Vô tình phát hiện giẻ lau trong bếp là chiếc áo tôi mua tặng mẹ
Tôi hiểu rằng tiền mình kiếm được không bằng chị dâu nhưng tấm lòng của mình không được đón nhận vẫn khiến tôi chạnh lòng.
Tôi vừa bị mẹ chồng cằn nhằn vì con ngủ không chịu tranh thủ ngủ cùng con đi mà cứ hì hục hết hút sữa rồi lại giặt với chẳng giũ. Bà nói mãi không được nên dỗi con dâu luôn rồi.
Có những chuyện đúng là duyên phận khó mà trước được điều gì, mẹ chồng tôi chính là cô giáo chủ nhiệm suốt 4 năm học cấp 2 của tôi. Chẳng biết trái đất tròn thế nào mà sau khi tôi học hết cấp 3 rồi thi đỗ đại học và đi làm thì người đàn ông tôi chọn lựa sẽ gửi gắm cả đời lại chính là con trai của cô.
Tôi nhìn theo cái lắc tay bằng bạc mà mẹ chồng đang đeo, bà đeo chiếc lắc này đã gần chục năm nay rồi, mà bạc thì xỉn màu nhanh nhưng bà nhất quyết không đổi trang sức khác. Mà nói cho đúng thì ngoài chiếc lắc bạc con dâu tặng ra bà cũng chẳng đeo trang sức nào khác bao giờ.
Chẳng hiểu sao nhìn chiếc lắc bạc của mẹ chồng lại khiến tôi nhớ đến hình ảnh khiến cảm xúc của tôi nặng nề suốt từ hôm qua. Mặc dù chuyện chẳng đáng gì cũng đâu có phải là lần đầu xảy ra nhưng vẫn khiến tâm trạng của tôi bị ảnh hưởng khá nhiều.
Tôi là con gái út trong gia đình, trên tôi còn 3 anh trai nữa. Đúng rồi đấy! Bố mẹ lúc nào cũng nói tôi là “nhỡ nhàng” thôi chứ vốn dĩ chỉ định sinh 3 người anh của tôi mà thôi. Nếu như người khác nghĩ con út lại là con gái thì chắc là được cưng chiều lắm thì thực tế lại không hề như vậy.
Tôi đúng nghĩa là con út không được chào đón trong nhà. Dù là đứa bé nhất nhưng cái gì cũng phải nhường cho các anh. Miếng thịt cũng được dồn lại cho thịt mỡ và bì để các anh được ăn thịt nạc. Khi mà các anh được uống sữa tươi thì thì thoảng tôi mới được bà ngoại mua cho cốc sữa đậu nành. Kể từ khi bà mất thì chút đặc quyền này của tôi cũng không còn nữa.
Mặc dù mẹ không nói ra nhưng tôi biết bà không vừa mắt tôi nhiều cái, lớn hơn một chút tôi biết thân biết phận nên chịu khó làm việc nhà nhiều hơn, học hành chăm chỉ hơn, không đi chơi với bạn bè… tất cả cốt chỉ để mẹ nhìn nhận tôi là một đứa con ngoan trong nhà.
Thế nhưng suốt 4 năm cấp 2, tôi chỉ được bố đi họp phụ huynh cho đúng một lần, còn lại đều là ông ngoại đi cho. Cô giáo chủ nhiệm của tôi lúc ấy cũng là mẹ chồng của tôi hiện tại là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh của tôi. Chính vì vậy cô không bao giờ trách cứ hay gặng hỏi tôi lý do vì sao bố mẹ không đi họp phụ huynh cho.
Video đang HOT
Phải nói thật lòng, khoảng thời gian bước vào cái tuổi ẩm ương ấy, cô giáo chủ nhiệm chính là chỗ dựa tinh thần duy nhất của tôi. Người ta sợ đi học còn tôi sợ chủ nhật vì đó là ngày phải nghỉ học ở nhà, tôi thì chỉ muốn được đến lớp đến trường…
Quay lại với câu chuyện của hiện tại, tuần trước tôi nghe nói mẹ mình sắp có buổi biểu diễn văn nghệ với hội phụ nữ của địa phương nên đã tìm mua cho mẹ một chiếc áo dài. Thật ra tôi biết bà cũng chẳng thiếu gì đâu nhưng tiền thì tôi chẳng thể cho bà nhiều như 3 chị dâu được nên nghĩ rằng cứ mua cái gì đó cho nó có tấm lòng.
Lúc ấy mẹ tôi vẫn nhận quà nhưng tôi đủ tinh ý để hiểu ra bà không vui vẻ gì, vả lại bà cũng không hề giấu giếm biểu cảm không hài lòng của mình. Nó rõ ràng đến nỗi chồng tôi xót vợ nên đã bảo lần sau đừng mua gì cả, mẹ không ưa mình rồi có cố cũng chả được.
