở nhà thì cứ ăn cơm trước, ở nhà cứ cho con ăn đi, không phải phần…’. Nghe đến đấy tôi lộn ruột, không lẽ lại cãi nhau.
Thế theo các ông, thế nào là sợ vợ? Ra ngoài nghe điện thoại, tránh ồn ào để vợ nghe rõ hơn là sợ vợ? Không nói với vợ đang đi nhậu cũng là sợ vợ? Có những việc nói dối lại mang lại lợi ích tốt, thì tại sao không nói dối cho vợ an lòng? Hay, bảo vợ &’tí nữa anh về’ cũng là sợ vợ, phải nói thẳng toẹt ra là, &’tôi không về, cô ở nhà ăn cơm đi, không phải phần’.
Cái chính yếu không phải là nói dối hay nó thật, mà chính là, làm cho vợ an tâm, yên lòng về mình, bởi cái việc nhậu nhẹt này, thực ra đâu phải là việc xấu. Cần gì phải buông lời phũ phàng để một người vợ đã nấu cơm, chờ mình cả tối đau lòng?
Video đang HOT
Hôm rồi, 20/10, các ông ấy hẹn tôi đi với mấy em xinh tươi, tổ chức cho các em ấy, tôi từ chối. Mấy ông hỏi tại sao, tôi bảo ở nhà nấu cơm cho vợ, ăn cơm với vợ, tặng hoa vợ… (ảnh minh họa)
Có nhiều hôm, đi chơi về, dù đã ăn no rồi, tôi vẫn ngồi vào mâm cơm, cố ăn thêm một bát dù bụng căng đẫy. Nhưng tôi biết, nếu vợ cảm thấy chồng ăn ngon miệng, vợ cũng thấy rất ngon, rất vui. Nếu có chồng ngồi cùng mâm cơm, vợ cảm thấy rất hạnh phúc. Vậy tại sao điều nhỏ nhặt thế không làm được, trong khi vợ đã mất cả chiều đi chợ, nấu cơm cho chồng…
Nói đến đây, có ông vỗ đùi đen đét bảo &’ông hèn thật, ăn no thì bảo ăn no. Không ăn thì bảo dọn cho sớm, hơi đâu mà ngồi, nhét vào vỡ bụng ra à?’. Buồn vì suy nghĩ của mấy ông gọi là chồng…
Hóa ra, các ông lấy vợ về để khiển vợ, để coi vợ như người giúp việc, như ô-sin trong nhà. Các ông thích đi, thích về, thích ăn, thích ngủ ở đâu thì ăn à? Các ông quát nạt vợ, cho mình cái quyền cao chức trọng, sẵn sàng làm vợ mình đau lòng, vậy mới là đàn ông &’cứng’sao? Nghĩ mà buồn cười. Thân là đàn ông, tôi chẳng hài lòng với cách làm của các ông…
Hôm rồi, 20/10, các ông ấy hẹn tôi đi với mấy em xinh tươi, tổ chức cho các em ấy, tôi từ chối. Mấy ông hỏi tại sao, tôi bảo ở nhà nấu cơm cho vợ, ăn cơm với vợ, tặng hoa vợ… Các ông ấy cười như ma làm, bảo tôi là &’thằng sợ vợ, lấy rồi thì việc gì phải khúm núm, phải hoa hoét làm gì cho mệt người. Giờ cứ kinh tế, đưa tiền lương hàng tháng cho vợ, vợ mừng, ông ạ’. Tôi nản, cái suy nghĩ ấy không giống tôi. Kết hôn không có nghĩa là đã hết lãng mạn, hết ngọt ngào. Phụ nữ vốn khi lấy chồng, sinh con đã thiệt lắm rồi, tôi muốn bù đắp thêm cho vợ. Chiều vợ, yêu vợ, nghĩ đến vợ, mua quà cho vợ, tặng hoa, nấu cơm cho vợ những ngày quan trọng… đó là điều tôi nghĩ, cánh đàn ông, người làm chồng nên làm. Nhỏ nhẹ với vợ, đôi khi nói dối vợ cho vợ an tâm không phải là sợ vợ, mà là tôn trọng vợ.
Tôi chiều vợ tôi, ai nói mặc ai, nếu họ thích nói tôi là kẻ sợ vợ cũng được, tôi nhận… Thế thôi!
Theo Khampha
Họ cứ nói tôi đội vợ lên đầu...
Có lẽ tôi nói về vợ hơi nhiều nên sau lưng đã có điều tiếng "thằng cha Tiến đội vợ lên đầu". Đúng là cái bọn nhiễu sự.
Khi tôi dẫn vợ tương lai về ra mắt gia đình, ngoại trừ mẹ tôi ra thì không có ai trong gia đình đồng ý. Nguyên do là vì Huệ "lanh" quá nên mọi người sợ sau này sẽ lấn lướt chồng. Mẹ tôi bảo lưu quan điểm "Thằng Tiến lù khù nên phải kiếm con vợ lanh lẹ một chút thì mới không bị chúng hiếp đáp".
Vậy là tôi cưới Huệ.
Vợ tôi là một người phụ nữ có học. Nói về nhan sắc thì nàng không xinh đẹp lắm, nếu chấm nới tay một chút thì được 7 điểm trên thang điểm 10. Còn nếu như ai cho điểm gắt gao thì chỉ chừng 5,5 điểm. Nhưng với tôi thế là được.
Vợ tôi biết nấu ăn tuy không ngon lắm nhưng mỗi lần vô bếp thì rất chí thú. Vợ tôi cũng siêng năng dọn dẹp nhà cửa, chỉ trừ khi nào nàng bận quá thì thôi chứ rảnh rỗi thì lại quét quét, lau lau nên nhà cửa lúc nào cũng gọn gẽ, sạch sẽ.
