Vợ tôi lấy tiền túi xây nhà lầu cho bố mẹ vợ
Tôi là chồng, tôi chu cấp tiền hằng ngày cho vợ và các con, thế mà lúc vợ tôi tài trợ xây nhà cho bố mẹ vợ mà lại không hỏi ý kiến tôi.
Bao nhiêu năm chung sống, chúng tôi cùng nhau chia sẻ mọi chuyện, giải quyết hết những tâm sự buồn vui, cô ấy luôn hỏi ý kiến tôi thế mà bây giờ một việc trọng đại như thế mà cô ấy không nói một câu nào. Tôi cảm thấy mình không được tôn trọng.
Tôi năm nay 35 tuổi, vợ tôi bằng tuổi. Chúng tôi cưới nhau được 10 năm, có hai con. Vợ tôi đang làm việc cho cơ quan nhà nước, thu nhập mỗi tháng chỉ được 5 triệu đồng, bù lại công việc của cô ấy nhàn hạ, được nghỉ thứ 7 và chủ nhật, có nhiều thời gian dành cho gia đình, con cái.
Còn tôi làm việc cho một tập đoàn nước ngoài, thu nhập mỗi tháng 3.000 đô la, thi thoảng tôi còn có những khoản thêm thắt, nên tiền lúc nào cũng rủng rỉnh.
Hàng tháng, tôi chuyển vào tài khoản của vợ tôi hơn 10 triệu để chi tiêu, còn lại tôi giữ ở tài khoản của mình. Gần đây, tôi thấy bố mẹ vợ tôi liên tục điện thoại cho chồng tôi bàn tính chuyện gì đó, vợ tôi cũng hay về quê hơn, nhưng tôi hỏi có chuyện gì thì cô nói không có chuyện gì. Tôi cũng nghĩ là chuyện riêng của vợ và bố mẹ vợ không muốn cho con rễ biết nên cũng chẳng hỏi thêm.
Vợ tôi lấy tiền túi xây nhà lầu cho bố mẹ vợ
Nhưng cuối tuần trước tôi về quê thì thấy bố mẹ vợ đang xây nhà, nghe nói sẽ xây 4 tầng thay thế cho ngôi nhà cấp 4 bố mẹ vợ tôi đang ở. Bố mẹ vợ và vợ không nói với tôi, nhưng mọi người trong nhà thì bảo tiền xây nhà do vợ tôi tài trợ hoàn toàn.
Video đang HOT
Nghe mọi người nói thế tôi hỏi vợ thì cô nói đúng là anh bỏ tiền xây nhà cho bố mẹ vợ, vì cái nhà cũ đã xuống cấp, ông bà cũng cần một căn nhà khang trang, tiện nghi để an hưởng tuổi già. Cũng là để có đủ phòng để thi thoảng các con cháu về chơi vào dịp Tết.
Tôi hỏi vợ tại sao không hỏi ý kiến của tôi thì cô ấy nói tiền cô ấy làm ra, em xây nhà cho bố mẹ em thì sao phải hỏi ý kiến của tôi. Bố mẹ vợ biết chuyện tôi thắc mắc cũng điện thoại cho tôi nói những câu tương tự như thế.
Câu trả lời của vợ và những lời lẽ của bố mẹ vợ làm tôi cảm thấy buồn và thất vọng vô cùng, cưới nhau được 10 năm, có với nhau 2 mặt con, mọi việc lớn nhỏ trong nhà từ trước đến nay cô đều hỏi ý kiến của tôi, vậy mà bây giờ một chuyện lớn như vậy cô lại tự quyết định một mình không thèm hỏi ý kiến của tôi, cô không hề tôn trọng tôi.
Tuy tôi không làm ra số tiền đó, nhưng để cô làm ra được số tiền đó thì tôi cũng gửi cô ấy tiền hàng tháng, trợ cấp thêm cho cô ấy yên tâm công tác, vậy mà cô lại coi thường công sức của tôi.
Nhà vợ tôi có 4 người con, hai trai, hai gái, vợ tôi là con gái thứ trong gia đình. Vậy thì tại sao việc xây nhà cho bố mẹ vợ lại phải đứng ra lo lắng hết như vậy. Tôi không trách cô ấy xây nhà cho bố mẹ vợ, tôi ủng hộ cô ấy hiếu thảo như vậy, tôi tôn trọng. Nhưng là vợ tôi cần một lời thông báo của cô ấy, đơn giản vậy thôi.
Theo him
Con rể ngỗ ngược cầm cả ghế ném thẳng vào mặt bố vợ
Hai vợ chồng con gái thường hay cãi nhau, ông Ngô Văn Minh trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội gọi con gái về nhà ở để lánh nạn. Có lẽ vì thế mà thằng con rể lấy cớ chửi bới và đến cầm cả chiếc ghế ném vào bố mẹ vợ.
Cảm cảnh con rể ngỗ ngược
Vợ chồng ông Ngô Văn Minh trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội vẫn chưa hết bàng hoàng khi bị người con rể kết thúc những ngày chửi bới bằng một cái ghế bay vào mặt. Ông Minh kể ông chỉ có chị Ngô Thị Ngọc là con gái. Ngày Ngọc và Công (chồng bây giờ của Ngọc) yêu nhau, ông Minh đã ra sức can ngăn con gái vì ông thấy Công là kẻ không có việc làm lại suốt ngày lô đề, cờ bạc. Tuy nhiên, Ngọc một mực đòi lấy Công. Không bảo ban được con, ông bà đành chấp nhận con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó.
