Vợ tôi bỗng dưng thay tính đổi nết
Cô ấy bắt đầu mua sắm quần áo lòe loẹt, đi giày cao gót, cả khi đi chợ, đón con.
Sau nhiều lần đắn đo, tôi thấy cần phải tâm sự để giải tỏa nỗi niềm riêng tư nhiều khi bế tắc của cánh đàn ông. Vốn sinh ra trong một gia đình nho giáo, từ tấm bé anh em tôi luôn được ba mẹ dạy dỗ kỹ lưỡng, lòng tự trọng luôn được đề cao. Nhờ vậy mà anh em tôi chưa bao giờ dám làm điều gì tổn thương người khác. Hơn nữa là một trí thức, tôi luôn coi trọng danh dự, lòng tự trọng để nó luôn trong sáng như đôi mắt.
Vậy mà đến khi tôi chọn nửa cuộc đời để tìm niềm vui thì lại vấp phải sai lầm khó sửa chữa. Tôi quen vợ tôi trong một lần làm dự án thăm dò địa chất ở miền Tây. Lúc mới quen nhau, vợ tôi vừa tốt nghiệp trung cấp y. Tôi bị vẻ đẹp thơ ngây, trong sáng của cô gái vùng Tây Đô hớp hồn. Vì đã “quá đát” – trên 40 tuổi mới lấy vợ nên tôi cũng không tìm hiểu kỹ và đòi hỏi quá nhiều đối với cô ấy. Sau nửa năm đi lại, tôi đã rước nàng về dinh – sống cùng ba mẹ tại dịnh thự ở Bình Dương. Lúc đầu, cô ấy cũng biết điều, ngoan ngoãn nghe lời chồng và biết làm vui lòng cha mẹ chồng. Thế nhưng, sau khi lần lượt sinh cho tôi một cặp “công chúa” và “hoàng tử” thì cô ấy bắt đầu thay đổi trong cách cư xử, lối sống.
Sợ bản thân xấu đi vì thân hình đẫy đà sau sinh nở, cô ấy bắt đầu mua sắm quần áo lòe loẹt, đi giày cao gót, cả khi đi chợ, đón con.
Điều khiến tôi và mẹ tôi không hài lòng là cô ấy thích tiêu tiền ở thẩm mỹ viện, cứ y các nghệ sỹ, để sửa sang cho cặp mắt to hơn, môi mọng hơn… Không những thế, cô ấy còn thể hiện quyền làm dâu trưởng, tự sửa sang, sắp xếp lại nhà cửa mà không hỏi ý kiến mẹ tôi. Có lẽ không nằm ngoài quy luật “phụ nữ thích đàn đúm, thích khoe khoang”, vợ tôi hay la cà đến nhà hàng xóm buôn chuyện và luôn thể hiện gia đình nhà chồng thuộc đẳng cấp khá giả.
Điều khiến cả nhà tôi bị “sốc” đó là khi vợ tôi tuyên bố đòi chia nhà đất để ở riêng, sống tự lập (Ảnh minh họa)
Không dừng ở đây, vợ tôi còn tìm đến cơ quan của tôi để thể hiện mình là vợ của “sếp”, mặc dù tôi giữ chức trưởng phòng kỹ thuật. Điều khiến cả nhà tôi bị “sốc” đó là khi vợ tôi tuyên bố đòi chia nhà đất để ở riêng, sống tự lập. Lúc đầu, mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi bảo ban vợ nên “biết mình là ai” để cho gia đình yên ấm. Tôi cũng nhẹ nhàng khuyên bảo vợ tôi phải tôn trọng nề nếp gia phong. Thế nhưng, cô ấy vùng vằng và nói rằng tôi bênh mẹ, bênh anh chị em trong nhà hơn là vợ. Sau nhiều lần “đóng cửa” bảo vợ không thành, tôi mới hiểu độ vênh về văn hóa, lối sống, cách ứng xử giữa tôi và vợ mình quá lớn.
Video đang HOT
Thật lòng tôi không muốn cuộc hôn nhân của mình dậy sóng và không muốn hai đưa con bé bỏng của mình khi lớn lên mà thiếu cha hay thiếu mẹ. Thế nhưng, tôi phải làm gì để chúng “miễn nhiễm” những tật xấu cũng như sự xem thường lòng tự trọng của vợ tôi?
Quang Chính (Bình Dương)
Anh Quang Chính thân mến!
Thực tế cho thấy, có không ít phụ nữ cứ lầm tưởng có công việc, địa vị xã hội, tiền tài… là được người khác ngưỡng mộ, tôn trọng. Vì thế, họ ít biết giá trị thực của mình và đo được mức độ tôn trọng của người khác đến đâu. Học cách tôn trọng người khác và biết sẻ chia, với họ, là việc làm không dễ.
