Vợ tôi có con với bạn thân của chồng…
Tôi đi xuất khẩu lao động 3 năm, về mới hay vợ đã có con với người khác. Người ấy lại chính là bạn thân của tôi. Cả hai xin tôi tha thứ.
Vợ tôi còn muốn ly hôn. Tôi rất yêu vợ nhưng không thể tha thứ cho sự phản bội đó. Dù vậy, tôi không chấp nhận ly hôn.
Tôi về đã được 6 tháng. Hiện người bạn đã ra nước ngoài làm việc và không còn liên lạc với vợ tôi. Tuy vậy, khi nhìn đứa bé, tôi lại thấy phảng phất bóng dáng kẻ đã cướp vợ mình. Tôi không thể thương nó nhưng cũng không muốn ly hôn dù vợ kiên quyết không cho gần gũi. Tôi phải làm sao để hóa giải những bức xúc, dồn nén trong lòng?
Lê Văn Hùng(Quảng Nam )
Hoàn toàn có thể thông cảm cho những cảm xúc yêu thương, ghen hờn, giận dữ của bạn khi phát hiện vợ và bạn thân đã phản bội mình. Tạm thời cứ tin rằng hiện họ không còn tình cảm, cũng không có ý định quay lại với nhau.
Việc vợ bạn kiên quyết đòi ly hôn chính là vì cảm thấy xấu hổ với việc làm của mình. Cô ấy không thể tha thứ cho bản thân và muốn giải thoát cho cả hai. Về phần bạn, yêu vợ nhưng không quên chuyện cũ, nhất là khi “nhân chứng, vật chứng” cho sự phản bội ngày ngày cứ hiện diện trước mắt, chắc chắn bạn sẽ bị giằng xé trong lòng.
Video đang HOT
Trong chuyện này, đứa trẻ không có lỗi, mong bạn hãy rộng lượng, nếu không yêu thương thì cũng đừng căm ghét nó. Trong 6 tháng qua, vợ bạn kiên quyết không gần gũi, điều đó cho thấy quyết tâm ly dị của cô ấy rất cao.
Nhưng còn nước còn tát, bạn nên cho cả hai cơ hội nhìn lại mình bằng cách cứ đồng ý nộp đơn ly hôn. Trong quá trình giải quyết của tòa án, những lần hòa giải chính là cơ hội để hàn gắn. Còn nếu như hòa giải không thành thì xem như nhân duyên của các bạn chỉ có chừng ấy, không nên níu kéo làm gì.
Theo VNE
Thủ tướng: 'Việt - Pháp là biểu tượng của tinh thần dũng cảm'
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mối quan hệ Việt - Pháp đã trở thành biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin, cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển.
"Quan hệ hai nước chúng ta - Việt Nam và Pháp đã bắt đầu từ rất lâu trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Năm nay chúng ta cùng kỷ niệm 40 năm sự kiện này và cũng là 20 năm sau chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam của cố Tổng thống Francois Mitterrand, mở ra thời kỳ phát triển mới của quan hệ Việt Nam và Pháp", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mở đầu bài phát biểu tại tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp tại Paris ngày 24/9.
Dùng chính hình ảnh biểu trưng "con thuyền căng căng gió luôn tiến lên phía trước" của thủ đô Paris, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng, quan hệ hai nước dù phải trải qua nhiều bão tố và dù có "chòng chành nhưng không bao giờ chìm đắm". Mối quan hệ này được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định "đã trở thành một biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại và vượt qua những "chòng chành", những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin, cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển".
Đồng thời đây cũng là hình mẫu cho sự hợp tác Đông - Tây, giữa Pháp, một quốc gia công nghiệp hàng đầu ở châu Âu và Việt Nam, một nước đang phát triển năng động ở Đông Nam Á.
"Hôm nay chúng ta có thể cùng nhau vui mừng nói rằng "con tàu" quan hệ hai nước đã cập bến bờ của tình hữu nghị và sự hợp tác thành công với việc lãnh đạo hai nước cùng tuyên bố xác lập Quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ về mối quan hệ "đặc biệt", đa lĩnh vực và nhiều cấp độ giữa hai nước nay đã chín muồi .
Nhắc đến "lòng tin chiến lược" trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng và rất khó lường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Việt - Pháp cần góp phần xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển trên 2 châu lục Á, Âu. Qua đó, hai nước cùng góp phần ngăn ngừa sự can dự mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng; ngăn chặn những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế mang tính chất áp đặt và chính trị cường quyền.
Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Pháp chào đón Thủ tướng. Ảnh: Chinhphu.vn.
Ở một hoạt động cụ thể, Thủ tướng cho hay, trong năm 2013, hai nước cùng phát hành một bộ tem chung nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của bác sỹ Alexandre Yersin, người đã đến sống, làm việc tại miền Trung Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20.
"Cho tới nay người dân chúng tôi vẫn nhớ đến bác sĩ Yersin không chỉ bởi những phương thuốc phòng dịch mà trên hết là sự tận tụy, tấm lòng cảm thông sâu sắc về thân phận con người. Câu chuyện đó đã gợi mở cho chúng ta, trong thời gian tới, cần phải dành ưu tiên hợp tác về giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ tương lai và coi giao lưu văn hóa, nghệ thuật của các tổ chức xã hội, người dân là điểm tựa, nền tảng vững chắc, lâu dài cho phát triển quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta", Thủ tướng nhấn mạnh.
"Hôm nay chúng ta vui mừng về việc hai quốc gia xác lập quan hệ đối tác chiến lược, nhưng đó mới chỉ là bước đầu, trước mắt chúng ta có nhiều cơ hội tươi sáng và cả những thách thức, khó khăn. Tôi rất mong được sự chia sẻ, đóng góp của các quý vị nhằm làm cho quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp ngày càng phát triển vì sự thịnh vượng, vì lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước và vì quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trên thế giới", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khép lại bài phát biểu trước nhiều chính khách, học giả, nhà nghiên cứu uy tín của nước Pháp.
Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai, đối tác thương mại châu Âu lớn thứ ba của Việt Nam và là một trong những nhà tài trợ phát triển (ODA) hàng đầu. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,2 tỷ USD. Trên 300 công ty, ngân hàng Pháp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hầu hết máy bay trong đội bay hàng trăm chiếc của của Hàng không quốc gia Việt Nam là các loại máy bay hiện đại Airbus. Hơn 7.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các giảng đường đại học tại Pháp. Gần 20 thành phố, địa phương của Pháp có quan hệ đối tác với các thành phố, địa phương của Việt Nam, triển khai 70 dự án trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, hợp tác pháp ngữ, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, vệ sinh môi trường, đô thị hóa, dạy nghề, phát triển kinh tế nông thôn, y tế... Với việc nâng tầm quan hệ với Pháp, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với cả 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
Đằng sau vụ chồng đâm chết vợ ngay trong ủy ban xã Từng có thời gian gia đình hạnh phúc êm ấm, vợ đẹp con khôn, hơn nữa do làm nghề lái xe đường dài nên kinh tế của gia đình Việt - Nh. có phần khá giả hơn so với những cặp vợ chồng khác. Thế nhưng, một lần Việt tình cờ đọc được tin nhắn gửi đến trong máy của vợ đã đẩy...