Vợ tôi tánh tình rất vui vẻ, xởi lởi, gặp bà con hoặc bạn bè đến chơi thì rất nhiệt tình, ai ra về cũng khen. Còn gì nữa? Vợ tôi rất yêu chồng. Tôi nói có ngọn đèn trước mặt, 24 năm sống với nàng, tôi chưa bao giờ bị nàng nặng nhẹ một lời.
Tôi không phải là người đàn ông hoàn hảo đến nỗi vợ chẳng tìm ra điểm nào để chê trách. Thật sự thì tôi rất nhiều khuyết điểm. Tính tôi, như mẹ tôi nói là rất lù khù. Chơi với bạn, tôi luôn nhận phần thua thiệt. Tôi không hơn thua với anh em. Ai cần giúp đỡ gì thì tôi làm hết mình.
Tôi cũng có nhiều thời gian thất nghiệp nhưng chưa bao giờ bị vợ cằn nhằn hay đối xử tệ bạc. (ảnh minh họa)
Tôi cũng hay nhậu nhẹt, nhất là hồi mới cưới còn trẻ khỏe. Mỗi lần tôi đi nhậu hoặc thỉnh thoảng nhậu say về thì vợ tôi thay quần áo, nhúng khăn ấm lau mình rồi giăng mùng cho tôi ngủ. Sáng dậy đã thấy có sẵn tô súp hoặc cháo nóng hôi hổi để tôi giải rượu.
Tôi cũng có nhiều thời gian thất nghiệp nhưng chưa bao giờ bị vợ cằn nhằn hay đối xử tệ bạc. Huệ chưa bao giờ lục bóp hay hỏi tôi chuyện tiền nong bởi tính tự giác của tôi rất cao, lãnh lương về là đưa cho vợ ngay, có việc cần chi xài đột xuất cao hơn "định mức" thì cứ nói thẳng, vợ tôi sẽ có cách thu vén dù tôi chẳng biết nàng thu vén bằng cách nào.
Vợ tôi là người phụ nữ chăm chỉ. Nàng làm việc với sự tập trung cao độ nên lúc nào hiệu quả cũng cao và được lãnh đạo tin cậy. Vì vậy, nàng được đề bạt làm sếp một bộ phận nhỏ, vài năm sau làm sếp một bộ phận lớn hơn, rồi lớn hơn nữa... Nhưng tôi chưa bao giờ thấy nàng mang áp lực, sự buồn bực của công việc về nhà...
Thế nhưng chẳng hiểu sao, mấy ông sếp của Huệ và cả đồng nghiệp của nàng mỗi khi gặp tôi đều nói: "Ông thiệt tội nghiệp. Chắc là khổ sở lắm với mụ sư tử phải không?". Tôi ngạc nhiên, nhà tôi làm gì có con sư tử nào?
Vợ tôi còn chưa dám lớn tiếng với các con tôi thì làm sao mà dám hung dữ với chồng? Thế nhưng tôi nói điều đó chẳng ai tin. Họ nói vợ tôi ở công ty rất dữ dằn, đến sếp đôi khi còn phải chịu thua. Thế nên tôi nói vợ tôi hiền, không có ai tin, tất nhiên là trừ mẹ tôi dù năm nay bà đã hơn tám mươi tuổi. "Khôn ngoan đối đáp kẻ ngoài. Có sức thì ra ngoài tranh đấu với người ta chớ hơi sức đâu kiếm chuyện với người trong nhà, vợ mày như vậy là khôn"- mẹ tôi nói vậy.
Tôi nghĩ vợ mình, mình khen chớ có khen vợ ông hàng xóm đâu mà sợ? Đúng là cái bọn nhiễu sự. (ảnh minh họa)
Tôi càng nghĩ càng thấy mẹ tôi có lý. Và từ một người kín tiếng, không bao giờ nhắc đến vợ con trước mặt bà con, bạn bè trước đây; tôi bỗng đổi tánh, đổi nết. Hễ có cơ hội là tôi đưa vợ lên tận mây xanh với những lời có cánh, tưởng như trên thế gian này, không có người phụ nữ thứ hai được như vợ mình, tất nhiên là trừ mẹ tôi ra.
Có lẽ tôi nói về vợ hơi nhiều nên sau lưng đã có điều tiếng "thằng cha Tiến đội vợ lên đầu". Thì đã sao? 24 năm chung sống với Huệ, tôi nghiệm ra rằng, tôi có đội nàng lên đầu thì cũng xứng đáng dù trong thực tế, không hề có chuyện đó mà tôi chỉ khen vợ, nịnh vợ thôi.
Tôi nghĩ vợ mình, mình khen chớ có khen vợ ông hàng xóm đâu mà sợ? Đúng là cái bọn nhiễu sự. Tôi bực quá kể lại với vợ chuyện này thì nàng cười cười: "Coi chừng nói trước bước không qua nghen, em đâu có hiền?".
Tôi ngớ người ra. Vậy là sao? Đàn bà thật khó hiểu. Vợ tôi nói vậy, chẳng lẽ có một ngày, nàng đột nhiên thay đổi tính tình? Và khi ấy, trong nhà tôi thật sự có một con sư tử- con sư tử đã ngủ yên suốt một phần tư thế kỷ và sắp sửa vùng lên?
Theo VNE
Sợ vợ là đức tính quí báu Sợ vợ là đức tính quí báu vô cùng hiếm hoi còn sót lại trên một số cá thể 'động vật bậc cao' (không hề hiếm hoi) tại Việt Nam mà các bà, các chị vẫn âu yếm gọi là "đức ông xã nhà em". Giang hồ đồn rằng, xuất thân của nghĩa cử cao đẹp này vốn bắt nguồn từ câu sấm...