Vợ tị nạnh chồng cả việc mắc màn
Với lí do “nam nữ bình đẳng”, Hà – vợ Nam không chỉ yêu cầu chồng “cưa đôi” việc nhà, mà ngay cả việc mắc màn đi ngủ cô cũng đòi chia phiên…
Từ hồi còn yêu nhau, Hà luôn nói với Nam rằng, sau này lấy nhau, anh với em phải bình đẳng, không có chuyện em phải làm hết việc nhà, còn anh ngồi chơi đâu. Em biết, từ nhỏ tới giờ mọi việc mẹ anh đều lo toan hết, nhưng lấy vợ rồi, anh phải khác… Nam thấy đó là điều đương nhiên, bây giờ là thời đại nào rồi chứ, vợ chồng đều đi làm, không có lý do gì mà về nhà vợ phải làm quần quật, còn chồng lại ngồi chơi xơi nước. Với lại, nhiều anh bạn của anh cũng vui vẻ giúp vợ làm việc nhà đó thôi. Vậy nên, anh nói với cô rằng, việc nhà chứ gì, chuyện nhỏ!
Thế nhưng, Nam không ngờ, tư tưởng bình quyền của Hà lại mạnh mẽ đến thế. Lấy nhau về, nếu Hà nấu cơm thì Nam nhất định phải rửa bát, cô giặt áo quần thì anh phải lau nhà… Thậm chí, ngay đến việc mắc màn cô cũng nạnh: Tối nay em mắc màn thì sáng mai anh phải gấp, mỗi người một việc. Đến nước này thì Nam cũng phải bó tay với vợ, nhưng dù sao cũng là vợ chồng mới cưới, mà gấp chăn màn cũng không mất đi lạng thịt nào…
Thế nhưng, Nam không ngờ, tư tưởng bình quyền của Hà lại mạnh mẽ đến thế. Lấy nhau về, nếu Hà nấu cơm thì Nam nhất định phải rửa bát, cô giặt áo quần thì anh phải lau nhà…(ảnh minh họa)
Thế nhưng, chỉ có hai vợ chồng với nhau thì không sao, đằng này, trong những khi có khách, Hà cũng không chừa cho Nam chút mặt mũi. Có hôm, mấy cặp vợ chồng đồng nghiệp của Nam đến tụ tập, ăn uống ở nhà anh, khi tan tiệc, mấy chị vợ muốn vào rửa bát thì Hà oang oang: Mấy chị cứ ngồi nghỉ ngơi, uống nước đi. Tí ông xã nhà em làm một loáng là xong ấy mà, hôm nay chị em mình nấu ăn rồi, anh ấy sẽ rửa bát. Ở nhà em toàn thế… Thấy mọi người nhìn mình với ánh mắt vừa hâm mộ, vừa thông cảm, Nam chả biết dấu mặt vào đâu, đành cười chữa cháy: Vợ em nói đúng đấy, mọi người cứ ngồi chơi, bát đũa lát nữa vợ chồng em rửa tí là xong ngay, ai lại bắt khách rửa bát chứ…
Video đang HOT
Không chỉ có vậy, Hà thường xuyên tỏ ra cho mọi người xung quanh biết trong gia đình mình, Nam thường xuyên phải làm việc nhà cùng cô. Hà luôn lấy đó làm tự hào, thể hiện với mọi người mình mà không biết rằng, cô vô ý đã làm mất thể diện của chồng trước mặt mọi người.
Giờ đây, từ hàng xóm đến bạn bè, đồng nghiệp, đầu biết đến sự chăm chỉ của Nam. Anh thường xuyên được mọi người khen là người đàn ông mẫu mực. Không biết mọi người thật lòng hay là chế giễu, nhưng Nam không hề vui. Có lẽ, chả có người đàn ông nào vui khi được khen là “người đàn ông của việc nhà” cả…
Dù Nam đã nhắc nhở vợ rất nhiều lần, nhưng Hà vẫn cứ giữ nguyên lập trường của mình. Thậm chí, khi mẹ anh lên chơi, nấu ăn xong cô vẫn ngang nhiên ngồi xỉa răng, xem ti vi, bắt anh rửa bát. Mẹ anh thấy ngứa mắt, nói thì cô bảo: Con với anh ấy đã thống nhất rồi, mẹ đừng làm hư chồng con.
Mới kết hôn được gần một năm, mà Nam đã thấy thật đau đầu. Cứ thế này thì không ổn, nhưng anh lại chưa nghĩ ra biện pháp gì để đả thông tư tưởng của vợ… (ảnh minh họa)
Mẹ anh là người phụ nữ của gia đình, ở nhà, bà luôn lo lắng mọi việc cho bố con anh, chưa bao giờ bắt anh làm việc nhà. Giặt giũ, rửa chén thì đã có em gái nên giờ thấy Nam hì hục với lau nhà, rửa bát, mẹ anh xót lắm: Tôi nuôi anh gần 30 năm, chưa khi nào thấy anh khổ thế này. Nghe vậy, anh chỉ biết an ủi: Cô ấy đi làm cũng vất vả mà mẹ, chúng con phải đỡ đần nhau thì gia đình mới êm ấm được.
Thực ra, Nam thấy làm việc nhà cũng không có gì vất vả. Anh chỉ muốn vợ hiểu và thông cảm cho mình. Trước người nhà anh, hay bạn bè, cô nên để cho anh chút mặt mũi. Đã nhiều lần hai vợ chồng cãi nhau vì việc này, lúc nào Hà cũng chốt lại một câu: Làm việc nhà anh thấy xấu hổ lắm à, hay sao mà phải dấu dấu diếm diếm. Lúc trước anh nói hùng hồn lắm cơ mà, nào là chuyện nhỏ, nào là giúp đỡ vợ là bổn phận, trách nhiệm của chồng… Tất cả chỉ là khoác loác.
