‘Vợ tố chồng ép phải bỏ con mới được ly hôn’: Đừng mang sự ghét nhau trút lên con trẻ!
Tại sao vợ cũ, chồng cũ lại không thể nói tốt về nhau sau ly hôn? Nói tốt về người còn lại thì sẽ chạm đến tự ái bản thân hay sao?…
Đó là một trong vô số câu hỏi mà chúng ta sẽ đặt ra khi chứng kiến câu chuyện hậu ly hôn của gia đình cậu bé Gia Huy, học lớp 5 có bài văn gây sốt trên mạng trong thời gian qua.
Vụ “vợ tố chồng ép phải bỏ con mới được ly hôn”: Đừng mang sự ấm ức, ghét bỏ nhau trút lên con trẻ!
Câu chuyện được bắt đầu từ bài văn của một bé trai tên Phạm Gia Huy học lớp 5 tại một trường tiểu học ở Hà Nội, đề bài ra là: Mẹ trong tâm trí con. Bài văn dài, câu chữ khúc chiết, mạch lạc, giàu cảm xúc, câu chuyện xúc động gây xôn xao cộng đồng mạng. Người đưa ảnh chụp bài văn lên mạng xã hội là bố cậu bé.
Nội dung bài văn có thể tóm tắt: Cậu bé và em gái phải xa mẹ từ nhỏ, bên cạnh cậu chỉ có bố. Và bố đã hết sức nỗ lực để gánh tròn vai vừa làm bố vừa làm mẹ. Đặc biệt, toàn bộ phần đầu của bài văn cậu bé tả về một người mẹ, nhưng ở đoạn cuối cậu mới để lộ ra rằng: “Người mẹ mà em kể trên không phải mẹ em mà là bố em”. Một hình thức thể hiện khá đặc biệt, thú vị, thông minh và… chuyên nghiệp, nếu coi đó là một tác phẩm văn học.
Tuy nhiên, ngay sau khi bài văn trên được công bố, cộng đồng mạng đang còn chưa ngừng xót xa cho hai anh em cậu bé thiếu vắng hơi ấm của mẹ từ nhỏ, đồng thời đặt ra vô số nghi vấn về sự vắng mặt của người mẹ đó, thì người mẹ đột ngột xuất hiện. Những gì chị Hoàng Thu Hiền, mẹ cậu bé, chia sẻ trên mạng xã hội lập tức gây thu hút như một cơn sốt. Chị Hiền không thanh minh nhiều, chỉ mong muốn: “Lớn lên rồi con sẽ hiểu cho lòng mẹ. Mẹ đẻ con ra, nuôi con khôn lớn để một ngày không được bên con, không được đón con từ khi bố mẹ ly hôn”.
Câu chuyện phía sau bài văn gây xúc động đối với tất cả các bậc cha mẹ của bé Gia Huy dần được hé lộ. Chị Hiền kể lại cuộc hôn nhân kéo dài 9 năm của vợ chồng chị, trong đó không giấu những uất ức, tủi hờn. Thân phận làm vợ, làm mẹ nhưng không có khả năng kiếm tiền, toàn bộ việc chi tiêu trong gia đình trông vào đồng lương của chồng kiếm được. Mâu thuẫn gia tăng, chị Hiền đề nghị li hôn kèm theo mong muốn được nuôi bé gái.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, vì lý do gì đó, khi tòa xử ly hôn thì chồng chị, anh Phạm Gia Trí lại được nuôi cả hai con và không yêu cầu chị Hiền chu cấp. Theo như chị Hiền nói thì chị bị “ép” phải để hai con cho chồng nuôi thì mới được li hôn. Ngày ra đi, chị chỉ có trong tay 2 triệu đồng và 1 chiếc xe máy. Toàn bộ tài sản chung chị để lại cho chồng với hai con.
Trong suốt thời gian đó, chị Hiền thỉnh thoảng đến gặp con, đưa con đi chơi, nhưng anh Trí thường gây khó dễ, thậm chí là đi cùng để giám sát. Tuy vậy, theo chị thì tình cảm giữa chị với hai con vẫn gắn bó, thân thiết, yêu thương, chứ không hoàn toàn như những gì mà người đọc có thể cảm nhận từ bài văn của bé Gia Huy – hình ảnh người mẹ gần như biến mất trong cuộc sống của hai anh em.