Kể từ lúc nhận áo dài mẹ tôi cứ liên tục kể chuyện chị dâu này cho đi du lịch, chị dâu kia biếu nhiều đồ đắt đỏ, chị dâu còn lại thì ngoan ngoãn khéo léo… Tôi chỉ có thể cười để bớt gượng gạo đi mà thôi.
Mãi cho đến hôm qua, mẹ nhờ chồng tôi qua nhà xem thiết kế lại nhà kho để làm phòng riêng cho cháu nội (chồng tôi làm về xây dựng) thì tôi mới số phận của chiếc áo dài mình mua tặng mẹ ra sao.
Trong lúc chạy vào bếp để lấy đồ, tôi thấy chiếc giẻ lau nhà ở gần phòng tắm trong bếp có chút quen mắt nên đã nhặt lên để xem. Thật không ngờ, đó chính là một phần chiếc áo dài tôi mua tặng mẹ được cắt ra, phần còn lại đang treo trên tủ bếp, có lẽ được dùng để lau tay…
Tôi bần thần mất một lúc lâu rồi phải đến lúc chồng gọi đi về mới sực tỉnh ra. Tôi lặng lẽ theo chồng ra vè. Khi bước chân ra khỏi nhà mẹ, chồng tôi liền phát hiện ra vợ mình có chút bất thường, anh vừa hỏi một câu tôi liền bật khóc nức nở.
Vẫn biết xưa nay mẹ không vừa mắt tôi nhiều nhưng tôi nghĩ rằng kể cả có không thích thì cùng lắm bà chỉ không mặc cất tủ mà thôi, không thể ngờ bà lại mang món quà con gái tặng ra để làm giẻ lau trong nhà.
Khóc xong thì tôi cũng tự dặn lòng rằng chuyện chẳng có gì đâu. Nếu không tự an ủi mình thế thì có lẽ tôi đã gục ngã từ trước khi trưởng thành và tự vén vén xây dựng cho mình gia đình riêng như ngày hôm nay rồi.
Nhưng có lẽ ông trời không lấy hết của ai cái gì. Mẹ chồng tôi hiện tại chính là chiếc phao cứu tinh về tinh thần của tôi khi chỉ là một cô bé mới lớn. Bà lại vừa mới vào phòng để bế cháu cho con dâu nghỉ ngơi, tôi cười rồi lên tiếng nhờ bà trông bé giúp một chút, thấy con dâu chịu nghe lời bà lại vui vẻ ra mặt. Thôi thì những chuyện buồn cứ gác sang một bên đi vậy!
Bỏ bằng đại học, tôi hối hận khi đi theo tiếng gọi của tình yêu
Nhiều lúc, tôi chạnh lòng nghĩ đến tấm bằng đại học đang nằm sâu nơi góc tủ. Có khi tôi nhớ đến bố mẹ, chắc họ vẫn nghĩ con gái mình đang sống vô cùng hạnh phúc.
Tốt nghiệp đại học, tôi đưa người yêu về quê gặp bố mẹ và xin phép cưới. Bố không nói gì nhiều, chỉ hỏi hai đứa đã nghĩ kỹ chưa. Cưới xin là chuyện cả đời, không được theo cảm tính rồi quyết định vội vàng.
Nhưng mẹ thì khác. Mẹ nói chuyện rất lâu, phân tích cho tôi hiểu, lấy chồng tức là mình sẽ phải làm vợ, làm mẹ, làm dâu, có nhiều lo toan mà tuổi trẻ không để tâm đến.
Mẹ bảo, nhà tôi sống ở quê đơn giản, người ta thành phố lại giàu sang, khó hòa nhập. Trong khi tôi vừa ra trường, còn chưa xin được việc làm, về làm dâu khác gì ăn bám, dễ bị coi thường.
Tôi gạt đi bởi mọi thứ tôi đều đã nghĩ đến. Anh hơn tuổi tôi, đã đi làm, nhà có điều kiện kinh tế nên việc chồng hỗ trợ vợ là bình thường. Khi thu xếp mọi việc ổn, tôi đi làm cũng không muộn.
Nếu không lấy anh ấy, tôi sẽ khó kiếm được ai yêu thương mình như thế. Nhà anh ấy cũng rất quý người, vui vẻ, dễ chịu.
Tôi một mực tin tưởng vào lựa chọn của mình. Bố mẹ nói gì, tôi cũng cho rằng, ông bà suy nghĩ quá nhiều.
Từ ngày có con, anh bắt đầu thay đổi, trốn tránh phụ vợ làm việc nhà và chăm con nhỏ (Ảnh: Freepik).
