Vợ tôi muốn đừng ly hôn mà cứ thế ngoại tình
Chúng tôi không hạnh phúc nhưng vợ tôi nói cứ cặp bồ mà không nhất thiết phải ly hôn vì làm khổ các con.
Hiện tại cuộc sống của vợ chồng tôi đang rơi vào trạng thái hỗn loạn khi vợ tôi không muốn ly hôn mà muốn cả hai cứ thoải mái cặp bồ. Tôi không biết phải làm thế nào với cuộc hôn nhân của mình. Tôi mong mọi người cho tôi một lời khuyên.
Năm nay tôi 37 tuổi, vợ tôi kém 4 tuổi. Chúng tôi lấy nhau đến giờ cũng được gần chục năm. Có thể nói, so với nhiều người, chúng tôi đang có một cuộc sống mà họ mơ ước. Kinh tế của vợ chồng tôi rất khá, cả hai đều làm ở những công ty nước ngoài nên về khoản tiền bạc chúng tôi không phải chật vật lo liệu cho cuộc sống. Gia đình nội, ngoại hai bên của chúng tôi đều gia giáo, bố mẹ có địa vị nên có thể nói là hai bên môn đăng, hậu đối. Thế nhưng thật đáng buồn là chúng tôi không hạnh phúc.
Chúng tôi có 2 đứa con, một trai, một gái. Hai con tôi rất ngoan và học giỏi. Nhưng cách đây khoảng 3 năm, vợ chồng tôi đã sống ly thân. Chúng tôi không tìm được tiếng nói chung nên cả hai vợ chồng chẳng bao giờ nói với nhau một lời. Sau đó, tôi tìm được một người phụ nữkhác hiểu và thông cảm với mình. Thú thực, thời gian đầu tôi cảm thấy áy náy vô cùng vì dù sao trước gia đình, xã hội tôi vẫn là người có vợ. Tôi cảm thấy có lỗi với vợ khi tôi đã ngoại tình mặc dù tôi và người tình chưa làm gì quá giới hạn với nhau.
Hơn 3 năm nay vợ chồng tôi sống với nhau không hạnh phúc (Ảnh minh họa)
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định thú nhận thật với vợ. Tôi nghĩ hơn 3 năm qua hai vợ chồng sống không hạnh phúc cũng đã là quá đủ rồi. Có lẽ, cũng đã đến lúc chúng tôi giải thoát cho nhau, nhất là khi tôi đã tìm được người phụ nữ khác hợp với mình hơn. Nhưng tôi thực sự bất ngờ khi nghe vợ tôi nói rằng không việc gì phải ly hôn, nếu muốn thì việc ai người ấy làm, cứ thế mà ngoại tình và không phải ly hôn.
Bất ngờ hơn nữa khi tôi biết vợ tôi cũng có bồ. Thậm chí họ còn cặp với nhau trước cả khi tôi tìm được người bạn kia. Dường như chính vì có người tình như vậy mà mối quan hệ của tôi và vợ mới không thể nào cứu vãn được. Chúng tôi cứ càng ngày càng xa nhau hơn. Tôi đã nghĩ, nếu tôi tức giận khi biết điều đó thì có lẽ tôi sẽ thử đặt ra một lời đề nghị hai vợ chồng nối lại. Nhưng tôi chỉ bất ngờ chứ hoàn toàn không cảm thấy tức tối, không thấy mình bị cắm sừng dù rõ ràng cô ấy mới là người phản bội tôi trước.
Video đang HOT
Tôi đề nghị ly hôn nhưng vợ tôi đưa ra lí do chúng tôi không nên làm thế. Cô ấy nói thứ nhất là vì gia đình hai bên, thứ hai là vì các con. Gia đình chúng tôi đều gia giáo, cô ấy không muốn bố mẹ phải mang tiếng khi có một đứa con bỏ vợ, bỏ chồng. Còn con cái cũng sẽ khổ khi bố mẹ tan đàn xẻ nghé. Chính vì vậy, chỉ cần hai bên tôn trọng đời sống riêng của nhau, việc ai người ấy làm, không ghen tuông, không chọc giận nhau là được.
Khó khăn lắm tôi mới tìm được người mình yêu nhưng vợ tôi lại không chịu ly hôn (Ảnh minh họa)
Thực sự tôi rất hoang mang trước cách nghĩ này của vợ tôi. Tôi nghĩ nó cũng có lí nhưng còn với người phụ nữ tôi yêu, không thể bắt cô ấy sống cả đời mà không một danh phận được. Dù sao, tôi biết cô ấy cũng mong muốn được làm vợ, được sinh con cho tôi. Nhưng đúng như vợ tôi nói, nếu chúng tôi ly hôn bây giờ sẽ có rất nhiều xáo trộn trong cuộc sống của hai vợ chồng. Từ trước đến giờ chúng tôi sống quá bình lặng nên nếu giờ ly hôn chắc chắn mọi người sẽ bị sốc rất nhiều.