Có lẽ, sau khi trải nghiệm cuộc hôn nhân với người vợ trẻ hơn mình nhiều tuổi và xuất phát điểm văn hóa, lối sống chênh lệch nhau, anh đã nhận ra độ vênh của bức tường hạnh phúc bắt nguồn từ sự xem nhẹ lòng tự trọng của người bạn đời. Đúng là có nhiều sự trục trặc, cách biệt có thể sửa chữa để bức tường hôn nhân bớt vênh và không bị sụt móng.
Thế nhưng, để cải thiện được tình trạng “vênh” thường xảy ra như trường hợp của anh, đòi hỏi mỗi bên phải dẹp bỏ cái tôi, có ý thức biết tôn trọng người khác. Đằng này vợ anh lại chọn lối đi ngược, thích thể hiện mình mà không chịu tôi luyện ý thức và lòng tự trọng để sống hòa hợp với gia đình chồng vốn nho giáo, kỷ cương.
Có lẽ những gì cần nói, cần tâm sự với người vợ trẻ thì anh đã chỉ bảo rồi, tôi không cần tư vấn cho anh. Tuy nhiên, ở góc độ phụ nữ – là người vợ, người mẹ – dù bảo thủ đến mấy, vợ anh cũng sẽ bị tác động theo yêu cầu để thay đổi dần tư duy, lối sống, cách ứng xử sao cho phù hợp với gia đình chồng. Vì thế, anh hãy kiên nhẫn, tiếp tục giãi bày tâm sự với vợ khi chỉ có mình chị, hoặc đưa chị ấy đi đâu đó “đổi gió”. Hãy lấy phương châm “mưa dầm thấm lâu” để thuyết phục, hy vọng những lời tâm sự, chia sẻ chân thành của anh sẽ cải thiện được tình hình.
Và tôi cũng tin rằng, câu chuyện của anh sẽ giúp nhiều phụ nữ biết nhìn lại bản thân và lưu giữ lòng tự trọng, đức tính cần thiết nhất để vun xới cho hạnh phúc, mái nhà yên ấm.
Theo VNE
Phải làm ngơ khi chồng mình "ngủ" với osin?
Bỏ về nhà mẹ ở tạm để đỡ đau lòng thì nàng lo sợ không quản được chồng. Còn ở chung nhà mà mắt lấp tai ngơ trong khi chồng mình ngang nhiên ngủ với người con gái khác, lòng cô như bão tố cuồng phong. Bây giờ Lam chỉ biết hằng ngày đọc kinh cầu nguyện và chờ đợi...
Người ta hay nói "mắt không thấy, tai không nghe thì tim không đau" nhưng với Lam, sự việc chồng cô ngủ với người phụ nữ khác diễn ra ngay trước mắt thì làm sao để không thấy, không nghe. Nhưng cô cứ phải giả đui, giả điếc mà không thể làm gì được.
Lam lấy chồng từ thuở vừa mười tám tuổi đến nay đã suýt soát ba mươi, ngần ấy năm cô gánh vác giang sơn nhà chồng như con ong chăm chỉ cần mẫn mà không hề kêu ca. Chính vì vậy, cô được thất thảy mọi người trong nhà yêu quý. Với chồng, cô là người vợ tuyệt vời, Hưng yêu thương cô nhất mực và lúc nào cũng tương kính như tân.
Ảnh minh họa
Chưa bao giờ anh to tiếng nặng lời với vợ. Nhưng ông trời vốn dĩ không cho ai cái gì nhiều quá, có điều cái được và mất mà ông dành cho Lam thật không cân xứng chút nào. Đó là tiếng khóc trẻ thơ. Một đứa trẻ ra đời, đầu tiên chỉ là sự chờ đợi nhưng theo thời gian nó trở thành nỗi khát khao, ao ước và rồi khi đã chạy chữa khắp nơi, tốn không biết bao nhiêu tiền bạc mà vẫn không có kết quả thì nó trở thành niềm tuyệt vọng.
Gia đình Hưng vốn là một gia đình Bắc cổ, Hưng lại là con trai độc nhất nên chuyện có con để nối dõi tông đường lại càng đặt lên đôi vai của Lam một gánh nặng mà đôi lúc cô tưởng chừng không mang nổi. Nhiều khi cô mệt mỏi muốn buông xuôi tất cả, muốn nghiêng đôi vai mình trút bỏ mọi thứ ràng buộc phi lý đè nặng lên số phận, muốn mình phút chốc nhẹ tênh bềnh bồng trôi theo mây khói. Những lúc ấy Hưng luôn là người động viên, an ủi, chia sẻ với Lam. Hưng bảo anh không quan trọng chuyện có con hay không có con miễn sao hai vợ chồng cảm thấy hạnh phúc là được. Chuyện con cái là duyên phận chứ không phải muốn có là có.