Giai đoạn đầu của hôn nhân đúng như tôi tưởng tượng. Vì tôi chăm chỉ, ngoan ngoãn nên được lòng bố mẹ chồng. Anh cũng rất chiều chuộng tôi. Nhưng thời gian hạnh phúc không kéo dài được bao lâu.
Từ ngày có con, anh bắt đầu thay đổi. Anh lấy lý do mẹ chưa từng bắt làm gì để trốn tránh phụ vợ việc nhà, chăm con nhỏ. Ngoài thời gian đi làm, cứ về đến nhà, anh lại ôm điện thoại chơi điện tử.
Khi tôi càu nhàu, anh giận dỗi, lấy lý do đi làm mệt còn bị vợ gây thêm áp lực, rồi bỏ đi chơi với bạn bè. Những lần anh đi thâu đêm diễn ra ngày càng nhiều. Anh bỏ mặc tôi tự lo toan mọi việc, thậm chí lương tháng cũng lâu lắm không đưa.
Mọi việc chợ búa tôi đều phải ngửa tay xin mẹ chồng. Mặc dù bà không phàn nàn, tôi vẫn thương cho phận mình. Hóa ra chồng tôi bản chất là người đàn ông trong hình hài đứa trẻ, được mẹ chăm chút từ bé nên ham chơi, lười làm, không có ý chí phấn đấu.
Bố mẹ muốn anh lấy vợ sớm với hy vọng sẽ tu chí làm ăn hơn. Vì vậy, từ ngày về làm dâu, mẹ chồng thường xuyên ngọt nhạt, khuyên tôi không cần vội đi làm.
Quả thật, tôi sống ở nhà chồng không phải lo kiếm tiền, nhưng vô cùng vất vả với những việc không tên. Từ lúc mở mắt ra đến lúc nhắm mắt lại là chăm con, dọn dẹp, chợ búa, cơm nước cho cả đại gia đình.
Tôi vất vả như vậy nhưng ai cũng nghĩ là chuyện đương nhiên, chẳng coi trọng hay công nhận. Nhiều lúc, tôi chạnh lòng nghĩ đến tấm bằng đại học đang nằm sâu nơi góc tủ. Có khi tôi nhớ đến bố mẹ mình, chắc họ vẫn nghĩ con gái đang sống vô cùng hạnh phúc.
Một hôm, con gái tôi bị sốt, cứ khóc mãi không nín. Chồng nói có mỗi việc ở nhà chăm con cũng không xong, trong khi anh đi làm đã đủ mệt mỏi.
Tôi chán nản thở dài: "Anh thấy em có được ngồi chơi lúc nào không? Em đang bận nấu cơm, con khóc thì dỗ con cho em. Nó là con của mình em à?".
Chỉ có thế mà anh tát tôi mạnh đến độ choáng váng đầu óc. Tôi ôm con ngồi khóc, muốn từ bỏ cuộc sống này nhưng không biết phải làm thế nào.
Tôi không có công việc, không có tiền tiết kiệm, không dám làm phiền bố mẹ vì thấy xấu hổ. Kết quả này bố mẹ đã cảnh báo từ trước nhưng tôi cố tình chuốc lấy, giờ không dám quay về làm gánh nặng cho bố mẹ.
Cảm thấy quá buồn chán, tôi xin phép bố mẹ chồng đưa con về nhà ngoại. Vừa vào đến cổng, nhìn thấy bố mẹ, tôi òa khóc. Bao ấm ức, tủi thân, tôi trút hết lên vai áo mẹ.
Mẹ nghe kể mà không kìm được nước mắt vì thương con. Bố xót con gái, ngồi chết lặng trên ghế, thốt lên: "Về đây, bố mẹ nuôi. Có bằng cấp, có sức khỏe không lo không sống được". Nghe vậy, cả mẹ và tôi đều bình tĩnh trở lại.
Giống như người đang lênh đênh trên biển chợt nhìn thấy bờ, tôi thấy lòng nhẹ nhõm và vững tâm hơn.
Tôi quyết định xin phép bố mẹ chồng. Tôi sẽ ly hôn với người chồng vô trách nhiệm để có cuộc sống xứng đáng hơn.
Chồng nghi ngờ tôi đem hết vàng cưới cho bố mẹ xây nhà mới Vừa nhìn thấy nhà mới của ông bà ngoại, chồng hỏi 1 câu mà tôi bức xúc vô cùng. Không ngờ anh ấy lại hẹp hòi với nhà vợ đến vậy. Trong khi gia đình tôi nghèo khó thì nhà chồng lại khá giả. Mỗi khi về thăm quê nhìn thấy ngôi nhà lụp xụp nhỏ nhất làng của bố mẹ mà tôi...