Video đang HOT
Ngay sau đó, chồng cũ của chị Hiền – anh Trí – cũng lập tức lên tiếng thanh minh. Theo như những gì anh Trí nói thì anh chẳng gây khó dễ gì cho chị Hiền trong việc thăm con cả, anh cũng không can thiệp gì trong quá trình hai người li hôn, không dùng dao dọa giết chị như chị kể. Anh cũng nói: “Quan điểm từ trước đến giờ là tôi vẫn muốn nuôi dạy cả 2 con. Dù chuyện tương lai thế nào tôi vẫn đảm bảo các con có một lộ trình phát triển hợp lý.
Chia sẻ bất ngờ của người mẹ sau bài văn gây sốt của cậu con trai khiến nhiều người không khỏi xót xa
Không phải tôi ích kỷ nhưng tôi nghĩ trừ khi bố quá bận rộn, không đủ điều kiện nuôi con thì phải xem lại. Nhưng tôi có đầy đủ điều kiện về kinh tế, khả năng giáo dục tốt thì tại sao tôi không thể nuôi các con?”.
Câu chuyện cho đến giờ này vẫn chưa ngã ngũ, chưa rõ ai đúng ai sai. Tuy nhiên, khách quan mà nói, ai cũng sẽ cảm thấy có điều gì đó uẩn khúc phía sau câu chuyện này. Ở vào thời điểm hiện tại, quan niệm về việc li hôn khi không còn hòa hợp trong cuộc sống đã cởi mở hơn rất nhiều. Cái nhìn của xã hội thoáng hơn, của người trong cuộc cũng thoáng hơn, tỉ lệ các cặp vợ chồng trẻ li hôn ngày càng gia tăng, tiềm ẩn một sự bất ổn nào đấy trong đời sống xã hội nói chung.
Đành rằng, không còn hòa hợp, mâu thuẫn nảy sinh không giải quyết nổi, căng thẳng, ức chế, sống như tra tấn thì đành, li hôn tức là giải phóng cho nhau, mỗi người tự đi tìm cuộc sống mới. Nhưng, việc chia tài sản luôn dễ dàng, còn việc chia con thì luôn gây đau đớn.
Anh Trí có nói: “Khi một cuộc hôn nhân đổ vỡ, vợ cũ và chồng cũ không thể nói tốt về nhau nên tôi cho rằng hạn chế nói về nhau là điều tốt cho cả hai và cũng là tốt cho các con. Không hay ho gì khi các cháu thấy bố mẹ “đấu khẩu” trên mạng xã hội, báo chí”.
Có lẽ đây là một quan niệm mà chúng ta cần phải bận tâm, suy nghĩ. Tại sao vợ cũ, chồng cũ lại không thể nói tốt về nhau? Nói tốt về người còn lại thì sẽ chạm đến tự ái bản thân hay sao? Suy nghĩ này thật cực đoan và thiếu nhân văn. Tại sao chúng ta không nghĩ rằng, nghĩ xấu về bố khi mình ở với mẹ và ngược lại, thì sẽ chính là một tổn thương nặng nề đối với con trẻ? Chẳng phải tất cả chúng ta khi đã trưởng thành, điều theo chúng ta đi suốt cuộc đời, ảnh hưởng, chi phối tới toàn bộ tư duy, lối sống, nếp nghĩ, cách ăn ở, cách đối nhân xử thế chính là những kí ức của tuổi thơ hay sao?
Năm 2002, Aileen Wournos, một nữ sát thủ giết người hàng loạt người Mỹ đã nhận bản án tử hình bằng thuốc độc cho 6 vụ giết người. Aileen Wournos có một tuổi thơ đầy sóng gió và đó cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa Aileen vào con đường tội ác sau này: Cha mẹ li dị, người cha phạm tội ấu dâm đã chết trong tù, người mẹ bỏ đi vì không chịu được cảnh đơn thân.
Aileen cùng anh trai tên Keith được đem cho ông bà ngoại nuôi dưỡng dưới danh nghĩa cha mẹ nuôi. Lauri và Britta Wournos – ông và bà ngoại của Aileen – là những người nghiện rượu. Họ nóng tính, bạo lực và đối xử rất hà khắc với Aileen. Không những thế, Aileen còn bị ông ngoại Lauri Wournos xâm hại từ khi còn nhỏ. Aileen mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới – một chứng rối loạn cảm xúc, là nguyên nhân gây bất ổn tình cảm, dẫn đến căng thẳng và các vấn đề khác. Đó là hệ quả của việc bị bỏ rơi và bị xâm hại tình dục bởi chính người thân của mình từ thuở vị thành niên.
