Vô tình đào đất, sở hữu cả kho vàng 2800 tuổi
Kho báu khủng với hơn 3.000 đồ trang sức được phát hiện nằm rải rác ở một bìa rừng hẻo lánh nằm ở phía Đông Kazakhstan.
Dù không biết có được thừa hưởng điều gì đó may mắn từ kho báu ấy không, nhưng người đàn ông vô danh đã giúp đoàn khảo cổ phát hiện được một trong những di tích kho báu vĩ đại nhất.
Khoảng 3.000 đồ trang sức bằng vàng và đáng giá trong một gò đất ở vùng núi Tarbagatai xa xôi.
Nhìn từ trên cao, khu vực khai quật giống như di tích của một cuộc xâm lấn từ ngoài hành tinh.
Kho báu “vô giá” nghi thuộc về các thành viên hoàng gia hoặc ưu tú của người Saka – bộ tộc từng sống ở khu vực Trung Á suốt 8 thế kỷ trước khi Chúa Jesu ra đời.
Trong số những vật phẩm được phát hiện có những bông tai hình chuông, vàng lá với đinh tán bên trên, những tấm bản, các dây chuyền đều bằng vàng và một vòng cổ gắn đá quý.
Video đang HOT
Những chuỗi hạt vàng gắn trên quần áo được thực hiện một cách tinh vi cho thấy kỹ năng làm đồ trang sức đã phát triển trong giai đoạn này.
Các nhà khảo cổ gọi kho tàng này là “độc nhất vô nhị”, vì nó tiết lộ sự khai mỏ, buôn bán, vàng và các kĩ thuật nấu chảy kim loại cổ đại, phát hiện này có thể mang tới một góc nhìn hoàn toàn mới về lịch sử Kazakhstan.
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy chủ nhân của kho báu này nằm cách vị trí của kho báu khoảng 200m. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đào được mộ của cặp đôi này.
Giáo sư Zainolla Samashev, phụ trách các cuộc khai quật cho biết: “Một số lượng lớn những phát hiện có giá trị trong gò chôn cất này khiến chúng tôi tin rằng một người đàn ông và một người phụ nữ đã được chôn ở đây. Họ có thể là những người trị vì hoặc những người thuộc tầng lớp tinh túy của xã hội Saka”.
Có khoảng 200 khu đất bí ẩn chôn cất trên cao nguyên Eleke Sazy – nơi những kho báu này được tìm thấy. Tuy nhiên, cũng nhiều kho báu đã bị cướp vào thời cổ đại.
Người Saka là một nhánh của người Sythia – nền văn minh du mục phức tạp ở khu vực Trung Á trải dài tới Siberia.
Họ nói một ngôn ngữ có liên quan mật thiết nhất với tiếng Ba Tư. Lần đầu tiên họ được ghi nhận vào thế kỉ 9 TCN như một trong những nhóm người Scythia từng cai trị Thảo nguyên Âu-Á hàng trăm năm.
Nhưng điều xảy ra với họ vẫn còn là một bí ẩn, vì các nhà sử học có rất ít thông tin về người Saka sau khoảng thời gian này, và các đồ tạo tác gần nhất được phát hiện chỉ trong thế kỉ 20.
Các nhà sử học cho biết, cao nguyên Eleke Sazy từng được các vị vua Saka xem là “thiên đường”, đó là lí do tại sao lại có nhiều nấm mồ ở đây đến vậy.
Những sự cố tình cờ sinh phát minh hữu ích
Đằng sau sức ảnh hưởng tới nhân loại của những phát minh, ít ai biết rằng tia X, lò vi sóng, thuốc penicilin lại vô tình được tìm ra.
Tia X (1895)
Phát minh ra tia X của nhà nghiên cứu Wihelm Conard Roentgen đã giúp ông có được giải thưởng Nobel Vật lý 1901, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y học. Nhưng ít ai biết rằng, phát minh này lại được ông phát hiện một cách tình cờ.
Nửa cuối năm 1895, khi bà Anna Bertha Roentgen, vợ của nhà nghiên cứu Wihelm Conard Roentgen thấy chồng bỏ nhiều tuần ngồi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của mình, bà đã tận tụy phục vụ người chồng, âm thầm mang từng bữa ăn cho ông khi chồng bỏ bữa để tránh ảnh hưởng tới quá trình ông nghiên cứu. Mỗi khi ông cần giúp một tay, bà đều sẵn sàng đáp lời. Thực tế, chính lần "giúp một tay" của bà đã giúp Wihelm tìm ra tia X.
Khám phá tia X của Rontgen xảy ra tại phòng thí nghiệm Đại học Wurzburg (Đức), khi ông tiến hành các nghiên cứu với một ống tia catot làm bằng thủy tinh, bên trong là chân không với hai điện cực. Mặc dù bọc ống bằng giấy đen cẩn thận, nhưng Rontgen tình cờ nhìn thấy màn huỳnh quang phủ hợp chất barium platinocyanide BaPt(CN) 4 đặt gần đó phát sáng khi ống tia catot được bật trong căn phòng tối. Ông thử rút phích điện ra khỏi ổ cắm thì ánh sáng ngay lập tức biến mất.