Mới kết hôn được gần một năm, mà Nam đã thấy thật đau đầu. Cứ thế này thì không ổn, nhưng anh lại chưa nghĩ ra biện pháp gì để đả thông tư tưởng của vợ…
Theo VNE
Bình đẳng "tích cực"
Giữa vợ và chồng, bình đẳng tới đâu mới hạnh phúc?
Vợ chồng người hàng xóm của tôi cãi nhau như cơm bữa. Chị vợ ở nhà đưa đón con đi học, quán xuyến nhà cửa, rảnh thì sang hàng xóm "tám" chuyện giải khuây.
Anh chồng là "thợ đụng", lanh lợi, làm hết việc này việc nọ, nhưng có tính gia trưởng, thỉnh thoảng rượu vào lời ra, vợ con là những người gần gũi nên thường "chịu trận". Thấy gia cảnh khó khăn của chị, tôi rủ chị cùng đi sinh hoạt Hội phụ nữ, để chị em có dịp gặp gỡ, chia sẻ, được nghe nhiều ý kiến đóng góp, mở mang tầm nhìn. Làm hội viên, chị còn được ưu tiên vay vốn để mở tiệm tạp hóa nho nhỏ tại nhà, như mong ước của chị.
Những dịp sinh hoạt Hội, chị không ngại đóng cửa tiệm, còn mạnh dạn cầm micro ca mấy bài tân cổ trước khi khai mạc chương trình. Tôi mừng khi thấy chị tìm được một địa chỉ sinh hoạt tin cậy, ý nghĩa.
Bình đẳng vợ chồng chỉ nên là một giấc mơ tương đối (Ảnh minh họa)
Tuy vậy, chồng chị tỏ vẻ không vui. Chuyện sinh hoạt Hội với anh là vô bổ, thậm chí anh thẳng thừng tổng kết: "Từ ngày vợ tham gia đoàn thể, lời nói cô ấy... bén ra, hay cãi chồng, xem chồng nhẹ tựa lông hồng". Bằng chứng mới nhất là khi hai người cãi nhau, chị bảo: "Bây giờ nam nữ bình đẳng, ai cũng có vai trò, vị trí ngang nhau, quan trọng là biết tôn trọng nhau, góp ý để cùng nhau tiến bộ, chứ tôi không thể làm cái bóng để anh muốn điều khiển thế nào cũng được". Bị tổn thương khi vợ không còn phục tùng mình như trước, rượu vào, anh đuổi ba mẹ con ra khỏi nhà. Chị lại đến gõ cửa nhà chị hội trưởng, lại được hòa giải, làm lành.
Đành rằng, xã hội bây giờ nam nữ bình đẳng, vợ chồng phải tôn trọng nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, cùng thụ hưởng hạnh phúc nhưng những lời nói và hành động của chị chưa thuyết phục chồng, thậm chí như một sự thách đố. Dù bây giờ chị làm ra tiền nhiều hơn chồng, dù quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn khó thoát khỏi suy nghĩ của những người chồng vốn có tính gia trưởng, nhưng không vì thế mà vợ chồng "qua mặt" nhau.Chị vẫn đi sinh hoạt đều đặn, dù biết chồng không thích. Về phần mình, anh cũng không có cớ gì để ngăn cản việc sinh hoạt lành mạnh của chị. Hơn nữa, mỗi năm số ngày sinh hoạt Hội cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự việc cũng không đến nỗi tệ, nếu thời gian gần đây chị không bê trễ việc nhà. Anh góp ý, chị càng lấn tới, bằng những lý lẽ thiếu thuyết phục về đấu tranh đòi bình đẳng với chồng. Chuyện gia đình, chị luôn chia sẻ với tôi. Chị bảo, xưa nay chị bị chồng chèn ép, làm gì cũng phải thông qua ý kiến chồng, chị không thể suốt đời sống kiếp tầm gửi để chồng xem thường. Nghĩ thế, chị đi đâu, làm gì, chồng cũng không hay biết, nên mâu thuẫn ngày càng trầm trọng. Về vấn đề này, tôi và chị luôn bất đồng quan điểm.
Theo tôi, dù bình đẳng tới đâu, trong nhiều trường hợp, phụ nữ cũng nên tỏ ra "dưới cơ" chồng, bởi nhường nhịn chồng chẳng có gì là xấu hổ. Vợ/chồng (thường là người vợ) nếu muốn đòi bình đẳng, phải nhẹ nhàng góp ý và hành động sao cho đối phương tâm phục khẩu phục để tạo sự bình đẳng đúng nghĩa, tích cực. Trong đời sống vợ chồng, không phải mọi thứ đều nhất nhất phải bình đẳng, vì xưa nay đàn ông hay đàn bà, dù không phân chia "lãnh địa", nhưng ai cũng ngầm hiểu về vai trò, vị trí của nhau trong gia đình. Tất nhiên, chẳng có gì là tuyệt đối, quan trọng là bình đẳng trên cơ sở tôn trọng nhau, cùng có trách nhiệm với nhau, mới là sự bình đẳng đúng nghĩa.
Theo Eva
Mỗi tháng vợ đưa tôi 2 triệu tiêu vặt Vợ giỏi lẽ ra chồng nên tự hào, tại sao lại vì chuyện này mà tự ti, tự hành hạ bản thân khiến mình rơi vào bế tắc? Lấy vợ, ai cũng bảo tôi tốt số vì vợ vừa xinh đẹp lại có công việc tốt. Tôi hiểu họ chê bai tôi chứ không hẳn đó là lời khen, vì chồng mà thua...