Anh Trí thể hiện sự chăm chút đối với cô con gái nhỏ trước giờ đi học
Sau đó, trong một khảo sát với 62 tên giết người hàng loạt, nhà tội phạm học Eric Hicky nhận thấy 48% số đó đã từng bị gia đình hoặc những người thân thiết chối bỏ. Mặc dù điều này cũng xảy ra với nhiều trẻ em khác nhưng đó có thể được xem như bước ngoặt đối với một số người, khiến họ trở thành kẻ giết người hàng loạt, trong đó có Aileen Wournos.
Tất nhiên, ví dụ trên chỉ là một trong số những minh chứng cho thấy một người trưởng thành chịu ảnh hưởng của những năm tháng niên thiếu quan trọng như thế nào. Trong trường hợp cụ thể của anh Trí, chị Hiền, có lẽ hai người thực sự cần có những cuộc nói chuyện trực tiếp, cụ thể, cần phải có sự thống nhất trong việc nuôi dạy con cái.
Con là con chung, cho dù tòa án có xử cho một mình người chồng nuôi dưỡng thì cũng không có nghĩa từ đấy người chồng được toàn quyền định đoạt, giáo dục, dạy dỗ con cái. Nhiều ý kiến cho rằng anh Trí chủ quan khi khẳng định rằng mình anh có thể nuôi dạy con cái trong điều kiện tốt nhất, cũng tức là anh có thể hoàn toàn đảm nhiệm cả vai trò người mẹ. Bằng chứng là tấm ảnh anh cung cấp cho báo chí: anh đang buộc tóc cho con gái trước giờ đi học.
Nội tình câu chuyện thế nào chỉ người trong cuộc hiểu rõ, người ngoài khó mà đưa ra phán xét được. Tuy nhiên, người viết bài này chỉ muốn trao đổi sâu với anh Trí về một khía cạnh thôi: Đó là suy nghĩ không thể nói tốt về vợ mình sau khi chia tay. Ấm ức, cay cú, giận, thậm chí ghét bỏ nhau thì người ta mới chia tay nhau, điều đó rõ rồi. Nhưng đó là sự ấm ức, ghét bỏ của hai người lớn. Vợ có thể có lỗi với chồng, và ngược lại, nhưng không có nghĩa cùng lúc bố/mẹ có lỗi với con.
Chính vì thế, không thể mang sự ấm ức, ghét bỏ đó trút lên vai con. Cá nhân người viết cho rằng, nghĩ xấu về bố mẹ sau khi chia tay chính là một tổn thương nặng nề đối với con trẻ. Tổn thương đó sẽ mãi đeo đuổi đứa trẻ đến suốt cuộc đời. Vậy thì, vì con, tại sao chúng ta không thể chỉ nói tốt về người kia với con, bỏ qua những cái mà chúng ta cho rằng lỗi lầm? Tại sao chúng ta không xây dựng, giữ gìn cho các con hình ảnh về một người bố, người mẹ tốt?
Đấy chẳng phải sẽ khiến các con luôn yêu cuộc sống này, và chấp nhận được sự thiếu hụt này một cách dễ dàng hơn? Chúng ta có mất gì đâu? Chỉ cần một chút độ lượng, một chút nhân ái, một chút sáng suốt, chúng ta hoàn toàn có thể mang đến cho con một kí ức tốt đẹp, một tuổi thơ trong sáng, một niềm tự hào về người đã sinh ra mình.
Tự hào về bố, mẹ, chẳng phải là nền tảng cho một sự trưởng thành bền vững hay sao? Hãy đặt cái cá nhân của mình xuống thấp một chút, hãy lùi lại một chút, không phải chỉ là tốt cho người mà ta đã từng đầu gối tay ấp đâu, mà quan trọng hơn, là tốt nhất cho con cái của chúng ta đấy. Và quan trọng nhất là đừng khi nào suy nghĩ chủ quan là cứ đủ điều kiện kinh tế, vật chất là có thể nuôi dạy con tốt nhất. Các con cần nhận được hơi ấm, sự quan tâm từ cả cha lẫn mẹ dù họ còn sống chung nhà hay đã đường ai nấy đi.
Theo Người Giữ Lửa
Tôi thật xấu hổ khi bỏ con, bỏ mối tình 5 năm để chạy theo gã nhà giàu bội bạc
Đến giờ tôi vẫn nhớ như in tiếng khóc gào, cào xé của mình hôm đó. Tôi như người điên rút bỏ hết kim truyền ngã lăn từ giường bệnh xuống, hai hàm răng cắn chặt vào nhau rồi gào khóc. Mới ngày hôm qua bác sỹ còn nói "tim thai rất khỏe, con bé này rất tinh nghịch", vậy mà chỉ qua một đêm tôi đã mất con.