Cưới nhau chưa được 1 năm, vợ chồng Ngọc thường xuyên xảy ra xô xát. Mỗi lần Công đánh vợ, anh ta lại chửi bới bố mẹ vợ không biết dạy con gái. Nhiều lần chứng kiến cảnh đó, ông Minh bảo con không sống được thì bỏ. Tuy nhiên, cứ được dăm, ba hôm vợ chồng Ngọc lại làm lành và về ở với nhau. Ông bất lực nghĩ con rể và con gái còn trẻ tuổi quá nên chúng xô xát.
Cuối tháng 3 vừa qua, Công đi nhậu về đòi quan hệ với vợ nhưng Ngọc đang mang bầu nên từ chối. Nào ngờ, Công nhảy vào đánh vợ và ném đồ đạc trong nhà ra đường. Bố mẹ của Công bất lực với con trai nên họ khuyên Ngọc về nhà bố mẹ đẻ lánh nạn tạm để an toàn cho đứa bé trong bụng.
Mẹ chồng thuê taxi đưa Ngọc về nhà ngoại. Khi tỉnh rượu, biết vợ về nhà mẹ đẻ, Công đến tìm Ngọc về. Bị bố mẹ vợ cấm không cho đưa vợ về Công ra sức chửi bới. Xấu hổ với hàng xóm quá, ông Minh kéo con rể vào nhà nói chuyện nhưng Công vẫn đứng ngoài chửi.
Mấy ngày liên tiếp, ngày nào anh ta cũng uống rượu say khướt rồi chạy đến nhà bố mẹ vợ đứng ở ngoài chửi đổng vào. Biết anh con rể Chí phèo, bố mẹ Ngọc giả câm, giả điếc. Đến khi tổ trưởng tổ dân phố ra nói chuyện yêu cầu không làm mất an ninh khu vực, Công mới vào nhà bố mẹ vợ. Vừa ngồi xuống bàn, cậu ta cầm ngay chiếc ghế đôn ném thẳng vào mặt bố vợ vì cái tội "dám giữ vợ tôi lại".
BS Quyết cho biết có trường hợp bố mẹ vợ bị con rể bạo hành tỷ lệ thương tật lên đến 28 %
Ông Minh được đưa đi cấp cứu, ông phải khâu 7 mũi ở chân mày và trán. "May mà chiếc ghế đi trượt mắt nếu không mắt tôi hỏng rồi" - ông Minh nói. Bố mẹ Công sang xin lỗi ông bà thông gia vì thằng con bất trị. Thương con gái đang bụng mang dạ chửi, ông Minh bỏ đơn tố cáo Công gây thương tích. Cứ nghĩ đến con rể, ông Minh lại thở dài "giờ tôi lo cho con gái tôi lắm. Tôi chỉ mong làm thế nào mà chúng nó ly hôn an toàn. Con tôi không muốn sống cùng chồng nhưng không biết ly hôn rồi chồng nó có để yên cho nó không".
Con rể đánh mẹ vợ thương tích 28 %
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết chuyên gia về Bình đẳng giới cho biết có những trường hợp nạn nhân của ông còn bị con rể đánh thương tích lên đến 28%. Họ bất lực với con rể nên dù thương con gái lắm nhưng họ không biết làm thế nào vì sợ con rể trả thù.
Trường hợp của bà Nguyễn Thị Nha trú tại Tam Nông, Phú Thọ là điển hình. Bác sĩ Quyết kể vì bênh con gái, bà bị con rể dùng dao chém gây thương tích. Nước mắt luôn chảy xuôi, bà không nỡ cho con rể đi tù, đành rút đơn bãi nại để các cháu có bố.
Những trường hợp con rể hành hung bố mẹ vợ diễn ra rất nhiều. Có lẽ vì thế mà nơi trú ẩn của chị em là nạn nhân của bạo lực gia đình đang dần bị thu hẹp. Nếu như trước kia, nhà bố mẹ đẻ là nơi trú ẩn thì nay họ không còn dám đến nhà bố mẹ đẻ khi bị chồng gây bạo lực.
Ông Minh tìm đến trung tâm Bình đẳng giới của bác sĩ Quyết dãi bày câu chuyện của mình mong tìm được lối thoát cho cô con gái tội nghiệp của ông. Nói với chuyên gia, ông Minh vẫn lo lắng vì "nó là thằng liều lắm, nó có biết sợ ai đâu. Bố đẻ nó còn đánh nói gì đến vợ và bố vợ".
Sau khi nghe tư vấn, các bác sĩ tại trung tâm sẽ hỗ trợ chị Ngọc về mặt pháp lý để hoàn thiện hồ sơ và tiến hành thủ tục ly hôn. Bố mẹ của Công cũng đồng ý để chị Ngọc ly hôn vì họ sợ cháu nội của mình không được an toàn khi sống cùng bố.
Theo Infonet
Bố chồng ném nồi cháo của con dâu có chửa ra sân Xưa nay người ta thường chỉ nghĩ mối quan hệ với mẹ chồng mới là nỗi lo sợ của những nàng dâu. Thế nhưng có nhiều ông bố chồng khiến cho cuộc sống của các nàng dâu trở nên cơ cực, khốn đốn. Dù cuộc sống bên nhà chồng không được thoải mái nhưng Hoa không ngờ đến lúc bầu bí, cô còn...