Vợ Thủ tướng Singapore đăng tranh biếm họa về Trump
Hà Tinh, vợ của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, gây tranh cãi khi chia sẻ tranh biếm họa so sánh cách phản ứng của Trump với biểu tình tại Mỹ và Hong Kong.
Bà Hà ngày 1/6 đăng trên Facebook tranh biếm họa của họa sĩ Singapore Heng Kim Song. Tranh này thể hiện Trump bình luận hành vi người biểu tình Hong Kong đập vỡ cửa sổ cửa hàng là “dân chủ”, trong khi gọi những người biểu tình làm điều tương tự ở Minnesota là “côn đồ”.
Hà Tinh tại Singapore năm 2017. Ảnh: AFP.
Tờ Global Times thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 2/6 đưa tin về bài đăng của bà Hà, nhấn mạnh cách phản ứng khác biệt của quan chức Mỹ trước hai phong trào biểu tình. Nhiều người dùng mạng Trung Quốc ca ngợi vợ Thủ tướng Singapore.
Trong khi đó, cổng thông tin Hong Kong Winandmac Media viết trên Twitter rằng bà Hà “không hiểu bản chất” các cuộc biểu tình của thành phố và thật “đáng hổ thẹn khi so sánh Hong Kong với Mỹ”.
Video đang HOT
Hà Tinh, tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư của chính phủ Singapore Temasek Holdings, là một trong những người được theo dõi nhiều nhất trên mạng xã hội ở Singapore. Bà đăng bài trên trang Facebook gần như mỗi ngày, chủ yếu là đường dẫn đến các bài báo và đôi khi bình luận về các sự kiện.
Tranh biếm họa bà Hà Tinh đăng trên Facebook. Ảnh: Facebook.
Trong một loạt tweet cuối tuần qua, Trump gọi đám đông biểu tình vì George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis, là “những kẻ côn đồ”, cáo buộc “các nhóm có tổ chức” đứng sau tình trạng bạo lực, đổ lỗi cho truyền thông kích động bất ổn. Ông huy động hàng nghìn Vệ binh Quốc gia đảm bảo an ninh ở thủ đô Washington, đồng thời đe dọa sẽ kích hoạt Đạo luật Chống Nổi loạn, triển khai quân đội tới các bang để trấn áp các hành vi biểu tình bạo lực.
Năm ngoái, Hong Kong cũng trải qua nhiều tháng biểu tình, ban đầu vì dự luật dẫn độ, sau đó người biểu tình đòi thêm các yêu sách khác, bao gồm tăng quyền dân chủ, điều tra việc cảnh sát dùng vũ lực, nhưng không được chính quyền đặc khu chấp thuận. Thay vào đó, chính quyền Hong Kong tập trung lên án những hành vi bạo lực cá nhân và phá hoại tài sản. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ khi đó cho rằng các vụ bạo lực hoặc vi phạm pháp luật lẻ tẻ không làm suy yếu những yêu cầu cốt lõi hoặc tính chính đáng của biểu tình Hong Kong.
Tình hình Hong Kong căng thẳng trở lại sau khi Bắc Kinh công bố về luật an ninh mới, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài tại đặc khu, đồng thời cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở ở Hong Kong. Washington chỉ trích dữ dội dự luật này và tuyên bố tước trạng thái đặc biệt của Hong Kong, bởi cho rằng thành phố không còn đủ mức độ tự trị.
Giới chức Trung Quốc vài ngày qua mỉa mai Mỹ “đạo đức giả”, lãnh đạo Hong Kong chỉ trích Mỹ “tiêu chuẩn kép”. Theo bình luận viên James Griffiths của CNN, Washington không còn xa lạ gì với những cáo buộc “đạo đức giả”, đặc biệt liên quan đến việc ủng hộ những phong trào dân chủ ở nước ngoài, trong khi chính họ chưa giải quyết được các vấn đề về dân quyền trong nước, như phân biệt chủng tộc và cảnh sát lạm quyền.
Thủ tướng Singapore chúc mừng Việt Nam kiểm soát được Covid-19
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gửi lời chúc tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về cách xử lý Covid-19 quyết đoán của Việt Nam.
"Trong cuộc nói chuyện chiều nay, tôi đã chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về cách xử lý quyết đoán đại dịch Covid-19 của Việt Nam. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới ông Phúc khi Việt Nam đã hào phóng tặng khẩu trang và kit xét nghiệm cho Singapore", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đăng trên Facebook cá nhân hôm nay.
Ông Lý cho biết ông và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý rằng hai nước cần tiếp tục tăng cường hợp tác, mở cửa thị trường và kết nối chuỗi cung ứng khi đang đương đầu với đại dịch toàn cầu.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34 ở Bangkok, Thái Lan, tháng 6/2019. Ảnh: Facebook/ Lee Hsien Loong.
"Rất vui vì chúng tôi đang tăng cường hợp tác thương mại nông nghiệp để cung cấp gạo và các thực phẩm khác. Chúng tôi cũng sẽ tìm cách từng bước mở lại biên giới phục vụ nhu cầu di chuyển thiết yếu một cách an toàn vào lúc thích hợp", Thủ tướng Singapore cho biết thêm.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Singapore dự kiến sẽ nhập khẩu gạo Việt Nam "ổn định và lâu dài".
Ông Lý Hiển Long cũng khẳng định Singapore sẽ tiếp tục ủng hộ vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. "Tôi mong mối quan hệ tuyệt vời của chúng tôi trở nên sâu sắc hơn nữa", Thủ tướng Singapore nói thêm.
Singapore là quốc gia bị Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất Đông Nam Á, với hơn 33.800 ca nhiễm và hơn 20 người chết. Trong giai đoạn đầu bùng phát Covid-19 hồi tháng 3, Singapore được ngợi ca như "hình mẫu chống dịch" khi có thể kiểm soát dịch hiệu quả mà không cần áp các biện pháp phong toả nghiêm ngặt như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau, các ổ dịch ở ký túc xá của lao động nhập cư khiến Singapore phải hứng chịu đợt bùng phát dịch thứ hai.
Việt Nam hiện ghi nhận 327 ca nhiễm, chủ yếu là người trở về từ nước ngoài, và đã bước sang ngày thứ 42 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
35.000 người nhiễm nCoV ở Đông Nam Á Đông Nam Á ghi nhận 35.000 ca nhiễm, trong đó 1.271 người tử vong, Singapore tiếp tục là vùng dịch lớn nhất khu vực. Singapore hôm nay báo cáo thêm 1.037 ca nhiễm nCoV, gồm 21 công dân và thường trú nhân, còn lại là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Singapore hiện ghi nhận tổng cộng 11.178 ca...