Tôi như chết lặng đi khi vừa tỉnh dậy đã trông thấy gương mặt của mẹ, bà buồn bã nước mắt vẫn chảy ròng nhìn tôi. Thấy gương mặt phờ phạc, dáng vẻ thất thần của mẹ tôi đoán chắc đứa con trong bụng tôi không còn, nhưng trước nỗi đau mất mát ấy tôi vẫn tin và trông chờ vào một phép nhiệm màu, vẫn hi vọng đứa trẻ vẫn đang ngủ ngon lành trong bụng. Cố gắng nhìn vào mắt mẹ và chỉ vào bụng mình: "Con của con vẫn nằm yên ở đây chứ mẹ, nó vẫn đang đạp, đang lăn lộn phải không mẹ??". Lúc ấy, giọng nói của bà run run, hai bàn tay nắm chặt lấy nhau, bà lắc đầu "Đứa bé về với chúa rồi, con đừng quá buồn, rồi sẽ lại có con mà...".
Ảnh minh họa.
Đến giờ tôi vẫn nhớ như in tiếng khóc gào, cào xé của mình hôm đó. Tôi như người điên rút bỏ hết kim truyền ngã lăn từ giường bệnh xuống, hai hàm răng cắn chặt nhau rồi gào khóc. Mới ngày hôm qua bác sỹ khám thai còn nói "tim thai rất khỏe, con bé này rất tinh nghịch, giờ thì cố gắng nghỉ ngơi chờ ngày bế con", vậy mà chỉ qua một đêm tôi đã mất con. Hình ảnh người chồng đầu ấp tay gối với tôi suốt 2 năm trời không ngừng đấm, đá vào bụng tôi đã ám ảnh tôi suốt gần 5 tháng qua.
Có lẽ bố tôi nói đúng "Phụ nữ chọn chồng không phải chỉ chọn người giàu có, đẹp trai. Muốn sướng, con gái phải chọn người đàn ông thật sự yêu thương mình. Phụ nữ sướng hay khổ phần lớn dựa vào chồng". Giá như ngày đó tôi nghe lời bố mẹ thì có lẽ cuộc sống của tôi không rơi vào bế tắc như ngày hôm nay.
Ngày đó tôi quyết định bỏ rơi người con trai hết mực yêu mình, vứt bỏ mối tình 5 năm để chạy theo một gã đàn ông giàu có, đào hoa mà sau này tôi lấy làm chồng. Chỉ vì sợ nghèo khổ, sợ phải sống trong căn nhà chật hẹp, sợ phải sống với một người mẹ già bệnh tật... mà tôi đã quyết tâm từ bỏ mối tình đầu và bám riết lấy một người đàn ông mà trước đó tôi không hề có tình cảm. Chấp nhận hẹn hò, thậm chí chấp nhận đánh đổi cả cái "ngàn vàng" để lấy một danh phận và được sống trong nhung lụa, giàu sang, nhà đẹp xe sang với gã đàn ông tồi tệ ấy (Vì sự khinh bỉ nên tôi chỉ có thể gọi chồng mình là một gã đàn ông).
Sau khi quen gã đàn ông tồi tệ ấy được hơn 1 tháng tôi quyết định lên xe hoa và mơ về một viễn cảnh tốt đẹp. Để được sống giàu sang tôi bắt bản thân mình phải quên đi tình cũ và nghĩ rằng tình cũ là một quá khứ buồn. Khi ấy mặc cho những lời khuyên ngăn của bố mẹ, mặc cho những lần van xin quay lại của người yêu tôi vẫn quyết tâm "đổi đời". Thế nhưng hạnh phúc chẳng tày gang.
Theo PNVN
Vợ mới sinh đã bỏ con trong lồng kính về nhà nằm ngửa cho người khác sờ soạng khắp người.. Tôi không muốn nghe bất cứ điều gì thêm nữa....cô phản bội chồng, bỏ con nằm trong lồng kính về ngủ với trai....cô cút ra khỏi đây cho tôi...Loại vợ như cô tôi không cần. Ảnh minh họa Yêu nhau 5 năm thì Liên và Huy quyết định đi đến hôn nhân, dù có đám cưới đẹp như mơ diễn ra trong sự...