Vô tình trúng 200.000 USD trên đường đến buổi hóa trị cuối cùng
Một người đàn ông bị ung thư ruột kết tại Mỹ may mắn giành được thẻ cào xổ số trị giá 200.000 USD trên đường đến buổi hẹn hóa trị cuối cùng.
Khoản tiền thưởng xổ số sẽ phần nào giúp chủ nhân chi trả tiền điều trị ung thư.
Ronnie Foster, ở Pink Hill, bang Bắc Carolina mua một thẻ cào 1 USD tại trạm xăng ở Beulaville vào tuần trước.
Khi thắng được 5 USD, ông quyết định chi số tiền thắng cược của mình cho một thẻ cào khác, và vào “phút cuối” đã quyết định mua hai vé.
Kết quả, thẻ cào mệnh giá 5 USD thứ hai đã mang về cho ông 200.000 USD.
Ronnie Foster, một nhân viên về hưu của Bộ Giao thông Vận tải, nói: “Tôi thấy tất cả những con số không và tôi như đóng băng. Tôi đã không tin điều đó cho đến khi tôi đưa nó cho nhân viên bán hàng tại quầy để quét. Khi nó hiển thị ‘hãy đi đến trụ sở xổ số’, tôi bắt đầu run rẩy. Tôi không thể tin điều đó”.
Video đang HOT
Ông Foster nhận được giải thưởng của mình vào thứ Sáu 25/10 tại trụ sở công ty xổ số và sau khi thanh toán thuế, ông mang về nhà 141.501 USD tiền mặt.
Ông nói thêm: “Tôi rất vui vì đây là đợt hóa trị cuối cùng. Chiến thắng này càng khiến đó là ngày may mắn nhất của tôi”.
Ông Foster dự định dùng số tiền thắng cược để thanh toán các hóa đơn y tế của mình: “Tôi có bảo hiểm. Nhưng vẫn còn một số chi phí cần chi trả. Vận may này sẽ làm cho mọi thứ dễ dàng hơn nhiều”.
Ông Foster gặp may mắn với tấm vé Win It All dự kiến sẽ bị gỡ khỏi kệ vào tháng 11 và đó là giải thưởng độc đắc cuối cùng.
Ông Foster được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột kết vào tháng 1, đã phẫu thuật vào tháng 2 và tham gia hóa trị liệu từ tháng 4.
Theo phunuonline.com.vn
Phát hiện nhiều châu lục đã biến mất từ nhiều triệu năm trước
Các nhà khoa học lại mới phát hiện ra một châu lục từng hình thành hơn 200 triệu năm trước.
Mới đây, trong quá trình phục dựng lại sự tiến hóa địa chất học phức tạp của khu vực Địa Trung Hải, các nhà khoa học đã tìm ra một châu lục bị giấu kín mới trên Trái đất. Được đặt tên là Greater Adria, châu lục mới có diện tích tương tự đảo Greenland, tách rời ra từ Bắc Phi và sau đó bị chôn vùi dưới Nam Âu khoảng 140 triệu năm trước.
Nghiên cứu của giáo sư Douwe van Hinsbergen tại Đại học Utrecht mới được công bố trên tạp chí Gondwana Research. "Hầu hết các dãy núi mà chúng tôi nghiên cứu đều xuất phát từ một châu lục bị tách ra từ Bắc Phi hơn 200 triệu năm trước", vị giáo sư cho hay. "Phần còn lại duy nhất của châu lục này là một dải đất chạy từ Turin đi qua Biển Adriatic đến phần gót của chiếc ủng hình thành nên Italy".
Phần còn lại của Greater Adria có thể được nhìn thấy ở dãy núi Taurus, Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: getty)
Tại khu vực Địa Trung Hải, các nhà địa chất học có những cách hiểu khác nhau về mảng kiến tạo. Mảng kiến tạo là học thuyết liên quan tới cách các đại dương và các châu lục hình thành. Đối với phần còn lại của thế giới, học thuyết cho rằng, các mảng kiến tạo không thay đổi hình dạng khi chúng di chuyển cùng với nhau trong một số khu vực nhất định.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải lại hoàn toàn khác biệt.
"Đơn giản là sự hỗn loạn địa chất: mọi thứ bị bẻ cong, đứt vỡ và nở ra", ông Hinsbergen giải thích.
Đối với Greater Adria, phần lớn của nó nằm dưới nước và bị che phủ bởi các biển cạn, rặng san hô và trầm tích. Trầm tích tạo ra đá và chúng bị vỡ ra khi Greater Adria bị ép dưới lớp phủ của Nam Âu. Những mảng đá vỡ này tạo thành các dãy núi ở khu vực: Núi Apls, Apennines, Balkan, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng theo giáo sư Hinsbergen: "Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp những nhìn nhận sâu sắc về cả núi lửa và động đất từng được ứng dụng trước đó. Bạn thậm chí có thể dự đoán ở một mức độ nhất định, một khu vực sẽ trông như thế nào trong tương lai".
Đây không phải là lần đầu tiên một châu lục đã biến mất được phát hiện ra. Tháng 1/2017, các nhà nghiên cứu thông báo tìm thấy một châu lục bị bỏ quên từ siêu châu lục Gondwana. Bắt đầu tách rời vào khoảng 200 triệu năm trước, châu lục này bị vùi lấp trong núi lửa và hiện nằm phía dưới đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương.
Tháng 9 cùng năm, một châu lục đã mất khác cũng được hé lộ ở Zealandia - phần lục địa gần như hoàn toàn nằm dưới nước ở Thái Bình Dương, bao gồm các đảo New Caledonia, Nam New Zealand và Bắc New Zealand.
Greater Adria không phải là châu lục biến mất đầu tiên được phát hiện. Nhưng nhìn vào các nghiên cứu trước đây, gần như chắc chắn đó không phải là phát hiện cuối cùng.
Minh Đức
Theo Báo Tổ Quốc
Ông sếp giữ đúng lời hứa Cuối cùng thì nhân viên cũng nhận được những gì mà vị giám đốc đã từng hứa. Theo danviet