Nghe chồng nói vậy Lam rất cảm động, cô gục đầu vào ngực chồng nức nở khóc, tiếng khóc của người phụ nữ mang tiếng "cây độc không trái, gái độc không con" không gì đau đớn và chua xót hơn. Hưng vỗ về vợ nhưng thật ra trong lòng anh cũng gợn lên một nỗi buồn khôn tả. Nỗi buồn ấy váng vất trong ánh mắt, nụ cười, trong tiếng thở dài cố nén mỗi đêm. Lam không khó nhận ra điều ấy nhưng mỗi lần cô hỏi thì Hưng luôn chối biến, anh đổ do Lam nhạy cảm quá. Giống như người có tật giật mình, hễ ai đụng đến chuyện con cái là Lam có cảm giác như họ đang soi mói cô.
Mẹ chồng Lam từ chỗ yêu thương cô như con gái, nay đâm ra bóng gió xa xôi chì chiết đủ kiểu. Cuối cùng không thể quanh co mãi, bà cũng nói thẳng với Lam về việc cưới vợ bé cho Hưng. Hưng là người phản đối trước tiên và quyết liệt nhất. Điều này khiến Lam thấy mình được an ủi phần nào. Trái tim băng giá được chồng góp lửa, cô thấy mình có thêm nghị lực để sống. Nhưng như vậy cũng đâu có ích gì khi cô vẫn không thể nào mang đến cho gia đình anh một đứa trẻ. Lam chủ động đề nghị ly hôn nhưng Hưng không đồng ý. Cô bỏ về nhà mẹ đẻ, Hưng sáng chiều sang khóc lóc thở than. Thế là Lam lại quay về.
Cô quay về mới hay thời gian cô bỏ đi, không ai làm việc nhà nên mẹ chồng Lam phải tìm osin về giúp việc. Đó là một cô gái trẻ, trông sạch sẽ gọn gàng, tính tình siêng năng chăm chỉ lại biết vâng lời nên rất được lòng mọi người. Tuy còn trẻ nhưng do hoàn cảnh gia đình ngoài quê nghèo quá, nên khi được người bà con của mẹ chồng Lam giới thiệu vào làm osin trong Sài Gòn, cô bé liền theo ngay. Mỗi ngày khi xong việc nhà, con bé lẽo đẽo theo theo mẹ chồng Lam, bóp tay bóp chân, tâm sự kể chuyện ngoài quê cho bà nghe. Càng ngày bà càng tỏ ra quấn quýt con bé.
Kể từ Lam trở về, bà thương con trai không nhắc gì đến chuyện đẻ đái của con dâu nữa nhưng thật sự trong lòng bà chưa bao giờ nguôi thôi thúc ý định phải tìm cho được một thằng cháu nối dõi. Một hôm, nhìn thấy con bé ô sin đang lau dọn nhà cửa, nó cứ xoay đi xoay lại cái mông tròn lẳng và cặp vú nhấp nhô đằng sau làn áo mỏng, bà nghĩ "ngữ này mắn đẻ và dễ nuôi con lắm đây".
Nghĩ là làm, bà cùng con bé về quê một chuyến, dễ đến hơn một tuần mới quay vào. Tối hôm đó bà gọi vợ chồng Hưng vào tuyên bố thẳng bà đã gặp ba mẹ osin và đã thỏa thuận đâu vào đấy, cũng đã đặt cọc một số tiền. Bà sẽ nhờ osin đẻ mướn đứa cháu nội cho bà. Lam như từ trên trời rơi xuống, đầu óc cô quay cuồng, lòng cô trống trải, nước mắt xối xả như mưa. Lần này thì chồng cô hình như đã nhụt chí, anh chống chọi yếu ớt.
Anh dỗ dành, hứa sẽ không làm tổn thương Lam, hứa chỉ xem như "ăn bánh trả tiền", anh nói, chỉ có cách đó mới tránh được cho hai vợ chồng mối đe dọa ly hôn. Bình tâm lại, Lam thấy chính mình là người có lỗi, thấy mình không làm tròn bổn phận. Nhưng cái chính là cô rất yêu Hưng. Dẫu sao thì đứa con của hai người sau này cũng là máu mủ của nhà chồng, của chồng mình. Lam hy vọng, rồi mọi thứ sẽ nhanh chóng qua đi. Nàng cắn răng chấp nhận.
Nhưng mọi thứ không dễ dàng như Lam nghĩ. Bỏ về nhà mẹ ở tạm để đỡ đau lòng thì nàng lo sợ không quản được chồng. Còn ở chung nhà mà mắt lấp tai ngơ trong khi chồng mình ngang nhiên ngủ với người con gái khác, lòng cô như bão tố cuồng phong. Bây giờ Lam chỉ biết hằng ngày đọc kinh cầu nguyện và chờ đợi...
Theo VNE
Mẹ bạn trai vay nhà tôi tiền tỷ rồi... bỏ trốn Tôi thật sự rất yêu anh và ngay cả sau khi chia tay được 1 năm rồi thì tình yêu của tôi dành cho anh cũng không hề thay đổi. Thế nhưng, chính mẹ anh đã khiến chuyện tình yêu "như trong mơ" của chúng tôi tan thành mây khói. Chúng tôi quen nhau khi tôi vừa bước chân vào trường cấp 3....