Rontgen suy đoán một loại tia bí ẩn nào đó đã làm sáng màn huỳnh quang. Ông cố gắng chặn các tia phát ra từ ống catot lần lượt bằng tấm bìa cứng, một cuốn sách dày 1.000 trang, một bảng gỗ dày hơn 2,5 cm nhưng đều không thành công. Do không rõ bản chất của tia này nên ông gọi nó là tia X (sau này còn được gọi là tia Rontgen).
Rontgen miệt mài làm việc trong phòng thí nghiệm để hiểu rõ hơn về loại tia mới. Ông phát hiện rằng tia X là sóng điện từ hoạt động tương tự như ánh sáng khả kiến (nằm trong vùng mà mắt có thể nhìn thấy) nhưng ở bước sóng ngắn hơn khoảng 1.000 lần.
Rontgen chia sẻ kết quả nghiên cứu với bà Bertha cũng như muốn bà giúp đỡ thực hiện một thí nghiệm tiếp theo. Ông thay thế màn huỳnh quang bằng giấy ảnh, sau đó để vợ giơ tay chắn đường truyền của tia X. Thật kỳ lạ, những đốt xương ngón tay của bà Bertha hiện lên rõ nét trên giấy ảnh, bao gồm cả chiếc nhẫn cưới đang đeo. Tia X từ đó được ra đời.
Bức ảnh chụp lại bàn tay vợ bằng tia X đã giúp Wihelm Conard Roentgen nhận giải thưởng Nobel Vật lý năm 1901. Ảnh: Science News.
Lò vi sóng (1945)
Năm 1945, khi kỹ sư người Mỹ Percy Spencer đang làm việc gần ống chân không năng lượng cao (magnetron) - một bộ phận tạo ra sóng cực ngắn (microwave) nằm bên trong radar, Spencer nhận thấy thanh kẹo bơ đậu phộng trong túi bắt đầu tan chảy. Điều này khiến ông rất ngạc nhiên và bằng bộ óc nhà khoa học, ông hiểu rằng, chính luồng sóng điện từ của cỗ máy đã làm tan chảy thanh kẹo.
Từ đó ông đi sâu nghiên cứu về magnetron, thí nghiệm vào một số phương pháp nấu ăn mới, ông được cấp bằng phát minh cho sáng chế này. Năm 1947, công ty Raytheon đã sử dụng phát minh của ông để sáng chế ra chiếc lò vi sóng đầu tiên trên thế giới. Ban đầu mỗi chiếc lò vi sóng có kich thước rất to lớn và nặng đến 340 kg. Sau hơn 20 năm cải tiến trên nguyên lý hoạt động mà Spencer tìm ra, chiếc lò vi sóng được cải tiến, nhỏ gọn và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Percy Spencer, cha đẻ của chiếc lò vi sóng. Ảnh: Mass Moment.
Thuốc Penicillin (1928)
Nhà khoa học người Anh Alexander Fleming trong một lần khi đang làm thí nghiệm với vi khuẩn, do cảm lạnh nên đã vô tình làm rơi giọt nước mũi lên đĩa cấy vi khuẩn. Vì quá mệt nên ông bỏ đi ngủ. Tính không cẩn thận, ông quên mất một đĩa thí nghiệm bẩn trong bồn rửa. Khi trở lại, cầm chiếc đĩa lên, ông quan sát thấy vi khuẩn phát triển trên đĩa, ngoại trừ một khu vực mà nấm mốc được hình thành. Ông chợt nghĩ, có gì đó đã giết chết khuẩn cầu chùm và tiến hành thử nghiệm nhiều lần trên chỗ nấm mốc đó.
Kết quả cho thấy, chất trong nấm mốc này có thể ngăn chặn một số vi khuẩn nguy hiểm nhất, không cho chúng phát triển. Ngay cả khi được pha rất loãng, chất dịch vẫn làm chết các vi khuẩn độc. Nó lại không gây hại cho cơ thể. Khi chất dịch được tiêm vào cơ thể chuột và thỏ thí nghiệm, chúng vẫn không có những biểu hiện bệnh lý. Một nhà khoa học về các loại nấm mốc cho Fleming biết loại mốc ông tìm thấy thuộc nhóm penicilium. Vì vậy, ông sử dụng tên "penicilin" cho chất giết vi khuẩn này, và loại thuốc penicilin từ cơ sở đó đã được bào chế.
Giống lai kỳ quái của hai loài cá có nguy cơ tuyệt chủng Các nhà khoa học ở Hungary đã vô tình lai tạo hai loài cá có nguy cơ tuyệt chủng thành một giống cá mới khi họ đặt tinh trùng từ một con cá mái chèo Mỹ gần trứng từ một con cá tầm Nga trong phòng thí nghiệm. Hai con cá được lai tạo từ tinh trùng cá mái chèo Mỹ và trứng...