Tôi băn khoăn không biết có nên kiên quyết dứt tình, đòi ly hôn bằng được không hay làm như lời vợ nói, nghĩa là cứ sống trong cảnh đồng sàng, dị mộng, việc ai người ấy làm, mối quan hệ của ai người ấy lo? Tôi thương các con, không muốn các con khổ nhưng hạnh phúc giả tạo đó không hiểu rồi sẽ che giấu được đến bao giờ? Và làm cách nào để tôi thuyết phục được người tình củ tôi chấp nhận không một danh phận mà bên tôi dài lâu?
Theo Khampha
Liên quân chống IS: Đồng sàng dị mộng
Mặc dù cùng tập hợp dưới ngọn cờ của liên minh chống khủng bố do Mỹ phát động nhưng các nước thành viên lại có những đánh giá và ưu tiên khác nhau trong việc loại bỏ nguy cơ nhức nhối nhất hiện nay là tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.
Những toan tính lợi ích trái ngược trong liên minh khiến IS chưa thể bị tiêu diệt.
Sự sốt sắng cực độ của Mỹ, sự chần chừ của phương Tây, sự tham gia bất ngờ của một số quốc gia Trung Đông và thái độ thờ ơ, thậm chí có phần lảng tránh, của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS đang đặt ra nhiều câu hỏi cho giới phân tích. Những toan tính chiến lược là nguyên nhân khiến các nước có những hành động và ưu tiên khác nhau trong ngắn hạn, cho dù có cùng mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt khủng bố.
Với Mỹ, quốc gia phát động và dẫn đầu cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, ưu tiên hàng đầu là phải loại bỏ mọi mưu đồ tiến hành các cuộc tấn công tinh vi, phức tạp nhằm vào nước Mỹ và lợi ích của Mỹ. Vì vậy, trước sự trỗi dậy bạo lực và cực đoan của IS, Mỹ đã tập hợp được một liên minh rộng rãi với gần 60 nước tính đến thời điểm này. Nhiệm vụ của liên minh là tiến hành các đợt không kích nhằm vào hệ thống mục tiêu của IS ở Iraq và Syria, hai quốc gia tổ chức này đang hoạt động mạnh nhất.
Khi giải thích về quyết định chỉ sử dụng không lực mà không viện đến bộ binh dù đây là yếu tố cần thiết đảm bảo thắng lợi cho cuộc chiến chống IS, Tổng thống Barack Obama nói rằng ông không thể đứng nhìn binh lính Mỹ một lần nữa phải đổ xương máu ở chiến trường Trung Đông.
Tuy nhiên, theo cắt nghĩa của các nhà phân tích, quyết định này thực chất bắt nguồn từ những khó khăn mà ông chủ Nhà Trắng đang phải đối mặt như đấu đá chính trị nội bộ trước thềm bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ngày 4/11, sự phục hồi kinh tế chưa đủ mạnh và nguy cơ nước Mỹ bị dàn trải cùng lúc trên quá nhiều mặt trận đối ngoại. Ngoài ra còn phải kể đến ý đồ "chính trị hóa" cuộc chiến của Nhà Trắng khi ông Obama chủ ý lấy cớ chống khủng bố để củng cố sức mạnh cho phe nổi dậy Syria hòng lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Những toan tính này của Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến chiến dịch chống IS, khiến sự ra tay của cộng đồng quốc tế nhìn bề ngoài tuy có vẻ rầm rộ nhưng thực chất đem lại rất ít hiệu quả. Bởi, để thành toàn những kế hoạch của mình, Mỹ chỉ đặt mục tiêu hạn chế sự lớn mạnh của IS chứ chưa muốn "nhổ tận gốc" ngay lực lượng này. Nói cách khác, Washington muốn lợi dụng "khối ung thư" IS để thực hiện tham vọng lật đổ chính quyền Assad, đồng minh thân cận nhất của Nga ở Trung Đông. Việc Nhà Trắng từ chối mời Iran và Syria tham gia cuộc chiến, dù đây là hai nước có ảnh hưởng quyết định đến kết quả chiến dịch, là minh chứng rõ ràng nhất.
Cũng như Mỹ, các chính phủ châu Âu tỏ ra khá lưỡng lự trong việc mạnh tay tiêu diệt IS. Châu Âu lo sợ sẽ bị IS trả thù vì lực lượng này không chỉ có trong tay nguồn tài chính dồi dào, công nghệ chế bạo bom siêu đẳng, nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại cùng đội quân tinh nhuệ, mà còn đang nắm trong tay hàng nghìn thành viên mang hộ chiếu châu Âu.
Theo số liệu thống kê không chính thức, khoảng một nửa trong tổng số 30.000 tay súng IS là công dân các nước châu Âu và Mỹ. Nếu bị dồn đến đường cùng, IS sẽ sử dụng chính những "quả bom di động" này để phá hoại các nước châu Âu từ bên trong bằng cách cử họ về nước thực hiện các vụ đánh bom.
Tất nhiên, ở những xã hội luôn đề cao tự do cá nhân như xứ trời Âu, các tay súng IS mang quốc tịch châu Âu có thể đi lại một cách dễ dàng. Vì thế, chính phủ nhiều nước châu Âu không muốn tham gia cuộc chiến, hoặc nếu tham gia thì cũng chỉ cầm chừng, không dám mạnh tay.
Trong khi đó, đối với các nước Arập tham gia liên minh như Arập Xêút, UAE, Jordan, Bahrain và Qatar, IS bị coi là "mối đe dọa trực tiếp về an ninh" và "đối tượng số 1 cần bị tiêu diệt". Cả 5 nước này đều có mối quan ngại chung về tình hình an ninh trong nước, về việc thể hiện vai trò tích cực trong duy trì an ninh khu vực và bảo vệ uy tín trên trường quốc tế.
Những quan ngại này trước hết xuất phát từ tư tưởng cực đoan và tham vọng thành lập Nhà nước Hồi giáo của IS. Hiện tại, IS không chỉ chống "ngoại đạo phương Tây" mà còn có ý đồ lật đổ các chế độ Arập trong khu vực để thành lập vương quốc riêng. Ngoài ra, khoảng cách quá gần về địa lý với Iraq và Syria cũng khiến các nước Arập phải quyết tâm tiêu diệt IS để đẩy lùi nguy cơ trở thành "con mồi" bị tấn công tiếp theo trong nay mai.
Bên cạnh mối lo về an ninh trong nước và sự bảo toàn chế độ, một số quốc gia Arập như Qatar và UAE tích cực tham gia vào chiến dịch chống IS còn để chứng tỏ rằng họ không tài trợ hay chống lưng cho các tổ chức khủng bố trong khu vực. Trước đó, các nước này được cho là đã cung cấp tài chính và hậu thuẫn cho một số tổ chức muốn lật đổ chính phủ Syria.
Tuy nhiên, kẹt nhất trong cuộc chiến chống IS có lẽ là Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên NATO nằm ở vị trí chiến lược nối Trung Đông với châu Âu. Hiện tại, các cuộc tấn công của IS đang diễn ra rất khốc liệt ở thị trấn Anbane của Syria, giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Kobane thất thủ, IS sẽ nắm quyền kiểm soát hơn một nửa đường biên giới chung kéo dài 820 km giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng nghĩa với việc biên giới của quốc gia thành viên NATO này sẽ không còn an toàn như trước.
Tuy nhiên, Ankara lại không thể động binh, cả trên bộ và trên không, vì hai lý do. Thứ nhất, nước này đang có hàng trăm công dân nằm trong tay IS cần phải được thương lượng đưa về để tránh làn sóng tức giận bùng phát trong dân chúng. Thứ hai, Ankara không muốn xuất quân giúp đỡ cộng đồng người Kurd ở Anbane vì lo ngại cộng đồng này sẽ kết hợp với lực lượng người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến chống chính quyền Ankara đòi thành lập nhà nước riêng. Với hai ký do trên nên đến nay, Ankara vẫn tỏ ra rất thờ ơ cho dù đã nhiều lần bị Mỹ thúc giục, thậm chí chỉ trích.
Dẫu biết, bất kỳ cuộc chiến chống khủng bố nào cũng đòi hỏi các bên phải kiên trì và nhất trí hợp lực. Nhưng trong cuộc chiến chống IS hiện nay, các bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói và hành động chung do đang trong cảnh "đồng sàng dị mộng". Vì vậy nhiều khả năng chiến dịch chống IS mà Mỹ phát động sẽ gặp phải những bước lùi tạm thời, ít nhất cho đến khi các lực lượng được Mỹ hậu thuẫn (gồm quân đội Iraq và phe đối lập ở Syria) đủ sức chiến đấu trên thực địa.
Đức Vũ
Theo Dantri
3 năm chấp nhận cuộc sống 'đồng sàng dị mộng' 3 năm chấp nhận cuộc sống "đồng sàng dị mộng", nỗi đau và sự hối hận của tôi tăng lên gấp trăm nghìn lần khi chính tôi bắt gặp cảnh anh chở người con gái ấy trên đường. Đã lâu rồi, tôi không còn được nhìn thấy nụ cười ấy của anh. Tôi thật sự suy sụp. Cái hi vọng mong manh về...